230-2019 - page 16

16
Quốc tế -
ThứHai 7-10-2019
Tiêu điểm
PGS-TSVŨTHANHCA*
N
gày 3-10, tại buổi họp
báo thườngkỳBộNgoại
giao Việt Nam (VN),
người phát ngôn Bộ Ngoại
giao VN Lê Thị Thu Hằng
nêu rõ cho biết: Nhóm tàu
Địa chất hải dương 8 của
TQ lại tiếp tục mở rộng hoạt
động tại vùng đặc quyền
kinh tế (EEZ) và thềm lục
địa của VN. “Hành động
này vi phạm nghiêm trọng
quyền chủ quyền và quyền
tài phán của VN...” - bà Hằng
khẳng định.
Bà Hằng nhấn mạnh thêm:
“VNkiên quyết phản đối hành
động này và đã có giao thiệp
với TQ. Một lần nữa, VN yêu
cầu TQ chấm dứt ngay vi
phạm, rút toàn bộ nhóm tàu
trên ra khỏi vùng biển VN
và không để tái diễn các vi
phạm tương tự”.
Trong bối cảnh TQ ngày
càng leo thang ở biển Đông
thời gian gần đây, nhiều người
nói rằng VN nên kiện TQ ra
tòa án quốc tế ngay.Về nguyên
tắc, tôi ủng hộ giải pháp kiện
TQ ra tòa khi mà VN không
còn giải pháp hòa bình nào
khác. Tuy vậy, để đảm bảo
chắc thắng, tức là VN có đầy
đủ các lý do để kiện và tòa
chấp nhận phân xử, VN còn
phải làm rất nhiều việc. Theo
quy định của luật pháp quốc
tế, chỉ khi nàoVN đã sử dụng
hết các biện pháp chính trị và
ngoại giao và không còn cách
nào khác ngoài kiện TQ thì
tòa mới xem xét, phán xử.
Hiện nay, tôi cho rằng VN
còn rất nhiều nước cờ để đi
trên bàn cờ chống TQ xâm
phạm chủ quyền, quyền chủ
quyền và quyền tài phán
quốc gia trên biển. Tuy vậy,
tình hình biển Đông hiện
nay đã trở nên rất cấp bách,
tiềm ẩn những nguy cơ TQ
sẽ dùng sức mạnh để hành xử
vi phạm luật pháp quốc tế và
tự ý khoan thăm dò và khai
thác tài nguyên trong vùng
biển VN. Đối mặt với nguy
cơ mới, để đấu tranh một
cách hiệu quả với TQ bằng
biện pháp hòa bình, trên cơ
sở luật pháp quốc tế, tôi cho
rằng VN cần cấp bách thực
hiện 10 giải pháp.
1. Tiếp tục các hoạt động
phản đối về mặt ngoại giao
với TQ, bao gồm các hoạt
10 giải pháp cho Việt Nam từ vụ
tàu Địa chất hải dương 8
Hiện nay, tôi cho rằng Việt Nam còn rất nhiều nước cờ để đi trên bàn cờ chống TQ xâmphạm chủ quyền,
quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia trên biển.
TàuĐịa chất hải dương 8 phi pháp của TQ. Ảnh:SCHOTTEL
Về nguyên tắc, tôi
ủng hộ giải pháp
kiện TQ ra tòa khi
mà VN không còn
giải pháp hòa bình
nào khác.
Trong lúc TQ triển khai các
chiến thuậtmua chuộc và hăm
dọa, nước này cùng lúc muốn
cácnướcASEANcùngthôngqua
một COC có lợi cho họ. Trong
thờigianPhilippinesđảmnhiệm
công việc điều phối quan hệ
ASEAN-TQ đến năm 2021, Bắc
Kinhkỳvọngmốiquanhệnồng
ấmvớiManila sẽgiúpTQchiếm
ưu thế trên bàn đàmphán.Tuy
nhiên, ASEANsẽ khôngđể ý đồ
này thành hiện thực.
Đảo nhân tạo phi pháp của
Trung Quốc đang hư hại
Theo
The Economist
, có thông tin hạ tầng của các đảo nhân
tạo do TQ xây trái phép ở biển Đông đang hư hại dưới sự tác
động của khí hậu khắc nghiệt ngoài biển. Vì TQ quá vội vàng
trong việc xây dựng đảo nhân tạo (trong một tâm thế hối hả
vì làm việc phạmpháp) nên để lại quá nhiều sơ hở, điểm yếu
đối với hạ tầng và cơ sở vật chất trên các đảo nhân tạo. Thậm
chí có ý kiến cho rằng các đợt siêu bão trên biển có thể khiến
các đảo nhân tạo TQ gánh thiệt hại nặng nề.
PGS-TS Vũ Thanh Ca. Ảnh: NVCC
động tiếp xúc song phương,
trao công hàm phản đối tới
Đại sứ quán TQ tại Hà Nội,
Bộ Ngoại giao TQ tại Bắc
Kinh, qua các kênh Đảng,
chính quyền và các kênh có
thể có. Tất cả tài liệu phản
đối sau này sẽ được sử dụng
trong cuộc đấu tranh pháp lý
bảo vệ chủ quyền.
2. Trên thực địa, ta cần tiếp
tục kiên quyết, kiên trì phản
đối các hoạt động xâm phạm
vùng biển VN của TQ.
3. Tăng cường các hoạt
động truyền thông để cung
cấp cho nhân dân trong nước
và các bạn bè quốc tế biết về
hoạt động của các tàu TQ và
những hoạt động đấu tranh của
VN. Cần cung cấp chi tiết,
cập nhật thường xuyên hiện
trạng hoạt động của các tàu
TQ và các tàu thực thi pháp
luật trên biển của VN trên
bản đồ và các bảng số liệu.
Nên tổ chức các chuyến đưa
phóng viên trong nước và
nước ngoài tới hiện trường
TQ vi phạm vùng biển VN
để lan tỏa thông tin, khẳng
định tính chính danh của VN.
4. Cần tận dụng tất cả diễn
đàn khu vực và quốc tế, đặc
biệt là các diễn đàn ASEAN
và Liên Hiệp Quốc để thông
báo cho bạn bè thế giới biết về
các hoạt động vi phạm vùng
biển VN của TQ cũng như
các nỗ lực kiên quyết, kiên trì
bảo vệ chủ quyền, các quyền
và lợi ích quốc gia trên biển
của VN. Đặc biệt, VN cần
gửi công hàm tới tổng thư
ký, Hội đồng Bảo an Liên
Hiệp Quốc, Đại hội đồng
Liên Hiệp Quốc để phản đối
TQ và khẳng định lập trường
chính nghĩa của VN.
5. Vận động để tìm cơ hội
điều trần tại nghị viện các
nước, đặc biệt là Mỹ và các
nước lớn khác, về các hoạt
động phi pháp của TQ trên
biển Đông và vùng biển VN
để các nước khác hiểu và tham
gia đấu tranh chống các hoạt
động phi pháp của TQ.
6. Vận động Hạ viện và
Thượng viện Mỹ thông qua
dự luật Trừng phạt biển Đông
và biển Hoa Đông do các
nghị sĩ của cả hai đảng Dân
chủ và Cộng hòa Mỹ cùng đề
xuất và đưa ra. Theo đó, dự
luật này yêu cầu chính phủ
Mỹ trừng phạt các tổ chức,
cá nhân TQ đồng lõa hoặc
tham gia vào các hoạt động
cải tạo đất, bồi đắp đảo, xây
hải đăng và xây dựng cơ sở
hạ tầng thông tin di động tại
biển Đông, hoặc đe dọa đến
hòa bình, an ninh hoặc ổn
định của các khu vực trên biển
Hoa Đông... Trong tình hình
hiện nay, khi TQ đang xâm
phạm, cản trở hoạt động dầu
khí vùng biển VN, Malaysia
và Philippines, việc nghị viện
Mỹ thông qua dự luật này sẽ
dễ dàng hơn trước rất nhiều.
7. Cần tuyên bố công nhận
và ủng hộ phán quyết của
Tòa trọng tài thường trực về
vụ kiện giữa Philippines và
TQ; đồng thời xem xét các
khả năng xin tư vấn của Tòa
án Công lý quốc tế (ICJ) và
Tòa án quốc tế về Luật Biển
(ITLOS) về việc diễn giải các
phán quyết của Tòa trọng tài
thường trực đối với vùng biển
VN để tăng cơ sở pháp lý cho
cuộc đấu tranh của VN.
Đồng thời, VN sử dụng các
kết quả tư vấn để vô hiệu hóa
công hàmphản đối Hồ sơ ranh
giới ngoài của thềm lục địa
VN do VN trình cũng như do
VN hợp tác trình lên Ủy ban
ranh giới ngoài của thềm lục
địa Liên Hiệp Quốc.
8. Cần xem xét tới đề xuất
củaGSCarl Thayer (ĐHNew
SouthWales, Học viện Quốc
phòngÚc) vềviệc thôngbáo sẽ
bắt giữ các tàu TQ hoạt động
trái phép trong vùng biển VN
và đề nghị Cảnh sát quốc tế
(Interpol) truy nã các tàu đó.
Cần thông báo rộng rãi chủ
trương này cho các nước và
các tổ chức quốc tế, đặc biệt
là Liên Hiệp Quốc.
9. Cần tích cực chuẩn bị
hồ sơ và sẵn sàng kiện TQ
ra một tòa án quốc tế thích
hợp về việc TQ xâm phạm
và hoạt động trái phép trong
vùng biển VN.
10. Cần tăng cường hợp
tác cả về chính trị, ngoại giao
và quốc phòng với các nước
ASEAN và các nước khác,
đặc biệt là các nước lớn như
Mỹ, EU, Nga, Ấn Độ, Anh,
Pháp, Đức... để tăng cường
sức mạnh của mặt trận đấu
tranh bảo vệ luật pháp quốc
tế, an toàn, tự do hàng hải,
hàng không trên biểnĐông và
chống lại các hành động bành
trướng, bắt nạt của TQ trên
biển Đông và vùng biểnVN.•
ĐỖ THIỆN
ghi
* PGS-TS Vũ Thanh Ca
đang công tác tại ĐH Tài
nguyên - Môi trường Hà Nội.
Ông là nguyên Vụ trưởng Vụ
Hợp tác quốc tế và khoa học
công nghệ - Tổng cục Biển và
Hải đảo Việt Nam
Bắc Kinh có ý đồ tạo tâm lý
“quen thuộc” với việc bị TQ xâm phạm
TQ có hai mục tiêu khi tiến hành các hành động gây hấn,
đe dọa, xâm phạm biển các nước một cách trái phép từ đầu
năm đến nay. Một là TQ muốn dư luận quốc tế nói chung và
dư luận ASEAN nói riêng quen dần với việc bị tàu TQ xâm
phạm. Hai là TQ hy vọng các nước trong khu vực sẽ mệt mỏi
khi phải đối phó lâu dài với sự hiện diện ngày càng nhiều và
phức tạp của các đội tàu TQ.
ĐT
1...,6,7,8,9,10,11,12,13,14,15 16
Powered by FlippingBook