230-2019 - page 3

3
Thời sự -
ThứHai 7-10-2019
Nhậnbiết “mùi” lừađảo bằng cáchnào?
đồng, lời khủng…
được các thành viên của Công ty Modern Tech hoàn trả vốn, lãi.
Hay mới đây TAND TP.HCM xử sơ thẩm và tuyên phạt bị cáo Võ
Văn Quế (quê ở tỉnh Đắk Nông) 14 năm tù về tội sử dụng mạng
máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi
chiếm đoạt tài sản. Quế tổ chức thành lập hệ thống giao dịch huy
động tài chính theo mô hình đa cấp siêu lừa trên mạng Internet.
Quế cam kết với khách hàng rằng sẽ trả lại tiền nếu xảy ra bất kỳ
rủi ro, thiệt hại nào. Người thamgia vào hệ thống đầu tư bằng cách
gửi tiềnvào tài khoảndoQuếquản lý vànhận lãi suất 100%/tháng…
“Những loại hình này rõ ràng là một dạng biến tướng mô hình
kinh doanh đa cấp. Tuy nhiên, khung pháp lý cho hoạt động này
lại chưa có hoặc pháp luật hiện hành chỉ tập trung vào mảng
hàng hóa vật chất nên đã bỏ quên loại hình này” - một chuyên
gia nhấn mạnh.
Nếu nhận ra được
cốt lõi của những
chiêu lừa đảo thì ít
nhất, nhà đầu tư
cũng tránh được
50% rủi ro mất
tiền oan.
Để giúp người đầu tư nhận dạng được các chiêu bài lừa
đảo của những tên trùm khoác bộ mặt tư vấn đầu tư tài
chính, các chuyên gia cho rằng quan trọng nhất là hạn chế
lòng tham. Mặt khác, nếu biết cách nắm được những quy
tắc trong đầu tư thì có thể tránh được ít nhất 50% rủi ro
mất trắng tài sản.
TS
ĐINH THẾ HIỂN,
chuyên gia
kinh tế:
Bọn lừa đảo biến
nạn nhân thành
"kẻ đi săn mồi"
Trên thị trường có rất nhiều sản
phẩm có thể sinh lời mà bọn lừa
đảo dựa vào đó để mồi chài nhà đầu
tư. Sản phẩm đơn giản nhất là hình
thức chơi hụi, sản phẩm đang hợp thời nhất
hiện nay là đất nền phân lô bán nền kiểu như
Alibaba.
Điểm chung dễ nhận thấy của những kẻ
lừa đảo là luôn nhấn mạnh vào tỉ lệ sinh lời
của việc đầu tư rất cao. Đặc biệt những kẻ
lừa đảo luôn biết cách để làm sao cho người
nghe tin rằng khả năng sinh lời là có thật. Họ
làm cho nhà đầu tư quên đi tính pháp lý của
sự an toàn. Ví dụ, tính pháp lý đối với đầu tư
đất nền là khi bỏ tiền ra thì phải cầm được giấy đỏ trong tay
do chính quyền địa phương chứng thực.
Có một cách thức nữa mà những kẻ lừa đảo thường dùng
là “lượng đổi - chất đổi”. Tức là ban đầu kẻ lừa đảo chỉ dụ
được nhà đầu tư vài trăm ngàn, vài triệu đồng. Nhưng sau
một thời gian nhận lãi đều đặn thì nhà đầu tư chấp thuận rút
sạch hầu bao, chui vào “chỗ chết” mà không hề nghi ngờ kẻ
lừa đảo, thậm chí còn rất hân hoan tưởng mình trúng đậm.
Để không sụp bẫy lừa đảo, khi lựa chọn một kênh đầu tư
nào thì nhà đầu tư cần phải xem xét dựa trên bình quân thị
trường. Ví dụ với lãi suất cho vay của ngân hàng là 10%/
năm thì khả năng sinh lời an toàn giỏi lắm cũng chỉ đạt tới
30%/năm. Ngoài ra, cũng cần phải tìm hiểu pháp lý của
việc đầu tư, bởi nếu không dựa trên cơ sở pháp lý mà vẫn
“xuống tiến” vì niềm tin thì nắm chắc phần thất bại.
Thủ đoạn của bọn lừa đảo là kiên trì, nhẫn nại đưa nhà
đầu tư vào tròng. Khi nhà đầu tư đã sa lưới thì họ sẽ biến
nhà đầu tư thành kẻ đi săn mồi tiếp cho họ theo kiểu đa cấp
biến tướng. Do đó, phần lớn nhà đầu tư chỉ “chết” vì hai
thứ thôi, đó là tin lầm người và không biết khống chế lòng
tham, không tham khảo ý kiến từ người thân hay bạn bè.
Ông
PHAN DŨNG KHÁNH,
Giám đốc tư vấn đầu tư
Công ty Chứng khoán Maybank Kim Eng:
Kế hoạch đầu tư là tài liệu “mật”
Thông thường những dự án gọi mời đầu tư đều theo
các hạng mức, bậc thang và được cam kết sẽ mang lại
lợi nhuận cao với rủi ro thấp, thậm chí lợi nhuận luôn
ổn định bất kể điều kiện biến động của thị trường.
Để tạo sức hút hơn nữa cho
nhà đầu tư, kẻ lừa đảo luôn đưa
ra mức cam kết lợi nhuận rất
khủng. Ví dụ mỗi tháng nhà đầu
tư sẽ được tiền lời tối thiểu 2%,
thậm chí có thể lên tới 20%/tuần.
Nghe những lời mời chào như
vậy, rất thích phải không? Tuy
nhiên, có một quy tắc bất di bất
dịch là các nhà đầu tư phải cam
kết không được rút (tức là tài
khoản của nhà đầu tư sẽ bị phong tỏa) trong thời gian
1-5 năm.
Không được rút tiền lời đã là điều bất hợp lý, hơn
nữa tiền trả vào tài khoản lại là tiền ảo hoặc tiền do họ
tự phát hành hoặc chỉ ghi nhận trên sổ sách. Mỗi lần
nhà đầu tư lôi kéo thêm được một người mới tham gia
thì số tiền hoa hồng sẽ ngay lập tức chạy
vào tài khoản của họ.
Tất nhiên, các hình thức kinh doanh
đầu tư của họ không được đăng ký với
các cơ quan có thẩm quyền. Chi tiết cụ
thể của cách thức đầu tư đều được giữ bí
mật hoặc được cố ý mô tả rất phức tạp.
Đồng thời người tham gia đầu tư không
được phép xem các giấy tờ chính thức
cho các khoản đầu tư của họ và không
được biết họ làm gì ra tiền để trả lãi
cho bạn.
Thực tế đã chỉ ra tất cả lợi nhuận nào vượt qua ba
lần lãi suất của ngân hàng đều có mùi lừa đảo. Chỉ
cần nghe đến những chương trình mời gọi đầu tư có
lợi nhuận cao như vậy thì tỉ lệ lên tới 98% khả năng
bạn bị lừa.
TS
NGUYỄN TRÍ HIẾU,
chuyên gia tài chính
ngân hàng:
Phải bỏ tâm lý biết
đâu mình may mắn
Vấn đề quan trọng của người
đầu tư là họ phải hiểu xem tiền
mà họ nhận được đó lấy từ đâu
ra. Nếu người mời chào chỉ
hứa rằng bỏ vào 300 triệu đồng
lời 3.000 tỉ đồng mà không cho biết chi tiết cụ thể
của cách thức đầu tư từ đâu đẻ ra số tiền lãi khủng
như thế thì 110% là lừa đảo.
Thực tế chứng minh phần lớn những người chấp
nhận đầu tư ngoài việc không chế ngự được lòng
tham, họ thường tin rằng “biết đâu mình không
nằm trong số 99% người bị lừa, mà mình sẽ nằm
trong số 1% người may mắn”. Song con số 1% may
mắn đó không bao giờ tồn tại, thậm chí là 0% và
đều là lừa đảo hết. Do vậy phải bỏ tâm lý biết đâu
mình may mắn.
TP.HCM: Tiềmẩn
nguy cơ thamnhũng
caođối với đất công
TP.HCMcó khối lượng tài sản, đất công rất
lớn, do đó tình trạng thamnhũng vẫn còn
tiềmẩn phức tạp.
Chiều 6-10, ông Trương Hòa Bình, Ủy viên
Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng thường trực
Chính phủ, Phó Trưởng ban Chỉ đạo Trung
ương về phòng, chống tham nhũng, có buổi
làm việc với Thành ủy TP.HCM về kiểm tra,
giám sát, đôn đốc, chỉ đạo công tác phòng,
chống tham nhũng năm 2019. 
Tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng thường
trực Trương Hòa Bình nhấn mạnh: Thời gian
qua công tác phòng, chống tham nhũng tiếp
tục được duy trì, đẩy mạnh, tập trung ở nhiều
lĩnh vực. Bên cạnh những kết quả đạt được
vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như cơ chế,
chính sách về quản lý kinh tế - xã hội trên một
số lĩnh vực còn thiếu, sơ hở, chồng chéo, dễ
nảy sinh tham nhũng nhưng chậm được sửa
đổi, nhất là các lĩnh vực quản lý, sử dụng về
đất đai, tài nguyên; đấu thầu và đầu tư, mua
sắm, quản lý, sử dụng tài sản công; quản lý
vốn nhà nước tại các doanh nghiệp… Tình
trạng nhũng nhiễu gây phiền hà cho người
dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc,
“tham nhũng vặt” đã và đang được chỉ đạo
giải quyết quyết liệt song vẫn còn tồn tại,
chưa có chuyển biến mạnh. 
Riêng đối với TP.HCM, ông Trương Hòa
Bình cho rằng thời gian qua đã triển khai được
nhiều việc. Nhiều quy định của Đảng, Nhà
nước về công tác phòng, chống tham nhũng,
cùng với việc triển khai thực hiện các kết luận
thanh tra, kiểm toán xử lý các vụ việc, vụ án
tại TP.HCM đã có tác động lớn đến công tác
lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống tham
nhũng. Qua đó cũng thấy rõ những chuyển
biến tích cực từ nhận thức đến hành động và
đạt được những kết quả quan trọng, góp phần
ngăn ngừa tham nhũng trên nhiều lĩnh vực,
thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị, phát triển
kinh tế - văn hóa - xã hội của TP. 
Tuy nhiên, Phó Thủ tướng thường trực
Trương Hòa Bình cho rằng TP.HCM với quy
mô kinh tế lớn nhất của cả nước, dân số đông
nên phát sinh nhiều về khối lượng giao dịch
hành chính, kinh tế - xã hội. Cùng với đó,
khối lượng tài sản, đất công giao cho các cơ
quan, đơn vị quản lý còn rất lớn, do đó tình
trạng tham nhũng vẫn còn tiềm ẩn phức tạp,
phải làm tốt để phòng ngừa. 
Thông qua cuộc kiểm tra lần này, ông
Trương Hòa Bình mong muốn Trung ương
tiếp tục cùng với các lãnh đạo TP.HCM đánh
giá được thực tiễn cũng như tình hình, kết quả
thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng
của Thành ủy thời gian qua. Từ đó phát huy
ưu điểm, phát hiện hạn chế, khó khăn, vướng
mắc, làm rõ nguyên nhân để có biện pháp
chủ động chấn chỉnh cũng như kiến nghị với
Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống
tham nhũng và Chính phủ để nâng cao hiệu
quả công tác phòng, chống tham nhũng của
TP.HCM nói riêng và cả nước nói chung.
Tại buổi làm việc, lãnh đạo Thành ủy
TP.HCM đã báo cáo kết quả công tác phòng,
chống tham nhũng chín tháng năm 2019 trên
địa bàn TP. Các thành viên đoàn công tác và
lãnh đạo TP.HCM đã cùng trao đổi, thảo luận
về những nội dung chính, kết quả nổi bật cũng
như những hạn chế, vướng mắc trong công tác
phòng, chống tham nhũng của TP thời gian
qua, đồng thời đề ra những giải pháp để thực
hiện công tác này tốt hơn trong thời gian tới.
(Theo
TTXVN)
1,2 4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,...16
Powered by FlippingBook