226-2019 - page 9

9
Tiêu điểm
BộGTVTsẽ xinbố trí
vốnxâydựngnhiều
tuyếnđườngphíanam
Văn phòng Chính phủ vừa hoàn thành dự thảo báo cáo
kết quả giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri tại kỳ họp
thứ 7, Quốc hội khóa XIV. Liên quan đến đầu tư phát
triển kết cấu hạ tầng giao thông, Bộ GTVT cho biết đang
lập đề án kết nối mạng giao thông các tỉnh ĐBSCL, đề án
kết nối giao thông các tỉnh vùng duyên hải miền Trung
và Tây Nguyên.
Trên cơ sở tiếp thu ý kiến góp ý của các tỉnh, thành
phố, Bộ đang xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn,
trong đó có dự kiến đưa một số tuyến quốc lộ (QL) được
cử tri kiến nghị vào danh mục đầu tư giai đoạn 2021-
2025 để trình Chính phủ, Quốc hội bố trí vốn triển khai
thực hiện.
Cụ thể, QL27 từ Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk qua Lâm
Đồng đến Phan Rang, Ninh Thuận (khoảng 103 km);
QL62 đoạn từ nút giao với QL1 đến cửa khẩu Bình Hiệp;
tuyến N2 các đoạn Chơn Thành - Đức Hòa, đoạn Đức
Hòa - MỹAn và đoạn MỹAn - Cao Lãnh để nối thông
tuyến N2 từ các tỉnh Tây Nguyên đến Kiên Giang.
Bên cạnh đó, Bộ cũng đề xuất bố trí vốn triển khai
45 km còn lại đoạn qua huyện HàmTân (Bình Thuận);
tuyến cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng; tuyến N1
qua các tỉnh LongAn, Đồng Tháp, An Giang; QL91 đoạn
Km0 - Km7 trên địa bàn TP Cần Thơ; tuyến QL61B qua
địa phận tỉnh Sóc Trăng...
VIẾT LONG
Đề xuất năm giải pháp để “dẹp”
tiêu cực thu phí đỗ xe lòng đường
Nhằm chấn chỉnh công tác thu phí sử dụng lòng
đường theo Nghị quyết số 01/2018 của HĐND TP,
Sở GTVT vừa có đề nghị sau:
Thứ nhất, Sở đề nghị Viettel TP.HCM, Chi nhánh Tập
đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội khẩn trương
rà soát, vận hành hệ thống camera giám sát, ghi nhận
và tổng hợp các dữ liệu liên quan đến mọi hoạt động tổ
chức thu phí sử dụng tạm thời lòng đường để đỗ ô tô.
Thứ hai, Sở đề nghị Công ty TNHH MTV Dịch vụ
công ích Thanh niên xung phong rà soát nội dung phản
ánh của các cơ quan báo, đài và có biện pháp chấn
chỉnh, xử lý các cá nhân, tổ chức cố ý làm sai. Đối với
các tuyến đường không thể tổ chức thu phí do các tổ
chức, cá nhân tại khu vực có lời nói, hành vi cản trở,
xâm hại tài sản, tính mạng, đề nghị công ty ghi nhận,
tổng hợp, báo cáo. Sau đó công ty thực hiện ký hợp
đồng với đơn vị cung cấp dịch vụ mạng viễn thông qua
đầu số 1008.
Thứ ba, Sở đề nghị Công an TP, UBND quận 1, quận
5, quận 10 rà soát, xử lý theo quy định các đối tượng có
hành vi xâm hại, đe dọa tính mạng, tài sản của người đỗ
xe tại những vị trí Nhà nước cho phép. Tăng cường tuần
tra, xử lý các trường hợp vi phạm, phản hồi cho cơ quan
báo, đài biết để hỗ trợ thông tin.
Thứ tư, yêu cầu Thanh tra Sở GTVT tăng cường
kiểm tra, xử lý theo chức năng các hành vi vi phạm trên
đường bộ đang khai thác thu phí sử dụng tạm thời lòng
đường để đỗ ô tô và các tuyến lân cận.
Cuối cùng, Sở GTVT giao Trung tâm Quản lý hạ tầng
giao thông đường bộ tiếp tục rà soát hệ thống tín hiệu
giao thông đường bộ trên 22 tuyến đường cho phép sử
dụng thu phí lòng đường. Đảm bảo đúng và đủ theo quy
định để các lực lượng chức năng có đầy đủ căn cứ xử lý
các vi phạm.
THU TRINH
TP.HCM rà soát, kiểm tra các đoạn
bờ bao xung yếu
Ngày 30-9, khi kiểm tra vị trí sụp tường bờ bao tại đường
Mễ Cốc, quận 8, ôngVõVăn Hoan, Phó Chủ tịch UBNDTP.HCM,
cho biết thời gian tới TP sẽ rà soát, kiểm tra các đoạn bờ bao
xung yếu.“TP sẽ kiểm tra, rà soát các đoạn kênh rạch để nghiên
cứu thực hiện đầu tư, nâng cấp bờ bao. Những phương án dự
phòng khác cũng đã được ủy ban chỉ đạo các sở, ngành và cơ
quan chức năng địa phương thực hiện đối phó với các đợt triều
cường tiếp theo” - ông Hoan nói.
“Điểmmặt” những bờ
bao, kè sông TP.HCM
có nguy cơ sạt lở
Hiện TP đã có 50 vị trí sạt lở. Trong đó có 37 vị trí sạt lở nguy hiểm,
đặc biệt nguy hiểm, 13 vị trí sạt lở bình thường.
KIÊNCƯỜNG- THUTRINH
V
ới hơn40vị trí bờbaoxung
yếuởcácquận,huyệncùng
50 vị trí có nguy cơ sạt lở
cao ở các bờ sông, kênh rạch,
người dân TP như ngồi trên
đống lửa mỗi khi triều cường
dâng cao, mưa đổ xuống.
Vỡ một đoạn bờ bao,
hàng trăm hộ dân
điêu đứng
Ghi nhận của PV
Pháp Luật
TP.HCM
, mấy ngày qua cứ vào
khoảng đầu giờ chiều, nhiều
tuyến đường ở TP.HCM xảy ra
tình trạngngậpnặngnhưđường
Mễ Cốc (quận 8), đường Trần
Xuân Soạn, Nguyễn Thị Thập,
Mai Văn Vĩnh (quận 7). Có
những đoạn bị ngập sâu khoảng
40-50 cm đã ảnh hưởng rất lớn
đến đời sống sinh hoạt, buôn
bán của người dân.
Đặcbiệt,mớiđâymộtđoạnbờ
bao trênđườngMễCốc, phường
15, quận 8 bị vỡ đã khiến hàng
trămhộdânbịảnhhưởngnghiêm
trọng. Sống tại khu vực này đã
hơn 20 năm, đây là lần đầu tiên
bà Trinh (đường Mễ Cốc) mới
chứng kiến tình trạng vỡ bờ đê
nghiêm trọng thế. “Gia đình tôi
phải thức cả đêmđể dựng tường
rào chắn nước, tát nước liên tục.
Nhà như có ao nước phía sau,
thậm chí nhiều nhà dân hai bên
đường bị nước tràn vào gây hư
hỏng hết hàng hóa và đồ đạc” -
bà Trinh nói.
Nước ngập khiến việc buôn
bán cả khuvực bị ế ẩm, học sinh
đi học khó khăn, giao thông hỗn
loạn. “Quê tôi ở miền Trung
quanh năm lũ, khổ quá! Chạy
lũ trốn vào trong này làmăn.Ai
ngờ cũng không thoát!” - một
cặp vợ chồng than thở. 
Sau sự cố vỡ bờ kè chiều
29-9, cộng với triều cường tại
cầu Kênh Ngang số 3 (phường
15, quận 8), tình trạng nước
ngập càng trởnên phức tạp hơn.
Nguyên nhân của sự cố vỡ
bờ bao trên đường Mễ Cốc
được cho là do triều cường và
quá trình thi công ép cọc dự
án cải thiện môi trường nước
TP.HCM giai đoạn hai gây ra.
Quá trình thi công đã gây rung
chấn, ảnh hưởng đến kết cấu hạ
tầng kỹ thuật công trình. Tuy
mới chỉ vỡ một đoạn bờ bao
nhưng đã khiến hàng trăm hộ
dân điêu đứng.
“Quê tôi ở miền
Trung quanh năm lũ,
khổ quá! Chạy lũ trốn
vào trong này làmăn.
Ai ngờ cũng không
thoát” - một cặp vợ
chồng than thở.
Ngoài kè lớn ở các sông lớn,
hiện TP có hơn 40 vị trí bờ bao
xung yếu. Hầu hết các vị trí này
không làmbê tông kiên cố, chỗ
nào yếu quá chúng tôi sẽ báo
cáo ủy ban đề xuất gia cố ngay.
Ông
NGUYỄNVĂN TRỰC,
Phó Giám đốc
Sở NN&PTNT TP.HCM
Lo lắng với hệ thống
bờ bao, kè sông
Thống kê của Ban chỉ huy
Phòng, chống thiên tai và Tìm
kiếm cứu nạn TP.HCM (ngày
17-9), hiệnTPđã có 50 vị trí sạt
lở. Trong đó có 37 vị trí sạt lở
nguy hiểm, đặc biệt nguy hiểm,
13 vị trí sạt lở bình thường.
Trong đó, nhiều nơi hệ thống
đê kè nguy hiểmđược ghi nhận
như vị trí kênh Tàu Hủ - Lò
Gốm (quận 8), đoạn trước kho
227-289 Bến Bình Đông, kè
cũ sạt lở hơn bốn năm qua vẫn
chưa được khắc phục do vướng
đường dây điện. Quận 8 cũng
có hai vị trí là tại rạch Bà Tàng
và phía trước đình Rạch Cát,
thuộc công trình đê bao tường
chắn ngăn triều qua thời gian
sử dụng bị xuống cấp, cần duy
tu, sửa chữa.
Tại huyện Hóc Môn, ở ví trí
gói thầu4Acủadựáncông trình
thủy lợi bờ hữu ven sông Sài
Gòn đã sạt lở 1/3 đoạn đê bao
và nguy cơ tiếp tục lấn sâu vào
bên trong gây bể bờ bao (khu
vực này có diện tích 69 ha với
726 hộ dân). Huyện này cũng
có bốn vị trí khiếm khuyết đê
bao, bờ bao.
Quận 12 hàng chục vị trí
ở các tuyến bờ bao nội đồng
phục vụmục tiêu phòng, chống
triều cường với hiện trạng đang
xuống cấp, sạt lở, tràn bờ khi
triều dâng cao.
Theo ôngNguyễnVănTrực,
Phó Giám đốc Sở NN&PTNT
TP.HCM, thời gian qua đối với
các vị trí xung yếuTPđã gia cố
cuốn chiếu. Gia cố nhiều cách
như đắp đất, dùng bao cát, còn
những nơi cần bê tông hóa thì
phải báo cáo cơquan chức năng
xin đề xuất triển khai dự án.
“Việc gia cố bờ bao xung yếu
có nhiều yếu tố tác động cần lưu
tâm như biến đổi khí hậu, thay
đổi dòng chảy, TP đang lún để
có các giải pháp phù hợp. Vấn
đề tài chínhvà cácquyđịnhhiện
hành cũng là một trong những
điều cần lưu ý. Khi gia cố một
vị trí thì chi phí có khi chỉ một
tỉ đồng nhưng phải triển khai
rất nhiều việc” - ông Trực nói.
Bên cạnh đó, ông Trực cũng
cho biết ngoài các bờ bao thì
các kè lớn ở các sông cũng
đang được TP triển khai xây
dựng như kè ở dự án chống
ngập 10.000 tỉ đồng (đang xây
dựng), các dự án kè ở bờ hữu,
bờ tả sông Sài Gòn.
Thông tin thêm, ôngVũVăn
Điệp,GiámđốcTrungtâmQuản
lýhạ tầngkỹ thuậtTP.HCMtrực
thuộc SởXây dựngTP, cho biết
thôngthườngtrướccácmùatriều
cường, mưa bão, các hệ thống
bờ bao sẽ được rà soát và gia
cố những vị trí xung yếu cũng
như thực hiện các biện pháp
kèm theo như chuẩn bị máy
bơm để chống ngập.•
Saumột nămthu phí, TP.HCMđang tìmnhiều biện pháp để
công tác này đạt hiệu quả cao hơn. Ảnh: PHANCƯỜNG
Ngập nặng do triều cường trên đường Trần Xuân Soạn (quận 7, TP.HCM) tối 30-9. Ảnh: HOÀNGGIANG
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16,17,18,19,...20
Powered by FlippingBook