242-2019 - page 6

6
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứHai 21-10-2019
Nhiều nơi cùng
ra đòn triệt nạn
tráo sổ đỏ
Để xử lý được tội lừa đảo hay tội làm, sử dụng giấy tờ,
tài liệu giả… thì không cứng nhắc một chiều là đã có
hậu quả hay chưa, đã chiếmđoạt được hay không…
KIMPHỤNG
L
oạt bài
“Chấn động nạn tráo sổ đỏ”
(đăng từ ngày 17 đến 19-10) đã cảnh
báo một vấn nạn trong lĩnh vực công
chứng các giao dịch nhà đất.
Đó là kẻ gian đã giả vờ hỏi mua nhà để xin
chụp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở (nói gọn là sổ đỏ), sau
đó làm giả rồi quay lại đòi xem bản chính
để tráo lấy sổ đỏ thật. Từ sổ đỏ đánh tráo
đó, kẻ gian đã giả chủ sở hữu nhà, đồng thời
làm giả giấy tờ tùy thân đi công chứng hợp
đồng ủy quyền, chuyển nhượng nhà đất để
chiếm đoạt nhà…
PHAN THỊ
BÌNHTHUẬN
,
Phó
Giámđốc SởTưpháp
TP.HCM,
nhận định:
Tình trạng giả giấy,
giả người khác để
thực hiện các thủ tục
công chứng, chứng
thực đang là vấn đề
nghiêm trọng không
chỉ xảy ra ởTP.HCM
mà còn ở các tỉnh, TP khác trên cả nước.
. Phóng viên:
Bà đánh giá sao về việc có
nhiều vụ tráo sổ đỏ để chiếm đoạt nhà người
khác được bắt đầu bằng hợp đồng ủy quyền
do các văn phòng công chứng (VPCC) ở
tỉnh chứng nhận. Từ hợp đồng ủy quyền đó,
nhiều VPCC ở TP.HCM đã lần lượt chứng
nhận các giao dịch tiếp theo khiến số nạn
nhân tăng lên...
+ Đúng là trước đây việc giả mạo chỉ để
thực hiện các hợp đồng, giao dịch tại các tổ
chức hành nghề công chứng trong phạm vi
tỉnh, TP thì nay tại TP.HCM phát sinh tình
trạng giả mạo giấy tờ và giả người để lập
hợp đồng ủy quyền tại các tổ chức hành nghề
công chứng ở các tỉnh, TP khác. Sau đó sử
dụng hợp đồng ủy quyền này để thực hiện
việc mua bán, chuyển nhượng, thế chấp tài
sản tại các tổ chức hành nghề công chứng
trên địa bàn TP.HCM.
Số lượng vụ việc phát hiện hoặc tiềm ẩn
dấu hiệu giả mạo ngày càng tăng với thủ
đoạn thực hiện ngày càng tinh vi, phức tạp.
Sở Tư pháp nhận thấy việc giả mạo để thực
hiện thủ tục công chứng, chứng thực có các
hình thức như giả bên chuyển nhượng, bên
ủy quyền, bên tặng cho (giả vợ, chồng, cha,
mẹ, con...); giả một người hoặc có trường
hợp giả nhiều người để thực hiện các hợp
đồng, giao dịch.
Việc giả mạo trong hoạt động công chứng,
chứng thực gây ra hậu quả nặng nề cho xã
hội, tác động và ảnh hưởng xấu đến tình hình
an ninh trật tự xã hội, đến việc bảo đảm an
toàn pháp lý cho các hợp đồng giao dịch; gây
thiệt hại về tinh thần và tài sản cho cá nhân,
tổ chức bị lừa đảo, chiếm đoạt, đồng thời gây
Ông
NGUYỄN TRÍ HÒA
,
Phó Chủ tịch Hội Công chứng viên TP.HCM:
Đừng chờ có hậu quả thiệt hại thực tế
mới xử lý
Theo tôi, để giảm sự giả mạo, các tổ chức
hành nghề công chứng nên trang bị đầy đủ
công cụ hỗ trợ như máy quét dấu vân tay,
máy soi, kính lúp, hệ thống camera giám
sát. Các công chứng viên trước khi ký công
chứng cần xem xét kỹ các giấy tờ xuất trình
(nên qua kính lúp phóng đại 30-40 lần); đặt
câuhỏi càngnhiềucàng tốt với cácbên tham
gia giao dịch. Đặc biệt là phải cẩn trọng với
CMND được bọc lại và việc mua bán qua ủy
quyền, cảnhgiác với nhữnggiaodịchmà địa
chỉ bất động sản, nơi cư ngụ của các bên giao dịch ở khá xa nơi công
chứng viên đang hành nghề…
Tôi cũng đề nghị các cơ quan công an tích cực hỗ trợ nhiệt tình khi
nhận được tin báo về giả người, giả giấy và nên thông báo kết quả
xử lý cho nơi đã báo tin…Việc xử lý khi phát hiện giả người, giả giấy
trong thời gian qua hình như là quá nhẹ hoặc không xử lý dẫn đến
tình trạng khinh nhờn, thậm chí công khai thể hiện qua việc các đối
tượng quảng cáo, nhắn tin đến rất nhiều số điện thoại khác nhau về
việc đảm nhận làm giả giấy tờ, bằng cấp…
Tôi có tìm hiểu thì được biết quan điểm của cơ quan tiến hành tố
tụng là chỉ khi nào có đầy đủ căn cứ như bắt quả tang đối tượng có
dụng cụ, phương tiện in, làm giả con dấu, giấy tờ của cơ quan nhà
nước hoặc phải có hậu quả thiệt hại thực tế xảy ra mới xử lý được
tội làm hoặc sử dụng giấy tờ, tài liệu của cơ quan, tổ chức, lừa đảo
chiếm đoạt tài sản.
Theo tôi, khi người yêu cầu công chứng có hành vi giảmạo với mục
đích chiếmđoạt tài sản của người khác thì đó là hành vi trái pháp luật,
gây nguy hiểm cho xã hội. Mặc dù hành vi này bị phát hiện, ngăn
chặn kịp thời nhưng đây là hành vi gian dối, lợi dụng sự tin tưởng
của người dân vào tính chất pháp lý của hoạt động công chứng để
chiếm đoạt tài sản và thông thường giá trị mong muốn chiếm đoạt
là lớn. Việc phát hiện, ngăn chặn kịp thời là nguyên nhân khách quan
làm cho việc chiếm đoạt tài sản của đối tượng có hành vi giả mạo
không thực hiện được.
Vì vậy, việc xử lý tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hay tội làm, sử dụng
giấy tờ, tài liệu giả… không nên cứng nhắc một chiều là đã có hậu
quả hay chưa, đã chiếm đoạt được hay không thì mới có thể khởi tố,
điều tra, truy tố, xét xử. Đây nên xem là tình tiết trong việc lượng hình,
còn khi đã có hành vi giả mạo được phát hiện thì cần đề nghị truy tố
hành vi vi phạm theo giai đoạn: Chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa
đạt hay tội phạm đã hoàn thành.
Luât gia
NGUYỄNVĂN THÀNH,
Hôi Luật gia quận 10, TP.HCM:
Không đưa thông tin sổ đỏ lên mạng xã hội
Người có nhu cầu mua bán nhà không
nên phôtô va cung câp cho ngươi khac toan
bô giây tơ nha, đất (sổ đỏ, sổ hồng, CMND/
CCCD, hô khâu, lệ phí trước bạ…). Cũng
không nên đưa toan bô thông tin bản chính
sổ đỏ công khai trên cac trang mang xa hôi
(Facebook, Zalo, ...) vi sẽ bi cac đôi tương
xâu lơi dung cac thông tin cu thê đo đê gia
giây tờ. Thường khi đên xem nha hoăc đên
các tổ chức hành nghề công chứng đê công
chứng hợp đồngmua ban thì cac đôi tương
xâu sẽ dan canh va tao ra tinh trang lôn xôn đê ngươi chu nhà, đất
mât canh giac va đanh trao sổ đỏ.
Do đo, ngươi chu nhà, chủ đất phai giư cân thân bản chính sổ đỏ
va đê phong, nâng cao tinh thân canh giac cao đô. Khi bi phat hiên
sổ đỏmình đang giữ là sổ giả thì phai gâp rut trinh bao cơ quan công
an co thâmquyên, chi nhanh văn phong đăng ky đât đai quân, huyên
nơi câp giây đê cac cơ quan nay kịp thời xử lý ngăn chăn cac giao dich
tranh hâu qua phap ly đang tiêc xay ra.
tâm lý lo lắng, bất an cho công chứng viên
và người thực hiện chứng thực.
. TP.HCM sẽ xử lý sao đối với những chuyện
không hay này để người dân không phải bất
an, thưa bà?
+ Thời gian qua Sở Tư pháp đã chủ động
phối hợp với UBND quận, huyện, các tổ
chức hành nghề công chứng rà soát quy
định về xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực bổ trợ tư pháp để đề xuất sửa đổi
những bất cập trong quy định về xử phạt vi
phạm hành chính đối với hành vi giả người,
sử dụng giấy tờ giả mạo.
Chúng tôi đã phối hợp với Công an TP
tổ chức bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nhận
diện, phát hiện giấy tờ giả, giả mạo người
khác trong hoạt động hành nghề công chứng;
đề nghị các tổ chức hành nghề công chứng
trang bị máy soi dấu vân tay, giấy tờ, kính
lúp… để kiểm tra hồ sơ công chứng. Chúng
tôi cũng kịp thời cung cấp, chia sẻ thông
tin về nguồn gốc tài sản, tình trạng giao
dịch của tài sản và các thông tin khác về
biện pháp ngăn chặn để đưa vào cơ sở dữ
liệu công chứng; thường xuyên, kịp thời
phối hợp với Sở Tư pháp, cơ quan công an
trong việc phát hiện, điều tra, xử lý hành vi
vi phạm giả mạo giấy tờ, chủ thể tham gia
các hợp đồng, giao dịch.
Ngoài ra, sở cũng thường xuyên chấn chỉnh,
nhắc nhở công chứng viên nghiêm túc thực
hiện đúng quy trình công chứng, chứng thực,
ý thức đạo đức nghề nghiệp, thận trọng kiểm
tra giấy tờ, thông tin chủ thể, tài sản, nội dung,
mục đích giao dịch. Cùng với đó là tra cứu
cơ sở dữ liệu công chứng, chương trình quản
lý chữ ký, con dấu, giải thích cho người yêu
cầu công chứng, chứng thực hiểu rõ nghĩa vụ,
trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu chính
xác, hợp pháp và các hành vi nghiêm cấm.
Sắp tới sở sẽ phối hợp với Sở TN&MT, Cục
Thuế TP và Sở TT&TT nghiên cứu, đề xuất
xây dựng và thực hiện kết nối, chia sẻ thông
tin liên quan đến nguồn gốc và lịch sử giao
dịch tài sản nhà đất...
.
Xin cám ơn bà
.•
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook