230-2019 - page 9

9
Năm 2007, từ yêu cầu của Bộ
Văn hóa - Thông tin, đoàn khảo
cổ học Bảo tàng Lịch sử Việt Nam
phối hợp với Trung tâm Bảo tồn di
tích cố đô Huế tiến hành khai quật
khảo cổ học khu di tích này. Việc
khai quật nhằm thu thập thông tin
khoa học và các giai đoạn văn hóa
hiện đang nằm sâu trong lòng đất để
giải phóng mặt bằng giao cho Công
ty Du lịch Hương Giang. Đến năm
2015 tỉnh Thừa Thiên-Huế mới đồng
ý cho Công ty Kinh Thành đầu tư
xây dựng khu nghỉ dưỡng đẳng cấp
sáu sao thì tiếp tục vấp phải nhiều
sự phản đối.
Tại cuộc họp đầu năm 2019, ông
Phan Thanh Hải, khi đó là giám đốc
Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế
(nay là giám đốc Sở Văn hóa - Thể
thao), khẳng định quá trình khai quật
khảo cổ học cho thấy các dấu tích
phát hiện được khá mờ nhạt, không
đủ để phản ánh công trình ngày xưa.
Đồng thời, ông Hải cho rằng dự
án này có mô hình sinh thái hài hòa,
phù hợp tổng thể di tích, bổ trợ khai
thác dịch vụ du lịch hiệu quả. Hiện
nay, chủ đầu tư dự án đang yêu cầu
giao quyền thuê đất ít nhất 49 năm
theo luật quy định nhưng khu vực
triển khai dự án lại
nằm trong khoanh
vùng bảo vệ di tích
nên không thể giao
đất với thời hạn như
yêucầu.Đểgỡvướng,
UBND tỉnh Thừa
Thiên-Huế đã giao
nhiệm vụ cho Trung
tâm Bảo tồn di tích
cố đô Huế chủ trì, phối hợp với các
cơ quan khác tiến hành nghiên cứu,
điều chỉnh khu đất trên.
Chưa cấp phép xây dựng
Trao đổi với
Pháp Luật TP.HCM
,
ôngHoàngViệt Trung, PhóGiámđốc
Sở KH&ĐT tỉnh Thừa Thiên-Huế,
cho biết do dự án nằm trong vùng
NGUYỄNDO
S
ởKH&ĐT tỉnhThừaThiên-Huế
vừa tổ chức cuộc họp giải quyết
vướng mắc dự án khu nghỉ
dưỡng Nama (Nama Resort) tại 85
Nguyễn Chí Diểu, phường Thuận
Thành, TP Huế. Dự án do Công ty
TNHH Đầu tư du lịch Kinh Thành
làm chủ đầu tư.
Dự án có mô hình
sinh thái hài hòa?
Theo ghi nhận của PV, ngay trước
khu đất của dự án còn treo tấm bảng
khoanh vùng bảo vệ di tích Khâm
Thiên Giám - Bộ Học. Theo bản
công bố, dự án Nama nằm trong một
khu vực bảo vệ di tích, là vùng có
các yếu tố gốc cấu tạo thành di tích
nên việc xây dựng công trình ở đây
không được làm ảnh hưởng đến yếu
tố gốc cấu thành di tích, cảnh quan
thiên nhiên và môi trường sinh thái.
Hơn 10 năm trước, Công ty CPDu
lịch Hương Giang (hiện nắm giữ trên
50% cổ phần Công ty Kinh Thành)
đã có chủ trương đổi lấy khu đất này
với mục đích xây dựng khu khách
sạn, nhà hàng. Thời điểm này, dự án
gặp phải nhiều phản ánh của người
dân và báo chí lo ngại công trình sẽ
ảnh hưởng đến cảnh quan của khu
vực kinh thành.
Dự ánNama nằmtrong khoanh vùng bảo vệ di tích KhâmThiênGiám- BộHọc. Ảnh: NGUYỄNDO
Khu nghỉ dưỡng Nama cạnh
Đại nội Huế chưa được cấp phép
Nhiều ý kiến e ngại dự án sẽ ảnh hưởng đến cảnh quan của khu vực kinh thànhHuế.
di sản nên sở vừa tổ chức cuộc họp
nhằm rà soát lại những vấn đề về quy
hoạch, đất đai liên quan đến dự án.
Tại buổi làm việc, đại diện nhà đầu
tư mong muốn sớm hoàn thành các
thủ tục để thực hiện dự án.
Theo SởXây dựng, phương án kiến
trúc đã được Sở tổ chức họp góp ý
hồi tháng 7-2017 với sự tham gia của
nhiều cơ quan, đơn vị. Trong đó có
Sở Văn hóa - Thể thao, Sở Du lịch,
UBND TP Huế, Trung tâm Bảo tồn
di tích cố đô Huế, Viện Quy hoạch
xây dựng tỉnh, đại diện các hội nghề
nghiệp cùng các chuyên gia nhiều
kinh nghiệm trong lĩnh vực quy
hoạch kiến trúc.
Dự án được thiết kế theo xu hướng
truyền thống, sử dụng mái dốc lợp
ngói, thấp tầng, mật độ xây dựng
khoảng 40%, chiều cao công trình
từ cốt mặt đất đến đỉnh mái khoảng
9,5 m (tương đương các công trình
kiến trúc xung
quanh như điện
Long An, Di
LongĐường…),
đảmbảohài hòa
với không gian
kiến trúc cảnh
quan khu vực
kinh thànhHuế
và phù hợp với
tính chất dự án.
Ngày 4-10, Sở Xây dựng thông
tin dự án khu nghỉ dưỡng Nama đã
được sở thẩm định thiết kế cơ sở
vào tháng 4-2018 và thẩm định thiết
kế kỹ thuật vào tháng 8-2018. Tuy
nhiên, trên thực tế dự án vẫn chưa
được cấp phép xây dựng vì nhà đầu tư
chưa hoàn tất các thủ tục liên quan.•
Khu vực triển khai dự án
nằm trong khoanh vùng
bảo vệ di tích nên không
thể giao đất với thời hạn
49 năm như yêu cầu của
chủ đầu tư.
UBND TP.HCM vừa có văn bản gửi các sở, ngành về
việc tập trung thực hiện các giải pháp hạn chế tình trạng
ngập nước do triều trên địa bàn TP.
Theo đó, để hạn chế tình trạng ngập nước do triều trên địa
bàn TP, UBND TP đề nghị các chủ đầu tư đang thực hiện
các dự án trên địa bàn TP khẩn trương và thực hiện nghiêm
các phương án dẫn dòng; khắc phục nhanh chóng, kịp thời
các vị trí hư hỏng làm ảnh hưởng đến hệ thống thoát nước
hiện hữu.
Đồng thời xây dựng phương án ngăn chặn tình trạng tràn
bờ tại các khu vực thi công; đẩy nhanh tiến độ dự án nhằm
sớm đưa dự án vào vận hành, khai thác và phát huy hiệu
quả thoát nước, chống ngập cho khu vực.
UBND TP cũng đề nghị Sở Xây dựng và UBND các
quận, huyện tổ chức rà soát các trường hợp bị tràn bờ,
vận động, hướng dẫn người dân xây dựng các đoạn
tường chắn tạm, đắp tạm đê bao… nhằm hạn chế tình
trạng tràn bờ gây ngập trên các tuyến đường và khu vực
xung quanh.
Cùng với đó, thực hiện phương án phòng, chống thiên tai
và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn; thực hiện đầy đủ phương
châm “bốn tại chỗ”, “ba sẵn sàng”; triển khai ứng cứu tại
các vị trí bờ bao xung yếu có khả năng sạt lở.
Mặt khác, chỉ đạo các đơn vị công ích hoặc đơn vị thuê
bao cung ứng dịch vụ công ích tăng cường vệ sinh tại các
tuyến đường, vỉa hè nhằm hạn chế tình trạng rác thải lấp bít
các miệng thu, trên kênh rạch làm tắc nghẽn hệ thống thoát
nước và kẹt các van ngăn triều tại các cửa xả.
UBND TP cũng giao Sở Xây dựng chỉ đạo Trung tâm Hạ
tầng kỹ thuật trực thuộc tăng cường công tác kiểm tra, giám
sát, theo dõi, đôn đốc; rà soát các vị trí bờ bao có khả năng
tràn, xung yếu, kịp thời gia cố để hạn chế tình trạng xâm
nhập triều.
Cơ quan chức năng được yêu cầu tổ chức trực hiện
trường các vị trí ngập nước, thực hiện công tác vớt rác
miệng thu hố ga trước, trong và sau mưa; bố trí rào chắn,
biển báo và phân luồng giao thông tại các vị trí bị ngập
nặng... nhằm đảm bảo hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng
ngập trên các tuyến đường.
PHAN CƯỜNG
Để tìm hiểu thêm thông tin về dự
án, PV đã liên hệ, đặt lịch làm việc
nhưng chưa nhận được câu trả lời từ
phía chủ đầu tư.
Tiêu điểm
Nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Xuân Hoa, nguyên
Giám đốc Sở Văn hóa - Thông tin tỉnh Thừa Thiên-Huế,
cho rằng khu vực này nằm trong hồ sơ công nhận di tích
cấp quốc gia đặc biệt, di sản văn hóa thế giới nên mọi
hoạt động ở đây phải tuân thủ theo Luật Di sản. Trong
đó có quy định khu vực bảo vệ một di tích phải phục hồi
nguyên trạng về kiến trúc. Bất cứ dự án gì cũng phải thận
trọng, luật không cấm hẳn việc khai thác di tích nhưng
không được xâm phạm.
Dự án triển khai phải tuân thủ yếu tố gốc đã có với hai
cách. Thứ nhất là từ yếu tố gốc để khôi phục công trình
nhưng bên trong được thiết kế nhằm sử dụng như một
resort. Cách thứhai là có thể làmmới nhưngphải tuân thủ
yếu tố kiến trúc, giới thiệu địa điểm lịch sử Khâm Thiên
Giámbởi ở đây vẫn còn cổng và nhà chính của di tích này.
ÔngHoa cũng cho rằng khu vực đườngĐoànThị Điểm
là khônggian văn hóa, lịch sử tiếpgiápHoàng thànhHuế,
là điểm ra của du khách sau khi thamquan di tích. Vì vậy,
địa phương nếu muốn khai thác thì nên quy hoạch lại
không gian đường Đoàn Thị Điểm - Lê Thánh Tôn đoạn
từ đườngMaiThúc Loan đến đường 23Tháng 8. Việc quy
hoạch phải thể hiện ý đồ không gian về kiến trúc, sinh
hoạt, dịch vụ, kinh tế để tạo ra không gian văn hóa lịch
sử, góp phần thu hút khách, tôn tạo vẻ đẹp kinh thành.
“Yếu tố cần lưu ý là dự án này có địa chỉ tại 85 Nguyễn
Chí Diểu. Khuđất này trước kia không thuộc tuyếnđường
này, việc cho phép như vậy dễ dẫn đến việc nhà đầu tư
triển khai xây dựng công trình cóhướngquay lưng với các
công trình di tích kinh thành Huế, đối mặt với khu di tích
Lục Bộ nếu khu này được khôi phục” - ông Hoa lo lắng.
Triều cường gây ngập ở TP.HCM. Ảnh: P.CƯỜNG
TP.HCMchống triềuở các bờ bao xung yếu
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook