242-2019 - page 12

12
THANHNHẬT
C
uộc đời bất hạnh của
cụ bà bị mù Nguyễn
Thị Mịch (78 tuổi, ngụ
thôn Tân Quý, xã TamVinh,
huyện PhúNinh, QuảngNam)
tưởng chừng đã đi vào ngõ
cụt. Thế nhưng sự yêu thương
kịp thời của người hàng xóm
Lê Thị Mộng Thu (52 tuổi,
ngụ cùng địa chỉ) như giúp
cụ nhìn thấy một tia sáng ở
tuổi ngoài thất thập.
Không màng khổ cực
chăm lo người dưng
Theo lời kể của bà Thu,
hoàn cảnh của cụ Mịch vô
cùng bất hạnh, cụ bị mù, mồ
côi cha mẹ từ lúc vừa lên ba.
Vì thương em gái, anh cụ
Mịch quyết không lấy vợ, ở
một mình nuôi em. Cứ thế
hai anh em đùm bọc nhau
hơn 70 năm dài đằng đẵng.
Đến giữa năm 2014, anh cụ
Mịch ngã bệnh và mãi mãi
bỏ lại người em gái mù lòa.
Cụ Mịch từ đó tuổi cao sức
yếu, không nơi nương tựa lại
còn bị mù. Không đành lòng
đứng ngoài chứng kiến hoàn
cảnh đáng thương của cụ, bà
Thu đã đứng ra thay người anh
quá cố của cụ Mịch chăm lo
từng bữa ăn, giấc ngủ cho cụ.
Bà Thu kể thời gian đầu,
sau khi anh cụ Mịch mất, bà
cùng hàng xóm thay nhau
đến nhà chăm sóc. Được vài
tháng, bà cảm nhận được nỗi
buồn, sự cô quạnh của cụ
Mịch trong căn nhà xập xệ.
Không màng đến khó khăn
đang chờ đợi, bà đưa cụ về
nhà nuôi như một thành viên
trong gia đình.
bà về nuôi thì nuôi cho đàng
hoàng chứ không thì mang
tội” - bà Thu nói.
“Tôi mong mình
đừng chết trước bà”
Bà Thu kể những ngày đầu
đưa cụ Mịch về nuôi, hàng
xóm, người thân cũng lời ra
tiếng vào. “Nhiều người nói
tôi có của, nhiều người nói tôi
khùng, tự nhiên rước cái khổ
vào người. Họ còn nói ba mẹ
ruột con cái còn đẩy qua đẩy
lại, huống hồ chi đây là người
dưng. Nhưng mà kệ...” - bà
Thu vui vẻ tâm sự.
Tuổi tác càng cao, người
già càng trở nên khó tính, “khi
nắng khi mưa” thất thường.
Khó chồng thêm khó, khoảng
một năm nay cụ Mịch không
còn minh mẫn, tính khí lạ
thường. “Nhiều lúc ăn rồi cụ
nói chưa ăn, thậm chí cụ la
mắng tôi” - bà Thu chia sẻ.
May mắn, đồng hành với
bà Thu là một gia đình biết
quan tâm, chia sẻ. Đồng cam
chịu khổ cùng bà là người
chồng chăm chỉ, ba đứa con
giàu tình yêu thương. Nhờ
đó sự vất vả, cực nhọc được
san sẻ phần nào.
Con gái của bà Thu cho
hay khi ông Ba còn sống,
thấy hoàn cảnh hai anh em cụ
Mịch ai cũng thương. Nhưng
để nhận chăm sóc thì không
ai dám. Ông Ba có nhờ một
số người nhưng không được.
“Hồi ông Ba bị đau, ông lo
không ai chăm sóc cụ Mịch.
Ông Ba có nhờ cậy nhiều
người nhưng không ai chịu
nhận. Thấy bà tội quá, mẹ
tôi nói đem bà về nuôi thì
gia đình ai cũng đồng ý hết.
Về đây mấy chị em phụ mẹ
chăm bà, nhà ăn chi bà ăn
nấy” - chị nói.
Có lẽ chung cảnh ngộ mồ
côi mẹ từ lúc sáu tuổi, bà Thu
phần nào thấu hiểu được sựbất
hạnh của cụ Mịch. Để bù đắp
phần nào cho cụ ở cái tuổi gần
đất xa trời, bàThu chỉ dámước
có thật nhiều sức khỏe, đủ khả
năng chăm sóc cho cụ.
“Đời người không ai biết
trước được điều gì. Nói thiệt,
tôimongmìnhđừng chết trước
bà. Chứ mình mà chết trước
không ai nuôi tội lắm” - bà
Thu tâm sự.•
Nhận người dưng mù lòa về
phụng dưỡng
Chăm sóc
một người già
đã khó, khó
hơn nữa khi
phải chăm
cụ già bị mù,
khôngmáu
mủ ruột rà.
Với việc làm đầy tình người
củamình, bàLêThịMộngThu là
một trong 16 cá nhân có thành
tích tiêubiểu trongviệchọc tập
và làm theo tư tưởng, đạo đức,
phong cách Hồ Chí Minh được
chủ tịchUBNDhuyệnPhúNinh
trao giấy khen.
Nhiều năm liền bà được Hội
Liên hiệp Phụ nữ huyện khen
tặng danh hiệu phụ nữ xuất
sắc cấp huyện.
Tiêu điểm
Tôi khâm phục bà Thu
“Ở đây nghèo lắm, cụ Mịch cũng không có tài sản gì để
thừa kế cả. BàThu tựnguyệnđứng ra chămsóc như thế hoàn
toàn vì tình yêu thương thôi. Không biết người khác nghĩ
gì, còn tôi thấy bà Thu là người tốt, đáng khâm phục”
-
chị
Nguyễn Thị Tâm, hàng xóm của bà Thu.
Bà Thu chămsóc cho cụMịch từng ly từng tí. Ảnh: THANHNHẬT
“Khi ông Ba (anh cụMịch)
đổ bệnh nằm bệnh viện, tôi
vừa nuôi ông vừa chăm bà.
Đến khi ông chết đi, mấy
tháng trời tôi cùng hàng xóm
qua lại chăm bà. Riết rồi thấy
thương, mình không lo cho
bà lỡ bà có chết thì tội lắm!
Thế là tôi quyết đưa bà về ở
với gia đình tôi cho tiện trông
nom, chăm sóc” - bà Thu nói.
Trong căn nhà chật chội, gia
đình bà Thu vẫn dành riêng
cho cụ Mịch một căn phòng
vừa đủ đặt chiếc giường.
Đồng hành với bà
Thu là một gia đình
biết quan tâm, chia
sẻ với một người
chồng chăm chỉ, ba
đứa con giàu tình
yêu thương.
Không đầy đủ tiện nghi,
không gian khá chật nhưng
lúc nào cũng gọn gàng, sạch
sẽ, đầy đủ hơi ấm của một
gia đình cho cụ Mịch sống
những năm cuối đời.
Hằngngày,ôngDũng-chồng
bà Thu, đi làm thuê kiếm tiền
nuôi con, còn bà Thu quanh
quẩn ở nhà chăm lo cho cụ
Mịch, gia đình coi như mất đi
một lao động. “Rứa đó! Gia
đình tôi cũng không khá giả
chi. Nhưng khó mấy thì khó
chứ mình cũng đỡ hơn bà.
Đã chấp nhận cực khổ đưa
Đời sống xã hội -
ThứHai 21-10-2019
Ra mắt hò khoan quê hương Đại tướng
Võ Nguyên Giáp tại TP.HCM
Tại buổi ra mắt CLB Hò khoan Lệ Thủy tại TP.HCM
vào ngày 20-10, ông Nguyễn Tiến Bình, Chủ nhiệm CLB,
chia sẻ những người con huyện Lệ Thủy, Quảng Bình xa
quê luôn đau đáu hướng về quê hương, nhớ về những điệu
hò khoan các thế hệ đi trước truyền khẩu hát cho nhau
nghe như một nỗi thổn thức cùng chốn quê nhà.
Bởi thế những thế hệ con dân quê hương Đại tướng Võ
Nguyên Giáp xa quê, bấy lâu tâm nguyện mái hò khoan
mộc mạc ấy như sợi dây ân tình, kết nối cộng đồng người
dân Lệ Thủy tình đoàn kết, giúp nhau vượt khó vươn lên,
qua đó bảo tồn giá trị văn hóa của thế hệ cha ông để lại
cho thế hệ hôm nay. “Mới ra đời nên đạo cụ, trang phục
CLB sẽ dần hoàn chỉnh, tích cực tập luyện để mang hò
khoan Lệ Thủy đồng hành cùng bà con xa quê như sợi dây
ân tình kết nối quê hương” - ông Bình thổ lộ.
Chia sẻ với cộng đồng người mến mộ hò khoan Lệ
Thủy, ông Phan Hồng Đăng, Phó Chủ tịch UBND huyện
Lệ Thủy, Quảng Bình, cho hay huyện có hai di sản văn
hóa phi vật thể cấp quốc gia là lễ hội đua, bơi thuyền
truyền thống trên sông Kiến Giang và hò khoan Lệ Thủy.
Để lưu giữ nếp sinh hoạt văn hóa dân gian truyền thống
hò khoan, huyện đã đưa vào giảng dạy trong trường học.
Đồng thời huyện cũng làm theo lời dặn của Đại tướng Võ
Nguyên Giáp giữ cho dòng Kiến Giang luôn sạch đẹp,
ấy như mạch nguồn của bao thế hệ người dân Lệ Thủy
giữ hồn quê qua điệu hò khoan và lễ hội đua, bơi thuyền
truyền thống hằng năm trên sông Kiến Giang. Cộng đồng
bà con xa quê luôn trân quý, lưu giữ truyền thống quê
hương càng thêm ý nghĩa.
AN NHIÊN
Nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển nhập viện
cấp cứu, bị mất tiếng nói
Theo gia đình, ngày 13-10, bệnh tình của nhạc sĩ Vũ
Đức Sao Biển đã trở nặng, khó thở và đau thắt ngực
nên gia đình đã đưa ông vào cấp cứu ở BV Nguyễn Tri
Phương (TP.HCM). Nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển đã được
các bác sĩ giải quyết cho ông tình trạng khó thở và đau
thắt ngực. Hiện ở phổi ông đã bắt đầu xuất hiện khối u.
Nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển trước đó cũng đã bị mất tiếng
vì căn bệnh ung thư vòm họng của mình. Từ khi mất tiếng
nói, ông tập trung vào việc viết sách. Ngày 15-10 mới
đây, quyển sách
Phượng ca
, viết về thời thanh xuân của
ông đã được Nhà xuất bản Văn hóa Văn nghệ phát hành.
Trước đó Nhà xuất bản Trẻ cũng đã cho phát hành quyển
Lắng nghe giai điệu bolero
của nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển.
Được biết từ năm 2017 nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển bị
vướng căn bệnh ung thư vòm họng. Từ đó đến nay ông
luôn kiên cường đấu tranh với căn bệnh quái ác, luôn nỗ
lực làm việc, viết lách, sống lạc quan. Tuy nhiên, căn
bệnh của ông đã đến giai đoạn di căn. Hiện cuộc sống của
cha đẻ những bài hát rung động lòng người như
Thu hát
cho người
,
Đêm Gành Hào nghe điệu hoài lang
,
Đau xót
lý chim quyên
,
Điệu buồn phương Nam
… đang gặp khá
nhiều khó khăn với căn bệnh quái ác.
HÒA BÌNH
Nhạc sĩ
VũĐức
Sao Biển.
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11 13,14,15,16
Powered by FlippingBook