242-2019 - page 8

8
Đô thị -
ThứHai 21-10-2019
Cà Mau: Cửa biển vừa nạo vét
xong đã bồi lấn
TRẦNVŨ
S
ở NN&PTNT tỉnh Cà
Mau vừa có văn bản trả
lời phóng viên
Pháp Luật
TP.HCM
về những vấn đề liên
quan đến vụ việc ngư dân phản
ánh tình trạng dự án cửa biển
Khánh Hội (huyện U Minh,
Cà Mau - do Sở NN&PTNT
tỉnh Cà Mau làm chủ đầu tư)
sau khi nạo vét còn khó đi
hơn trước, làm tàu của ngư
dân gặp nạn.
Dân bị chìm tàu,
thiệt hại 3 tỉ đồng
Cụ thể, cuối tháng 9 vừa
qua, hàng chục ngư dân phản
ánh cửa biển Khánh Hội sau
khi tốn hàng chục tỉ đồng để
nạo vét thì càng khó đi hơn
trước. Đặc biệt, một tàu biển
của ngư dân bị chìm, thiệt hại
hơn 3 tỉ đồng.
Tại một báo cáo chính thức
của UBND huyện U Minh
đầu tháng 9-2019 có tiêu đề
“Báo cáo tình hình bồi lấn ở
cửa biển Khánh Hội, gây chìm
tàu của ngư dân”, nội dung thể
hiện có năm người được cử
làm đại diện cho bà con ngư
dân ở Khánh Hội đến UBND
huyện yêu cầu cấp thiết xử lý
tình trạng bồi lắng cửa biển.
Trong đó có một tàu biển bị
chìmở ngay cửa biển này, thiệt
hại hoàn toàn tài sản.
Báo cáo cũng ghi nhận thực
trạng hiện nay ngư dân ra vào
cửa biển Khánh Hội phải thuê
tàu lai dắt vì cạn do những gò
đất được tạo ra bởi dự án nạo
vét cửa biển Khánh Hội hồi
năm ngoái (2018). Bên cạnh
đó có sự ảnh hưởng của áp
thấp nhiệt đới, bão số 3 gây
bồi lắng ngày càng nhiều.
“Hơn 10 năm trước cũng có
dự án nạo vét cửa biển Khánh
Hội này. Khi đó người ta dùng
xáng thổi ống to, đường kính
1 m. Còn lần này họ dùng loại
ống nhỏ xíu, đường kính có 2
tấc, hỏi sao mà có chất lượng
chứ?” - chịTrầnThịThấm, ở ấp
4, xã Khánh Hội, một chủ tàu
cá nơi đây kể với phóng viên.
Còn ông Trịnh Văn Đời,
ngư dân có tàu biển bị chìm,
thiệt hại hoàn toàn hôm 3-9 thì
quả quyết: “Sau nạo vét khó đi
hơn trước. Trước cửa biển có
cạn nhưng đất bùn nhão, tàu
vẫn tăng tốc rướn qua được,
nay họ làm bằng xáng cạp, tạo
các dòng khoai rất cứng làm
tàu tôi bị vướng, không tự rút
được, sóng dập tàu quay theo
và bị đánh úp”. Sợ lại bị chìm,
ông Đời cho biết phải mời một
tàu kéo từ Kiên Giang qua đậu
thường trực ở cửa biển để lai
dắt tàu ngư dân ra vào cửa
cho an toàn.
Hồ sơ: Xáng thổi lớn;
khi làm: Xáng thổi nhỏ
Trong văn bản trả lời, Sở
NN&PTNT tỉnh Cà Mau thừa
nhận hồ sơ thiết kế thi công
nạo vét cửa biển Khánh Hội là
dùng toàn xáng thổi lớn. Quá
trình thi công, nhà thầu có lén
đưa xáng thổi nhỏ vào thi công
đã bị chủ đầu tư phát hiện và
phạt hành chính 25 triệu đồng.
SởNN&PTNTcũngxácđịnh
việc cửa biển bồi lấn, ngư dân
mắccạn thườngxuyên làcó thật.
Nhưng sở này cho rằng nguyên
nhân chủ yếu là khách quan, do
tốc độ bồi lấn đang rất cao, ở
hầu hết các cửa biển đều vậy,
saumột năm là bồi lắng lại như
ban đầu. Theo Sở NN&PTNT,
do dự án này còn bảo hành nên
sẽ đưa cơ giới vào để nạo vét,
sửa lại những chỗ cạn.
Chủ thầu: Chúng tôi đã chịu phạt
Về vấnđề công trình vừa xongđã bồi lắng, đại diệnCông
ty cổ phần Xây dựng công trình Hồng Lâm (nhà thầu dự
án) lý giải:“Vấn đề đưa thiết bị nhỏ, sai thiết kế vào thi công
là vì chúng tôi thấy cần đẩy nhanh tiến độ. Bên cạnh xáng
thổi lớn đúng thiết kế, chúng tôi có đưa 11 xáng thổi nhỏ,
làm được bốn ngày thì chủ đầu tư buộc dừng và chúng
tôi đã dừng lại, chịu phạt”.
Đại diện này cũng cho rằng cửa biển bồi lấn thì chủ yếu
do ảnh hưởng của bão số 3, đã được đoàn khảo sát của
tỉnh kết luận rõ.“Riêng những dòng đất cứng mà dân gọi
là dòng khoai do chúng tôi thi công để lại là không đúng.
Đoàn khảo sát đã khảo sát và kết luận chứ không phải tôi
tự khảo sát” - đại diện này nói.
Đại diện này cho biết thêm hiện nay do yêu cầu của
chủ đầu tư, công ty đã đưa cơ giới đến cửa biển Khánh
Hội chuẩn bị nạo vét lại. Do đặc điểm nạo vét không có
quy định bảo hành nên phần này sẽ do chủ đầu tư chịu.
Một con tàu chìm ở hai vị trí
Riêng vị trí tàu ông Trịnh Văn Đời bị chìm, Sở NN&PTNT
cho rằng sau khi sở chủ trì khảo sát lại thì nằm ngoài khu
vực dự án nạo vét.
Tuy nhiên, ông Đời khẳng định:“Hôm đó họ có gọi điện
thoại nhưng tôi bận việc không thamgia được. Nhưng nếu
họ lấy vị trí xác tàu hiện nay thì nằm ngoài dự án nạo vét
là phải rồi. Bởi sau khi bị vướng dòng khoai, sóng đánh lật
thì nó bắt đầu trôi đi. Còn vị trí chìm là ở giữa lòng lạch vào
cửa, cáchđồnbiênphòng600m. Lúcmới chìm, tài côngcủa
tôi có trình báo và đồn đã lập biên bản, có tọa độ rõ ràng”.
Như vậy, quá trình khảo sát lại vị trí tàu chìm của Sở
NN&PTNT là không khớp với biên bản do đồn biên phòng
lập lúc tàu mới chìm.
Về vấn đề này, UBND tỉnh CàMau cho hay đã chỉ đạo các
cơ quan liên quan khảo sát thực tế, làm rõ nguyên nhân
vụ việc để có biện pháp xử lý đúng quy định.
Sở NN&PTNT cũng
xác định việc cửa
biển bồi lấn, ngư
dân mắc cạn thường
xuyên là có thật.
Nhưng sở này cho
rằng nguyên nhân
chủ yếu là khách
quan, do tốc độ bồi
lấn đang rất cao, ở
hầu hết các cửa biển
đều vậy, sau một
năm là bồi lắng lại
như ban đầu.
Ngư dân CàMau phải mời một tàu kéo đậu thường trực ở cửa biển để lai dắt tàu ra vào cho an toàn.
Theo người dân, nhà thầu thi công đã dùng xáng thổi bùn loại nhỏ để thi công phía đất liền.
Ảnh: TRẦNVŨ
Tiêu điểm
Năm2016, Sở NN&PTNT tỉnh
Cà Mau triển khai thực hiện dự
án tránh bão kết hợp bến cá tại
cửabiểnKhánhHộivớitổngmức
đầu tư dự kiến là 134 tỉ đồng.
Trongđóphần nạo vét doCông
tyHồng Lâmthực hiện, có chiều
dài 4,5km,mứcđược thanh toán
gần 14 tỉ đồng. Phần nạo vét
thi công từ năm 2016 và hoàn
thành, nghiệm thu đưa vào sử
dụng từ cuối năm 2018.
Sở này cũng xác nhận nhà
thầu dùng cả xáng cạp dây
để thi công ngoài cửa biển là
có. Tuy không đúng thiết kế
nhưng được chủ đầu tư chấp
nhận vì phát sinh thực tế không
có chỗ đổ đất nên phải dùng
xáng cạp múc đất lên sà lan
di chuyển đến một bãi tập kết
ở mé biển rồi thổi vào trong.
Ông Tô Quốc Nam, Phó
Giám đốc Sở NN&PTNT
tỉnh Cà Mau, lý giải thêm:
Do địa bàn thi công sông
nước rộng lớn nên nhà thầu
lợi dụng đưa phương tiện sai
vào. Còn thụ động đổ đất là
vì đồn biên phòng không
cho đổ vào khu vực rừng
phòng hộ.•
Thu hồi hai dự án du lịch gần
căn cứ quân sự Cam Ranh
Ngày 20-10, một lãnh đạo Sở KH&ĐT tỉnh Khánh Hòa
xác nhận cơ quan này vừa ban hành các quyết định chấm
dứt hoạt động, thu hồi giấy chứng nhận đầu tư đối với dự
án khu biệt thự nghỉ dưỡng - du lịch sinh thái Mũi Hời và
dự án khu du lịch sinh thái Mũi Hời - Ngọc Sương. Lý do
là nhà đầu tư không được tiếp tục sử dụng địa điểm đầu tư
theo Điều 48 Luật Đầu tư năm 2014.
Theo Sở
KH&ĐT, dự án
khu biệt thự nghỉ
dưỡng - du lịch
sinh thái Mũi Hời
rộng 40 ha do
Công ty TNHH
Văn Phong làm
chủ đầu tư được
tỉnh cấp chứng
nhận đầu tư hồi
năm 2011. Còn dự án khu du lịch sinh thái Mũi Hời - Ngọc
Sương rộng 8 ha do Công ty CP Ngọc Sương làm chủ đầu tư,
được cấp chứng nhận đầu tư năm 2012. Hai dự án trên nằm
ở khu vực Mũi Hời thuộc xã Cam Lập, TP Cam Ranh. Cả hai
dự án đều nằm hoàn toàn trong vành đai an ninh quốc phòng.
Trước khi cho chủ trương đầu tư, tỉnh Khánh Hòa đã xin ý
kiến Bộ Quốc phòng và được đồng ý.
Tuy nhiên, tháng 9-2015, Thủ tướng ban hành quy chế đảm
bảo an ninh, an toàn căn cứ quân sự Cam Ranh, trong đó quy
định rõ: “Riêng khu vực Mũi Hời, đảo Bình Ba, Hòn Chút
không được tiến hành, phát triển các loại hình du lịch”.
Theo lãnh đạo Sở KH&ĐT, tỉnh đã xin ý kiến Bộ Quốc
phòng về hai dự án du lịch trên nhưng đến nay chưa được
trả lời. Do hai dự án nằm ở vị trí nhạy cảm nên tỉnh Khánh
Hòa quyết định thu hồi, chấm dứt hoạt động. Việc tính toán,
bồi thường cho các nhà đầu tư sẽ giải quyết sau.
TẤN LỘC
Nhiều phương án giảm tai nạn
đường Nguyễn Duy Trinh
Mới dây, nhiều người dân phản ánh đường Nguyễn Duy
Trinh nối quận 2 với quận 9 (TP.HCM) rất nguy hiểm cho
người đi đường vì có nhiều vụ tai nạn thương tâm xảy ra.
Trong khi đó dự án mở rộng đường này vẫn chưa được triển
khai. Người dân mong muốn cơ quan chức năng sớm thực
hiện dự án để việc đi lại được thuận tiện hơn.
Trao đổi với
Pháp Luật TP.HCM
, ông Võ Khánh Hưng, Phó
Giámđốc SởGTVT, cho biết: ĐườngNguyễnDuyTrinh thường
xuyên xảy ra tai nạn do đường quá hẹp, lượng xe container đi
lại rất lớn, giữa các làn xe lại không có con lươn ngăn cách.
Trong quá trình chờ triển khai dự án mở rộng đường, sở đã
đưa ra nhiều giải pháp nhằm tuyên truyền đến người dân, tài
xế lưu thông trên tuyến đường này.
Đơn cử như việc treo nhiều pano cảnh báo đỏ rực dọc hai
bên đường. Đồng thời sở kiến nghị Bộ GTVT cho phép sử
dụng đường dưới dạ cầu cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu
Giây cho xe hai bánh và xe hơi lưu thông để chia sẻ áp lực
với đường Nguyễn Duy Trinh.
Theo Sở GTVT, giải pháp căn cơ là phê duyệt dự án mở
rộng đường Nguyễn Duy Trinh đoạn từ đường 990 đến vành
đai 2 trước 30-10-2019. Phấn đấu năm 2020 sẽ thực hiện bồi
thường xong để thi công.
THÁI NGUYÊN
Một góc dự án khu du lịch sinh thái Mũi Hời -
Ngọc Sương. Ảnh: TL
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook