230-2019 - page 2

2
Thời sự -
ThứHai 7-10-2019
Tiêu điểm
Các hình thức lừa đảo rất đa dạng,
biến tướng liên tục theo thời gian
để tránh đi theo lối mòn và làm
nhà đầu tưmất cảnh giác.
Chiêu lừa đầu tư 300 triệu
3.000 tỉ đồng
THÙY LINH
N
hững vụ lừa đảo siêu
hạng có xu hướng ngày
càng nở rộ. Đáng chú
ý là những người bị mắc bẫy
chiêu lừa siêu hạng không
chỉ là người dân bình thường
mà gồm cả những người có
chuyên môn về đầu tư tài
chính, ngân hàng, bất động
sản, bảo hiểm...
Lao vào canh bạc
mạo hiểm
Ông Phan Dũng Khánh,
chuyên gia tài chính - ngân
hàng, khẳng định: “Lừa đảo
tài chính là đỉnh cao trong
các hình thức lừa đảo. Bởi rất
khó tìm được bằng chứng, có
người bị lừa mà vẫn không
biết. Thậm chí đến khi hậu
quả xảy ra mà người bị lừa
vẫn còn… khen ngợi hết lời
những tay lừa đảo siêu hạng!”.
Ông kể: Ông và người bạn
đượcmột người tênHải, xưng
là nhà tư vấn đầu tư chuyên
nghiệp, hẹn gặp để giới thiệu
về cách kiếm tiền siêu lợi
nhuận. Tại cuộc gặp, Hải nói
rõ về giá trị từng gói đầu tư
cùng tỉ suất sinh lợi đi kèm.
Trong đó, gói thấp nhất chỉ
có giá trị đầu tư là 300.000
đồng và gói cao nhất là 300
triệu đồng.
Theo đó, nếu đầu tư vào
các gói dưới 300 triệu đồng
thì nhà đầu tư sẽ nhận được
mức lãi suất nhỏ, khoảng vài
phần trămmỗi tháng. Nhưng
nếu chấp nhận rót tiền đầu tư
vào gói 300 triệu đồng cùng
với cam kết sẽ không rút vốn
trong suốt quá trình đầu tư thì
sau ba năm sẽ được nhận tổng
số tiền là… 3.000 tỉ đồng!
“Nói thật là ngay khi nghe
Một số chuyên gia tài chính đúc kết đặc điểm chung của những
kẻ đi lừa là sử dụng những chiêu dưới đây để “pha loãng” sự nghi
ngờ của đối phương.
Thứ nhất, họ kêu gọi nhà đầu tư góp vốn vào một lĩnh vực tiềm
năng nào đó nhưng thường khiến nhà đầu tư không hiểu. Thậm
chí với cả người có chuyên môn cũng sẽ không hiểu do cách trình
bày phức tạp hóa vấn đề.
Thứ hai, tổ chức các buổi roadshow hoành tráng với sự có mặt
của các ca sĩ, diễn viên nổi tiếng; đồng thời úp mở đánh lận trắng
đen rằng những người nổi tiếng, có địa vị trong xã hội cũng tham
gia dự án chung với họ. Bên ngoài thì thuê siêu xe đậu đầy đường
để mọi người tập trung selfie PR...
Bằng chứng rõ nhất là vụ hàng ngàn người sập bẫy Công ty
Cổ phần Modern lừa đảo chiếm đoạt hơn 15.000 tỉ đồng từ tiền
ảo ifan. Công ty này cam kết với người đầu tư vào tiền ảo ifan
được hưởng lợi nhuận thấp nhất 48%/tháng, thời gian hoàn vốn tối
đa bốn tháng. Không chỉ vậy, nếu nhà đầu tư mời gọi được người
khác tham gia sẽ được hưởng thêm hoa hồng 8%.
Bằng thủ đoạn trên, các thành viên của Công tyModernTech đã
mời gọi hơn32.000nhàđầu tư thamgiadựán tiềnảo ifan. Điềuđáng
nói là sau khi các nhà đầu tư góp vốn 15.000 tỉ đồng thì họ không
“Chiến thắng được
lòng tham là chúng
ta đã thoát khỏi 50%
nguy cơ rơi vào bẫy
lừa đảo tài chính
siêu cao cấp” - ông
Phan Dũng Khánh.
8 tỉ đồng
TheoCông tyBảomật CyRadar,
đãcótrườnghợpnhàđầutưvào
tiền kỹ thuật số ở Việt Nam bị
lừamất số tiền lênđến 350.000
USD, tương đương khoảng 8
tỉ đồng.
Nhận diện những chiêu lừa đảo phổ biến
nói về khoản đầu tư sinh lời
siêu lợi nhuận như vậy suýt
chút nữa tôi đã đưa tiền cho
họ. Nhưng sau đó tôi định
thần lại và từ chối” - ông
Khánh chia sẻ.
Trong khi đó, bạn của ông,
người từng trải qua các vị trí
công tác như giám đốc ngân
hàng, giám đốc quỹ đầu tư,
công ty chứng khoán… lại
chấp nhận đầu tư 300 triệu
đồng. “Trường hợp xui sẽmất
300 triệu nhưng nếu hên, có
3.000 tỉ trong tay, người bạn
tôi nói vậy” - ông Khánh kể.
“Tuyệt chiêu của Hải - kẻ
lừa đảo gắn mác nhà tư vấn
đầu tư là đẩy lòng tham của
người nghe vượt qua sự cảnh
giác, ngay cả với những người
có kinh nghiệm chuyên môn
trong lĩnh vực đầu tư tài chính”
- ông Khánh nhận định.
Cụ thể, nếu Hải đưa ra mức
lãi suất vài % hay vài chục
% thì không thực sự hấp dẫn
nhà đầu tư. Do đó Hải dùng
mánh khóe khiến cho người
nghe mất cảnh giác, cảm thấy
sẵn sàng chấp nhận mất một
số tiền nhỏ để được hưởng số
tiền vô cùng lớn. Tâm lý siêu
lợi nhuận này cũng tương tự
như việc người dân mua vé
số, nghĩa là mọi người nghĩ
đơn giản: Mua một tờVietllot
giá chỉ 10.000 đồng, nếu trúng
100 tỉ đồng thì tỉ suất sinh lời
cao gấp 10 triệu lần. Dù biết rõ
khả năng trúng Vietllot là vô
cùng thấp nhưng họ vẫn nghĩ
biết đâumình sẽ nằm trong số
% ít ỏi của những người may
mắn trúng thưởng. Như vậy,
bỏ 300 triệu đồng ra để trúng
3.000 tỉ đồng thì tỉ suất sinh
lời đạt 10.000 lần. Vậy là nhà
đầu tư dù biết mình chịu rủi ro
nhưng nghĩ biết đâumình hên!
“Tuy nhiên, cùng là đầu
tư kiểu hên xui nhưng hai
hình thức ăn may này khác
nhau ở chỗ Vietllot còn có
người trúng nhưng đầu tư
theo kiểu này thì không có
ai thắng hết. Thực tế chỉ sau
một năm kể từ khi Hải mời
gọi đầu tư với cam kết lời
khủng thì công ty của kẻ tự
xưng là nhà tư vấn đầu tư tài
chính phá sản, bỏ trốn không
còn một ai” - chuyên gia tài
chính Phan Dũng Khánh nói.
Danh sách người mất
tiền tỉ ngày càng dài
Thực tế cho thấynhững trùm
lừa đảo họ đều là bậc thầy về
PR,marketingvàhọ luôn“sáng
tạo” để mọi người chưa kịp
cảnh giác với chiêu lừa đảo
cũ đã phải “vui vẻ đón nhận”
cách thức lừa đảo mới. Các
hình thức này trải dài trênmọi
lĩnh vực, từ kinh doanh thông
thường, khởi nghiệp, bảo hiểm
cho đến chứng khoán, vàng,
tiền ảo, bất động sản…
Chính vì vậy những câu
chuyện bị lừa ngày càng dài ra
và số tiền lừa đảo ngày càng
lớn. Điển hình như vụCông ty
Liên kếtViệt đã lừa dối, chiếm
đoạt gần 2.100 tỉ đồng của gần
68.000 khách hàng. Một trong
những thủ đoạn để thuyết phục
hàng chục ngàn nhà đầu tư bỏ
tiền thamgiakinhdoanhđa cấp
biến tướng là Liên kếtViệt đưa
ra những khoản khuyến mãi
lớn như nộp 7 triệu đồng sẽ
được thưởng… hơn 400 triệu
đồng. Trường hợp vận động
đượcnhiềungười thamgiakinh
doanh đa cấp sẽ được thưởng
ô tô trị giá 1 tỉ đồng hoặc nhà
trị giá 1,8 tỉ đồng…
Mới đây nhất, Công ty
Alibaba cũng có bóng dáng
của mô hình kinh doanh đa
cấp biến tướng trong lĩnh vực
đầu tư bất động sản, bị cơ quan
điều tra cáo buộc lừa đảo gần
6.700 khách hàng với số tiền
lên tới 2.500 tỉ đồng.
Nhiều người cho rằng lòng
thamlànguyênnhânkhiếnhơn
6.700 người sụp bẫy. Nói cách
khác, các nhà đầu tư hám lợi
nênmờmắtmàdễdàngsậpbẫy
củaAlibaba. Tuy nhiên, trong
gần 7.000 khách hàng là nạn
nhân củaAlibaba có cả những
người có kinh nghiệm về bất
động sản, tài chính. Vậy câu
hỏi đặt ra là vì sao các nhà đầu
tư có kinh nghiệm vẫn bị lừa?
Một chuyên gia giấu tên
cho rằng nếu nói nhà đầu tư
sập bẫy chỉ vì hám lợi là chưa
thỏa đáng. Điều kiện cần và đủ
đểAlibaba lừa được rất nhiều
người là họ đã dùng rất nhiều
chiêu thuộc hàng “cao thủ” để
tạo được niềm tin cho khách
hàng. Ví dụ, một trong những
tuyệt chiêu của chủ tịchHĐQT
Alibaba Nguyễn Thái Luyện
là “PR ngược”.
Theo đó, Luyện đã biến tiêu
cực thành tíchcực, bất lợi thành
có lợi, biếnnhững tiếngnói xấu
xa về mình trở thành công cụ
phục vụ cho việc thuyết phục
khách hàng. Luyện không giấu
giếmnhững sai phạmcủa công
ty như cách làm thông thường.
Chẳng hạn, Luyện viết trong
quyển “Cẩm nang quản lý
sale”: “Nhờ bị đuổi việc nên
tôi mới mở Công ty Alibaba;
Nhờ cụm từ “địa ốc Alibaba
lừa đảo, rửa tiền” mà Google
hiển thị công ty của tôi nhiều
hơn.Nhờcónhiềungười tốcáo
phân lô trái phép mà tôi có cơ
hội làm việc với lãnh đạo các
tỉnh, từ đó địa ốc Alibaba có
nhiều quỹ đất và dự án lớn...”.
Cũng theo vị chuyên gia
kinh tế trên, mô hình huy động
vốn củaAlibaba còn siêu hơn
cả kinh doanh đa cấp. Nó kết
hợp giữa huy động vốn người
trước trả cho người sau cộng
thêmmột số chiêu thức khác…
nên nhiều người hào hứng
thamgia. Bên cạnhđó, cơquan
chức năng không làmhết trách
nhiệm, không ngăn chặn từ rất
sớm nên gây hậu quả đặc biệt
nghiêm trọng.•
Mới đây nhất, Công ty Alibaba bị cơ quan điều tra cáo buộc lừa đảo gần 6.700 khách hàng với số tiền lên tới 2.500 tỉ đồng. Ảnh: NT
1 3,4,5,6,7,8,9,10,11,12,...16
Powered by FlippingBook