226-2019 - page 3

3
Thời sự -
Thứ Tư 2-10-2019
VIỆTHOA
T
heonghị quyết củaHĐND
TP.HCM, dự toán kế
hoạch đầu tư công năm
2019 là gần 34.000 tỉ đồng.
Tuy nhiên, đến cuối tháng
9-2019 TP mới giải ngân
được hơn 12.200 tỉ đồng
(36,18%).
Thông tin được công bố tại
hội nghị giao ban chuyên đề
giữa Thường trực Thành ủy,
Thường trực UBND TP với
các thường trực quận/huyện
ủy và thường trực UBND các
quận/huyện ngày 1-10.
Chín tháng, chỉ giải
ngân hơn 18%
TheobáocáocủaUBNDTP,
hiện các nguồn vốn từ ngân
sách trung ương bổ sung và
vốn ODA cấp phát từ ngân
sách trung ương để thực hiện
gần 6.000 tỉ đồng. Theo báo
cáo của UBND TP, chỉ có 18
quận/huyện đạt tỉ lệ giải ngân
trên 50%, 10 đơn vị giải ngân
mạnh đến cuối năm 2019 TP
phải giải ngân trên 90%.
Liên quan đến các quận/
huyện giải ngân chậm dưới
50%, chủ tịch UBND TP
cũng giao Sở KH&ĐT tham
mưu TP kiểm điểm. Đồng
thời không xem xét thi đua
và không trả thu nhập tăng
thêm với người đứng đầu các
đơn vị này.
Ông Phong cho rằng có
những dự án đang khát vốn,
trong khi đó có những dự án
lại đang dư vốn. Tồn tại này
cần phải khắc phục trong năm
2020. “Các quận/huyện có
dự án không giải ngân theo
chỉ đạo thì sẽ điều chuyển
kế hoạch vốn hoặc giao cho
các đơn vị khác. TP cũng sẽ
không ghi vốn cho đầu tư công
năm 2020 cho các đơn vị giải
ngân chậm dưới 50%” - ông
Phong nói.
Chủ tịch UBND TP cũng
cho hay tới đây, để tránh tình
trạng nêu trên, TP sẽ giao
vốn theo dự án chứ không
giao khoán thành một cục
như hiện nay. Ngoài ra, để
nâng cao hiệu quả sử dụng
vốn đầu tư công, TP cũng
đã đề ra hàng loạt giải pháp.
Cụ thể như thường xuyên rà
soát tiến độ, phương án điều
chỉnh vốn giữa các dự án, đẩy
nhanh tiến độ bồi thường giải
phóng mặt bằng, tăng cường
phân cấp trong đầu tư công…•
Bí thư Thành ủy Nguyễn ThiệnNhân tại hội nghị. Ảnh: VH
TP.HCM: Sẽ chuyển vốn nếu
cấp huyện giải ngân thấp
Sẽ không tính thi đua để trả thu nhập tăng thêm cho người đứng đầu đơn vị có tỉ lệ giải ngân dưới 50%.
các dự án: BV Nhi đồng, Cơ
sở 2 BVUng bướu, dự án bờ
tả sông Sài Gòn (đoạn còn lại),
dự án xây dựng tuyến metro
số 1… được giải ngân hết
hoặc có tiến độ giải ngân tốt.
Tuy nhiên, dự án đầu tư
xây dựng tuyến metro số 2 và
dự án giao thông đô thị bền
vững cho tuyến metro số 2
hiện chưa được giải ngân vì
đang điều chỉnh tổngmức đầu
tư. Trong thời gian đó, TP đã
phải kiến nghị Bộ KH&ĐT
giảm kế hoạch vốn bố trí cho
dự án này 56 tỉ đồng để bố trí
cho các dự án khác.
Riêng các dự án có nguồn
vốn từ ngân sách TP hơn
31.000 tỉ đồng thì đến nay
mới chỉ giải ngân hơn 10.300
tỉ đồng (chiếm33,44%). Trong
đó, khối quận/huyện được
giao hơn 15.000 tỉ đồng thì
nay mới chỉ giải ngân được
dưới 50%. Trong đó, ba quận
“đội sổ” gồm quận 1 và quận
10 (18,6%), quận Phú Nhuận
(21,2%)…
Giải trình về việc này, bà
NguyễnThị ÁnhNguyệt, Chủ
tịch UBND quận Phú Nhuận,
cho biết: Quận có 13 dự án
với nguồn vốn được ghi trong
năm2019 là 83 tỉ đồng nhưng
đến nay mới chỉ giải ngân
được 17 tỉ đồng. “Quận xin
nhận thiếu sót và cam kết đến
cuối năm 2019 sẽ đạt tỉ lệ giải
ngân 95%” - bà Nguyệt nói.
Sẽ điều chuyển vốn
sang dự án khác nếu
giải ngân chậm
Về việc chậm giải ngân các
dự án trọng điểm, đặc biệt là
tuyến metro số 1, số 2, Chủ
tịchUBNDTPNguyễnThành
PhonggiaoSởKH&ĐTrà soát
và kiến nghị trung ương tháo
gỡ để giải quyết vướng mắc
liên quan. Ông Phong nhấn
Sở KH&ĐT tham
mưu TP.HCM kiểm
điểm các quận,
huyện giải ngân
chậm dưới 50%,
đồng thời không
xem xét thi đua và
không trả thu nhập
tăng thêm với người
đứng đầu các đơn
vị này.
490
dựánmàcácquận/huyệnđang
đề xuấtTPduyệt giáđất để tính
bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
Đến thời điểmnày,TP đã duyệt
259 dự án, chiếm 52,8%.
Tiêu điểm
Tại hội nghị, khi bàn về tình hình, kết quả
thực hiện công tác xác định hệ số điều chỉnh
giá đất để tính bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
của các dự án, cho thấy tiến độ xác định hệ
số điều chỉnh giá đất ở các quận/huyện đang
có sự chênh lệch.
Theo quy trình bình thường, đường đi của
một hồ sơduyệt hệ sốđiều chỉnhgiá đất gồm
sáu bước và tổng thời gian xử lý hồ sơ của
một dự án hết 203 ngày.
Tuy nhiên, thực tế có một số quận/huyện
có thời gian thực hiện nhanh hơn quy trình
này, trong khi có nhiều quận thời gian xử lý
hồ sơ kéo dài lên nhiều lần.
Lý giải, Giám đốc Sở TN&MT Nguyễn Toàn
Thắng cho biết để xác định hệ số điều chỉnh
giá đất, sở đã thammưuTP chỉ duyệt giámột
lần với thời gian 180 ngày. Sau đó rút ngắn
xuống còn tối đa 90 ngày.
Về việc một số quận khác có thời gian
thực hiện hồ sơ dài là dự án chưa được ghi
vốn đã thực hiện chứng thư thẩm định giá.
Đến khi có giá rồi thì chứng thư đã hết hạn,
buộc phải quay lại từ đầu khiến thời gian
xử lý kéo dài.
Ông Thắng đề xuất: Để rút ngắn thời gian
xác định hệ số điều chỉnh giá đất để tính bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư thì TP cần phân
cấp cho các quận/huyện được duyệt các dự
án nhóm C sau khi đã được Hội đồng thẩm
định TP thẩm tra các bước đầy đủ.
Ông cũng cho hay hiện việc xác định giá
đất còn nhiều bất cập vàTP đang trình Chính
phủ xin tháo gỡ.
Vềviệcnày, ôngNguyễnThànhPhongcũng
cho rằngTPđã xin trungương thí điểmcơ chế
rút ngắn thời gianbồi thườnggiải phóngmặt
bằng xuống còn 90 ngày. Thủ tướng cũng đã
ghi nhận các đề xuất của TP.HCM nhưng đến
giờ vẫn chưa có phản hồi chính thức.
Đề xuất rút ngắn thời gian làm thủ tục đầu tư dự án
BộTN&MTkhuyến cáo về ônhiễmkhôngkhí
Chất lượng không khí tại TP.HCM trong tháng 9 cũng diễn biến xấu.
Tổng cục Môi trường (Bộ TN&MT) vừa có thông cáo
về chất lượng không khí tại Hà Nội và TP.HCM.
Theo đó, Tổng cục Môi trường cho biết từ ngày 12 đến
29-9, chất lượng không khí tại Hà Nội liên tục có những
ngày nồng độ bụi PM 2.5 vượt ngưỡng cho phép của quy
chuẩn Việt Nam. Đặc biệt, trong các ngày từ 25 đến 29-9,
11 trạm quan trắc đều xác định bụi PM 2.5 trung bình 24
giờ vượt quy chuẩn.
Kết quả tính chỉ số AQI (chỉ số chất lượng không
khí trung bình một ngày) tại các trạm luôn ở mức kém
(AQI > 100).
“Nhận định sơ bộ, nguyên nhân bụi PM 2.5 tăng cao do
đây là thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi, khối không
khí lạnh khuếch tán xuống nước ta tạo nên dãy hội tụ nhiệt
đới kết hợp với không khí lạnh gây hiện tượng nghịch
nhiệt làm gia tăng nồng độ các chất ô nhiễm trong không
khí. Đặc biệt, vào thời gian sáng sớm là khoảng thời gian
gió lặng nên khả năng phát tán chất ô nhiễm thấp. Khi có
ánh sáng mặt trời đốt nóng lớp không khí gần mặt đất,
không còn hiện tượng nghịch nhiệt, bụi PM 2.5 được phát
tán, chất lượng không khí được cải thiện hơn” - Tổng cục
Môi trường nhận định.
Bên cạnh đó, hoạt động đốt rơm rạ khu vực ngoại thành
góp phần làm gia tăng nồng độ bụi PM 2.5 trong không khí.
Ngoài ra, theo dõi về lượng mưa trong tháng 9 các năm từ
2013 đến 2019 cho thấy năm 2019 có lượng mưa thấp nhất,
liên tiếp trong nhiều ngày từ 21 đến 30-9, toàn bộ khu vực
Hà Nội không mưa. Đây cũng có thể là một trong những
nguyên nhân làm bụi tăng đột biến trong không khí.
Về chất lượng không khí tại TP.HCM, Tổng cục Môi
trường cho hay tháng 9 cũng là thời điểm giao mùa, điều
kiện thời tiết bất lợi dẫn đến hiện tượng nghịch nhiệt làm
giảm khả năng hòa trộn và phát tán các chất ô nhiễm trong
không khí, cũng như làm xuất hiện hiện tượng sương mù
quang hóa. Chất lượng không khí cũng có những diễn
biến theo chiều hướng xấu.
Theo đó, Tổng cục Môi trường khuyến nghị trong
khoảng thời gian này và những ngày tiếp theo, người dân,
đặc biệt là trẻ em, người lớn tuổi, phụ nữ mang thai, người
mắc các bệnh hô hấp hạn chế ra ngoài, hạn chế tham gia
giao thông và các hoạt động ngoài trời. “Nếu có nhu cầu
ra ngoài thì nên đeo khẩu trang và kính mắt” - Tổng cục
Môi trường khuyến cáo.
TRỌNG PHÚ
Chiều 1-10, tại cuộc giaobanbáo chí thường kỳ củaThành
ủy Hà Nội, UBND TP Hà Nội đã thông tin về thực trạng ô
nhiễm không khí trên địa bàn những ngày qua.
Theo UBNDTP Hà Nội, cơ quan chức năng đã thống kê 12
nguồn phát thải chính gây ô nhiễm cho không khí tại địa
phương. Trong đó có: Khí thải của phương tiện giao thông;
tình trạng đun bếp củi, bếp tháp tổ ong; bụi từ hoạt động
xây dựng; bụi từ thu gom rác thải, khói bụi sản xuất… Hà
Nội đã và đang triển khai nhiều giải pháp để hạn chế ô
nhiễm không khí.
Liên quan đến xử lý hiện trường vụ cháy Rạng Đông, đại
diện SởTN&MTTPHà Nội cho biết đến nay các cơ quan chức
năng đã thu gomhơn 800 tấn tro bụi cháy và trên 1.000 tấn
phế thải xây dựng, sắt thép.
Hiện Bộ tư lệnh Hóa học đã triển khai tẩy độc khu vựcmột
có diện tích 2.500m
2
, sẽ hoàn thành tẩy độc khu vực còn lại
trước ngày 8-10. Số chất thải thu gom được xử lý nghiêm
ngặt theo quy trình xử lý chất thải nguy hại và được chôn
lấp theo quy định tại bãi rác Nam Sơn…
1,2 4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,...20
Powered by FlippingBook