230-2019 - page 8

8
Đô thị -
ThứHai 7-10-2019
THUTRINH-ĐÀOTRANG
“H
iện nay, khó khăn lớn
nhất mà địa phương
gặp phải là nguồn
kinh phí để thực hiện đầu tư,
nâng cấp nhiều tuyến đường
hư hỏng. Bên cạnh đó, kinh
phí bảo trì hằng năm cho hệ
thống hạ tầng giao thông được
phân cấp hạn chế trong khi nhu
cầu thực tế là rất lớn” - đại
diện UBND quận 12 nói với
Pháp Luật TP.HCM
.
Dân phập phồng
lo lắng
Hư hỏng, xuống cấp và chi
chít ổ gà, ổ voi... là thực trạng
mà PVghi nhận được khi khảo
sát ở nhiều tuyến đường thuộc
địa bàn quận 12.
Điển hình tại tuyến đường
Tân Thới Nhất 8 (từ đường
Phan Văn Hớn đến rạch Cầu
Sa), nhiều chỗ đường bị bong
tróc gần hết. Sau mỗi cơn mưa
cát sỏi lại dồn về một chỗ,
trong khi những chỗ khác thì
lộ hết đất. Thậm chí có đoạn
hố sâu đến 70 cm ăn hết mặt
đường, người đi xe máy phải
tấp sát lề đường để né tránh.
Chị Lê Đông Anh, chủ cửa
nước (ngoại trừ đoạn tuyến đi
qua dự án khu 10 ha). Lượng
phương tiện trọng tải lớn lưu
thông thường xuyên dẫn đến
tình trạng xuống cấp.
Ngoài ra, tại quận 12 vẫn
còn nhiều tuyến đường không
tên hiện cũng đã xuống cấp
trầm trọng.
Khó về kinh phí
Về tình trạng nhiều tuyến
đường hư hỏng trên địa bàn
quận 12, UBND quận này
cho hay: Hằng năm, trên cơ sở
nguồn vốn được phân bổ, quận
đều có kế hoạch rà soát tình
trạng sử dụng của các tuyến
đường trên địa bàn. Qua đó
thực hiện duy tu đối với các
vị trí mặt đường bị hư hỏng,
xuống cấp.
Tiếp theo, vận động nhân
dân thực hiện chủ trương xã
hội hóa hoặc Nhà nước và
nhân dân cùng làm (nhân
dân hiến đất, vật kiến trúc,
đầu tư hệ thống thoát nước,
ngân sách quận hỗ trợ nâng
cấp mặt đường,...). Sau đó rà
soát, ưu tiên bố trí vốn đầu tư
ngân sách quận đối với các
tuyến đường hư hỏng. Trong
đó ưu tiên thực hiện đối với
các tuyến đường kết nối giao
thông, phục vụ cộng đồng cao.
Theo UBND quận 12, khó
khăn lớn nhất vẫn là vấn đề
kinh phí. Theo quận này,
UBND TP đang tiếp tục đề
nghị các sở, ngành TP quan
tâm sớm thực hiện các công
trình hạ tầng giao thông quan
trọng như đường Song Hành,
Hà Huy Giáp,Vườn Lài, cầu
Vàm Thuật…
Ngoài ra, quận cũng cần
được phân bổ thêm kinh phí
để phục vụ công tác duy tu,
bảo trì các công trình hạ tầng
giao thông hiện hữu để đảm
bảo quá trình khai thác, đảm
bảo an toàn giao thông. Do
hiện nay khối lượng diện tích
mặt đường được phân cấp cho
quận 12 là rất lớn (khoảng
2.914.599 m
2
) nhưng kinh phí
phân bổ năm 2019 chỉ khoảng
23 tỉ đồng, không đủ để trang
trải đầu tư.
Riêng tuyến đườngTânThới
Nhất 8, đại diện UBND quận
12 cho hay: Tuyến này vốn
là trục chính kết nối với cụm
công nghiệp phường Tân Thới
Nhất. Từkhi cầuTânThới Nhất
8 đưa vào sử dụng lượng xe
tải trọng lớn tăng lên, một số
phương tiện né trạm thu phí
đặt tại giao lộ quốc lộ 1 - Lê
Trọng Tấn để lưu thông vào
Khu công nghiệp Tân Bình
và ngược lại.
Trước tình hình trên, đại
diện UBND quận 12 cho biết
đã chỉ đạo UBND phườngTân
Thới Nhất thực hiện sửa chữa,
khắc phục các vị trí hư hỏng
nặng có nguy cơ gây mất an
toàn giao thông. Song song,
quận cũng giao Ban quản lý
dự án đầu tư xây dựng công
trình làm chủ đầu tư để thực
hiện duy tu cấp bách tuyến
đường để đảm bảo an toàn
giao thông.
Ngày 11-6-2018, quận 12
đã có công văn đề xuất Sở
GTVT chấp thuận hạn chế
các phương tiện có tải trọng
lớn hơn 10 tấn lưu thông vào
tuyến đường và cấm đậu xe
trên tuyến.
Về vấn đề này, Sở GTVT
cho biết Khu quản lý giao
thông đô thị số 3 (Khu 3)
đã báo cáo sở và đã tổ chức
giao thông trên đường Tân
Thới Nhất 8. Theo đó, Khu
3 đề xuất lắp đặt biển báo
cấm đỗ xe trên đường Tân
Thới Nhất 8 đoạn từ Phan
Văn Hớn đến cầu Tân Thới
Nhất 8.
Đối với vấn đề lắp đặt biển
báo hạn chế tải trọng 10 tấn:
Do tuyến đường trên có nhiều
cơ sở sản xuất nên nhu cầu
vận chuyển cao. Mặt khác,
khu vực này nằm trong hành
lang hạn chế xe tải lưu thông
trong khu vực nội đô TP. Vì
vậy, Khu 3 kiến nghị lực lượng
chức năng tăng cường kiểm
tra, xử lý tình trạng xe tải lưu
thông vào giờ cấm để đảm bảo
an toàn giao thông.
Ngoài ra, việc lắp đặt biển
báo hạn chế tải trọng 10 tấn
cần phải có đánh giá chịu tải
của tuyến đường nên cần có
đánh giá cụ thể để xác định.•
Toàn cảnh đường Tân Thới Nhất
8 xuống cấp trầmtrọng.
Ảnh: THUTRINH
Cận cảnhmột ổ voi trên đường
Tân Thới Nhất 8.
Ảnh: THUTRINH
Theo Sở GTVT, mặt đường Tân Thới Nhất 8 đã hư hỏng,
xuống cấp. Do đó, sở đề xuất đẩy nhanh tiến độ thực hiện
dự án mở rộng, nâng cấp tuyến đường này. Trong thời gian
này cần có biện pháp duy tu, sửa chữa ngay để tránh dẫn đến
tai nạn giao thông.
Ông Nguyễn Hoàng Hùng, Phó Chủ tịch UBND phường
Tân Thới Nhất, cho biết: Riêng đường Tân Thới Nhất 8, UBND
phường đã bàn giao ranh ngoài thực địa cho Ban giải phóng
mặt bằng để lập thủ tục bồi thường. Dự kiến năm 2020 sẽ
tiến hành công tác bồi thường. Trong thời gian chờ, UBND
phường một mặt vận động doanh nghiệp duy tu dặm vá,
một mặt kiến nghị UBND quận 12 duy tu tạm.
“Do nước lấp đầy đến
miệng hố nên nhiều
người không quen
đường cứ tưởng bằng
phẳng nên chạy với
tốc độ cao, rồi bị sập
hố bất ngờ và xảy ra
tai nạn” - chị Đông
Anh nói.
Dân mệt mỏi với
các “giếng nước”
giữa đường
Hàng loạt tuyến đường dân sinh tại khu vực quận 12
(TP.HCM) đầy rẫy hố sâu, đất đá và ngập nước,
gâymất an toàn giao thông.
hàng ăn uống trên đường Tân
Thới Nhất 8, cho biết: “Ở
đây ghê lắm! Trời nắng nhìn
còn đỡ, chứ mưa lại là đường
có hố sâu như cái giếng. Do
nước lấp đầy đến miệng hố
nên nhiều người không quen
đường cứ tưởng bằng phẳng
nên chạy với tốc độ cao, rồi
bị sập hố bất ngờ và xảy ra
tai nạn. Thấy người đi đường
chạy xe tôi cũng thấy thót
cả tim”.
Anh Phạm Văn Hòa (ngụ
trên đường PhạmĐăng Giảng,
quận Bình Tân) cho hay: Một
số xe tải vì muốn né trạm thu
phí An Sương-An Lạc mà bất
chấp đường Tân Thới Nhất 8
hư hỏng nặng vẫn lưu thông
đều đặn. Kể cả một số xe buýt.
Người lớn đi làm đã đành,
trẻ nhỏ đi học thì càng phập
phồng lo lắng, bởi đường đi
nguy hiểm quá.
Tương tự, tại tuyến đường
Tân Thới Nhất 17 (từ đường
Trường Chinh đến đường
Dương Thị Giang), mặt đường
bê tông nhựa có nhiều vị trí
bị xuống cấp, hư hỏng. Theo
tìm hiểu của PV, tuyến đường
đã được đầu tư từ năm 2001
và không có hệ thống thoát
Điều chỉnh khu đô thị ĐH quốc tế Hóc Môn: Cần báo cáo Chính phủ
Văn phòng UBND TP.HCM vừa có thông báo kết luận
của Phó Chủ tịch Võ Văn Hoan xung quanh vấn đề điều
chỉnh quy hoạch dự án khu đô thị (KĐT) ĐH quốc tế (xã
Tân Thới Nhì, huyện Hóc Môn) của Công ty TNHH Đô thị
quốc tế Berjaya Việt Nam (Công ty Berjaya). 
Trước đó Công ty Berjaya đã đề xuất UBND TP điều
chỉnh quy hoạch theo hướng điều chỉnh cơ cấu sử dụng
đất và phân khu chức năng như giảm đất giáo dục đào tạo
nhưng lại không tăng quy mô sinh viên đào tạo; tăng đất
đơn vị ở, tăng quy mô dân số.
Về vấn đề trên, ông Hoan cho biết đã giao cho Sở QH-KT
khẩn trương phối hợp với Ban quản lý đầu tư xây dựng KĐT
Tây Bắc lập trình báo cáo với tập thể thường trực để xin ý
kiến. Bởi việc điều chỉnh sẽ ảnh hưởng, tác động lớn đến cơ
cấu sử dụng đất toàn KĐT Tây Bắc, không phù hợp với quỹ
đất xây dựng trung tâm đào tạo ĐH, nghiên cứu khoa học đã
được xác định trong đồ án quy hoạch chung xây dựng TP đến
năm 2025 (tại Quyết định 24/QĐ-TTg và cơ cấu sử dụng đất,
quy mô dân số của đồ án quy hoạch phân khu 1/5000).
Do vậy, việc điều chỉnh quy hoạch theo đề xuất của Công
ty Berjaya cần báo cáo xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ
về điều chỉnh quy mô sử đụng đất giáo dục đào tạo và bộ,
ngành trung ương. Đặc biệt là Bộ Xây dựng về chỉ tiêu sử
dụng đất giáo dục - đào tạo.
Theo đó, phó chủ tịch UBND TP đề xuất hai phương
án kiến nghị tập thể thường trực UBND TP như sau: Thứ
nhất, Công ty Berjaya thực hiện dự án theo đề xuất của nhà
đầu tư và Sở QH-KT đề xuất tại Công văn 4378/SQHKT-
QHKTT. Thứ hai, Công ty Berjaya thực hiện dự án đúng
nội dung đồ án quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/2000 được duyệt tại
Quyết định 1927/QĐ-UBND.
Sau khi đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng TP
được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; quy mô dân số được
phân bố cho các khu vực; cơ cấu quỹ đất giáo dục đào tạo
được điều chỉnh sẽ có cơ sở để tiến hành lập điều chỉnh quy
hoạch chi tiết 1/2000 KĐT ĐH quốc tế này.
THU TRINH
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook