242-2019 - page 3

3
Thời sự -
ThứHai 21-10-2019
Tiêu điểm
NghịtrìnhcủaQuốchộithông
thườnggồmhai phần. Đầu tiên
là chương trình của Chínhphủ,
tập trungphản ánhưu tiên của
quốc gia trong đó. Qua điều
hành, Chính phủ thấy vấn đề,
giải pháp chính sáchmà thuộc
thẩm quyền của Quốc hội thì
Chính phủ trình để Quốc hội
phê chuẩn. Đó có thể là chính
sách lậppháp như sửa đổi, ban
hành mới luật, hoặc đơn giản
như báo cáo khả thi xây dựng
sân bay Long Thành.
Ngoài chương trình Chính
phủthìQuốchộicòncóchương
trìnhcủamình,gắnvớicôngviệc
của các đại biểu Quốc hội. Đại
biểu có thể tác động lên nghị
trìnhQuốc hội bằng kiến nghị,
chẳnghạn sáng kiếnpháp luật,
haynghị quyết nhắcnhởChính
phủ việc gì đó.
“Còn chuyện Quốc
hội họp kín, họp
riêng thì bình
thường thôi. Vấn đề
an ninh, quốc phòng
không phải cái gì
cũng công khai hết
được. Nhưng đại
biểu khi có đủ thông
tin, bằng cách nào
đó họ sẽ chuyển
tải tới cử tri” - TS
Nguyễn Sĩ Dũng.
uốc hội
cách nào đó họ sẽ chuyển tải
tới cử tri.
Xử lý các vấn đề liên
quan đến nhân sự
. Vào lúc này, cả hệ thống
chính trị đang tập trung công
tác chuẩn bị đại hội đảng các
cấp. Liệu việc đó tác động thế
nào vào nghị trình Quốc hội?
+Việc chuẩn bị cho đại hội
đảng các cấp, nhất là đại hội
đảng toàn quốc cũng chính là
chuẩn bị các quyết sách lớn
cho năm năm tiếp theo, thậm
chí tầm nhìn 10-20 năm. Như
thế, các đại biểu mà hầu hết
là đảng viên sẽ rất quan tâm.
Tuy nhiên, những quyết
sách đó đang trong quá trình
dự thảo bên Đảng, cũng chưa
công bố rộng rãi nên kỳ họp
này chắc sẽ chưa có phản ứng
nào từ phía đại biểu. Và như
thế cũng khó tác động nào có
giá trị chính sách từ đại biểu.
Nhưng có thể công tác
chuẩn bị đại hội ở đơn vị, tổ
chức của mình sẽ tác động
một phần lên sự tập trung
của đại biểu. Con người ta
dễ phân tâm, nhất là trước
những vấn đề sát sườn của
đại hội như nhân sự, bộ máy
còn nhiều ngổn ngang
.
. Kỳ họp này sẽ cómột phần
nhỏ cho công tác nhân sự…
Nó phản ánh đặc thù gì ở ta
khi các chức danh theo nhiệm
kỳQuốc hội lại không thể theo
đuổi hết năm năm của mình?
+ Khi thiết lập chế độ bầu
cử, cử tri cũng như đại biểu
luôn mong muốn người được
bầu sẽ có thể làmtrọn cả nhiệm
kỳ của mình, trừ tình huống
bất khả kháng hoặc vi phạm
pháp luật nghiêm trọng. Đây
cũng là yêu cầu chung về ổn
định tổ chức, bộmáy, nhân sự.
Nhưng ở ta, công tác cán bộ
là công tác của Đảng, cho nên
không tránh khỏi tình huống
như Chủ nhiệmỦy ban Pháp
luật Nguyễn Khắc Định được
điều động đi làmbí thưKhánh
Hòa. Và như Bộ trưởng Y tế
Nguyễn Thị Kim Tiến, chức
danh do Quốc hội phê chuẩn,
phải nghỉ quản lý khi chưa
hết nhiệm kỳ nhưng hết tuổi
theo quy định của Đảng với
nhân sự không phải là ủy viên
Trung ương…
. Xin cám ơn ông.•
Quốc hội khóa XIV, rồi Quốc hội bầu và phê chuẩn các thành
viên mới của Chính phủ. Như thế Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
và nhiều bộ trưởng cùng thời không làm hết nhiệm kỳ được bầu.
Cũng như vậy, ở một số địa phương, bí thư tỉnh ủy, chủ tịch
HĐND hay chủ tịch UBND tỉnh mà không phải là ủy viên Trung
ương thì cứ đủ 60 tuổi là nghỉ. Đó là ông Hoàng Văn Chất, Bí thư
Tỉnh ủy Sơn La, vừa nghỉ hưu hồi tháng 9; là ông Trần Đức Long,
Chủ tịch UBND Quảng Ninh, nghỉ chế độ hồi tháng 5…Họ đều
là cán bộ nắm chức danh theo nhiệm kỳ do HĐND tỉnh bầu, là
tỉnh ủy viên, ủy viên ban thường vụ tỉnh ủy do đại hội đảng bộ địa
phương bầu ra ở kỳ đại hội trước và đều nghỉ khi chưa hết nhiệm
kỳ bầu cử.
NGHĨANHÂN
VIỆTHOA- THANHTUYỀN
Con hẻm 419/14, khu phố 6, phường Hiệp Bình Chánh
chỉ dài khoảng vài trăm mét nhưng có nhiều công trình xây
dựng không phép từ nhiều năm nay mà không bị xử lý.
Điều đáng ngạc nhiên trong số đó có công trình của ông Lê
Hữu Thành, hiện là phó chủ tịch thường trực HĐND quận
Thủ Đức và nhiều người thân gia đình của ông.
Nhiều công trình xây “lụi” trong một hẻm
Theo hồ sơ của UBND phường Hiệp Bình Chánh,
hiện có chín công trình xây dựng không phép ở nhiều
thời điểm khác nhau, tập trung chủ yếu từ năm 2015
đến nay. Trong đó, nhiều công trình đã được UBND
phường Hiệp Bình Chánh lập hồ sơ, có biên bản đình
chỉ thi công, quyết định xử phạt vi phạm hành chính
và ban hành quyết định cưỡng chế. Tuy
nhiên, đến nay các công trình này vẫn
không hề hấn gì.
Từ đầu hẻm 419/14 đi vào chưa tới
100 m có thể dễ dàng nhìn thấy một dãy
năm căn nhà xưởng đang hoạt động.
Theo hồ sơ của UBND phường Hiệp
Bình Chánh, cả năm công trình này đều
xây “lụi” và một trong số đó là của ông
Lê Hữu Thành. Các công trình còn lại
là của các anh chị em trong gia đình là
bà Lê Thị Ngọc Phụng, Lê Thị Ngọc
Tuyết, Lê Thị Kim Linh và ông Lê Ngọc
Dương. Ngày 16-10, phóng viên có mặt
tại hiện trường và ghi nhận các công
trình nhà xưởng hiện nay đang hoạt động
bình thường.
Liên quan đến khu đất của gia đình ông Thành, theo
báo cáo của phường Hiệp Bình Chánh, năm công trình
nhà xưởng nêu trên nằm trong khu đất có diện tích
5.789 m
2
, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên
ông Lê Ngọc Lớn (cha ruột của ông Lê Hữu Thành). Vị
trí của khu đất thuộc quy hoạch đất ga dự trữ theo Quyết
định số 4940/2013 của UBND TP.HCM.
Theo tài liệu phóng viên có được, trong số chín công
trình nêu trên, trừ trường hợp khu nhà xưởng của ông
Thành (khoảng 470 m
2
), bà Tuyết (120 m
2
) là chưa được
lập hồ sơ xử lý, bảy công trình còn lại đã có hồ sơ nhưng
chưa tiến hành cưỡng chế.
Ông Lê Hữu Thành thừa nhận sai,
xin tự tháo dỡ
Trao đổi với
Pháp Luật TP.HCM
ngày 16-11, ông
Thành thừa nhận là có xây dựng công trình không phép
như đã nêu trên. Ông Thành cho hay ông và các anh
em trong gia đình được cha mẹ chia cho mỗi người một
phần đất trong tổng diện tích gần 6.000 m
2
.
Theo ông Thành, công trình của ông trước đây vốn là
chuồng nuôi heo, sau đó do bị ô nhiễm nên ông cải tạo
thành nhà xưởng để cho thuê làm bao bì. “Do khu đất
nằm trong quy hoạch ga dự trữ nên gần như không thể
làm gì, đất đai để hoang tàn quá nên tận dụng trong thời
gian Nhà nước chưa thực hiện quy hoạch. Tôi có cam
kết là sẽ tự tháo dỡ khi Nhà nước thực hiện quy hoạch
mà không đòi hỏi gì” - ông Thành nói.
Ông Thành cũng cho biết ông đã từng
có đơn gửi UBND quận Thủ Đức và
phường Hiệp Bình Chánh xin được tồn
tại công trình cho đến khi Nhà nước
thực hiện quy hoạch. Tuy nhiên, đến
nay ông chưa nhận được phản hồi của
các cơ quan này. “Tôi cũng biết là việc
xây dựng mà không xin phép là trái với
quy định pháp luật. Sai là rõ ràng rồi. Vì
vậy, tôi xin chấp hành tự tháo dỡ công
trình trong thời gian tới” - ông Thành
cho hay.
“Không ưu ái”, sao bỏ ngoài
kết luận thanh tra?
Phóng viên đặt vấn đề nhiều người dân
trong khu vực xây dựng không phép bị cưỡng chế, riêng gia
đình ông Thành thì không bị gì, như vậy liệu có sự bao che,
nể nang hoặc ưu ái của lực lượng thi hành công vụ. Ông
Thành khẳng định: “Không có chuyện ưu ái hay bao che
cho công trình của tôi”.
Được biết ngày 20-2-2019, Chủ tịch UBND quận Thủ
Đức Đặng Nguyễn Hoàng Minh đã ký quyết định thanh tra
việc thực hiện các quy định pháp luật về phòng chống tham
nhũng, thực hiện chống lãng phí tại UBND phường Hiệp
Bình Chánh. Một trong những nội dung được thanh tra là về
lĩnh vực trật tự xây dựng.
Đáng lưu ý, trong quyết định này, chủ tịch quận Thủ
Đức giao ông Lê Ngọc Quí (em ruột của ông Lê Hữu
PhóChủ tịchHĐNDThủĐức và
người thânxây khôngphép
“Tôi cũng biết là việc
xây dựng mà không
xin phép là trái với
quy định pháp luật.
Sai là rõ ràng rồi.
Vì vậy, tôi xin chấp
hành tự tháo dỡ công
trình trong thời gian
tới” - Phó Chủ tịch
HĐND quận Thủ
Đức Lê Hữu Thành.
Nămcăn nhà xưởng của gia đình
ông Lê Hữu Thành chiếmgần nửa
con hẻm419/14, khu phố 6, phường
Hiệp Bình Chánh, TP.HCM. Ảnh: VH
Các địa chỉ trách nhiệm nói gì?
Ông Lê HữuThành, Phó Chủ tịchHĐND quậnThủĐức, thừa nhận
việc xây công trình không phép củamình là sai và camkết tháo dỡ.
Trước đó
PhápLuật TP.HCM
cũngđã liênhệ với ôngNguyễn
Mạnh Cường, Bí thư Quận ủy quận Thủ Đức, liên quan đến
tình trạng vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn, trong đó
có trường hợp ôngThành là đảng viên, đồng thời là phó chủ
tịch thường trực HĐND quận. Ông Cường cho biết ông sẽ
trao đổi với ông Đặng Nguyễn Thanh Minh, Chủ tịch UBND
quận Thủ Đức, để xếp lịch trao đổi cụ thể.
Tuy nhiên, khi phóng viên liên hệ với ông Minh, ông cho
biết lãnh đạo quận không thể sắp xếp thời gian trao đổi trực
tiếp với phóng viên vì đang rà soát. ÔngMinh cho biết quận
sẽ cung cấp thông tin cho báo chí về các nội dung phóng
viên đề nghị sau.
“Tại sao không xử lý công trình xây dựng không phép của
ôngThành và nhiều người thân trong gia đình, liệu có sự bao
che, ưu ái hoặc nể nang trong quá trình xử lý? Hướng xử lý
những công trình này tới đây như thế nào?”. Trả lời các câu
hỏi này, ông Nguyễn Ngọc Tuấn, Chủ tịch UBND phường
Hiệp Bình Chánh, cho biết phường đang trong quá trình
rà soát, báo cáo UBND quận Thủ Đức. Do đó, ông Tuấn đề
nghị phóng viên chờ UBND quậnThủ Đức trả lời chính thức.
Thành), Chánh Thanh tra quận
(nay là trưởng Phòng Tư pháp),
giám sát hoạt động của đoàn
thanh tra. Trong đó, ông Quí có
nhiệm vụ báo cáo với chủ tịch
quận về kết quả giám sát và kiến
nghị các giải pháp khắc phục,
đồng thời chịu trách nhiệm về
tính trung thực của báo cáo.
Trong Kết luận thanh tra số
534 ngày 3-6-2019, các công
trình xây dựng không phép mà
chúng tôi nêu trên không được
nhắc đến.•
1,2 4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,...16
Powered by FlippingBook