242-2019 - page 2

2
Thời sự -
ThứHai 21-10-2019
NGHĨANHÂN
H
ôm nay (21-10), Kỳ
họp thứ 8, Quốc hội
khóa XIV khai mạc.
Báo
Pháp Luật TP.HCM
đã có cuộc phỏng vấn TS
Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên
Phó Chủ nhiệm Văn phòng
Quốc hội, liên quan đến các
điểm nóng mà cử tri, người
dân quan tâm, dự kiến sẽ
đưa vào nghị trình lần này
.
Cử tri quan tâm
nhiều đến biển Đông
. Phóng viên:
Thưa ông,
tuần này Quốc hội khai mạc
kỳ họp thường niên cuối năm
với nghị trình dày đặc. Vào lúc
này, ngoài biển Đông, Trung
Quốc đang tiếp tục tháng thứ
ba những hành động vi phạm
chủ quyền của Việt Nam trên
vùng đặc quyền kinh tế được
quy định rõ trong Công ước
Luật Biển 1982 của LiênHiệp
Quốc. Là nhà quan sát, theo
ông liệu vấn đề này có được
đưa vào kỳ họp Quốc hội?
+ T S
Nguyễn
Sĩ Dũng
:
Như báo
chí đưa
tin, trong
k ỳ h ọ p
này, tầm
cuốitháng
10, Quốc hội sẽ nghe Chính
phủ báo cáo về công tác đối
ngoại của Nhà nước năm
2019 và nếu cần thiết Quốc
hội sẽ họp riêng. Nội dung
này dường như có liên quan
tới Hội nghị Trung ương 11
vừa rồi, ở ngày cuối cùng,
Quốc hội làm gì trong năm tuần của kỳ họp?
KHAI MẠC KỲ HỌP THỨ 8, QUỐC HỘI KHÓA XIV
Biển Đông vào nghị trình Q
Việc đưa vấn đề biểnĐông vào
nghị trìnhQuốc hội vừa phản ánh
vừa đáp ứng nhữngmối quan tâm
nhất của cử tri.
thực hiện
hôm 12-10, Ban chấp hành
Trung ương dành buổi sáng
để nghe báo cáo một số tình
hình về công tác đối ngoại
nổi bật thời gian gần đây. Và
trong nội dung đối ngoại ấy,
như Tổng bí thư, Chủ tịch
nước Nguyễn Phú Trọng đã
đề cập trong trách nhiệm đại
biểu Quốc hội của mình khi
báo cáo cử tri là có bàn kỹ
vấn đề biển Đông.
Theo dõi các kỳ họp Quốc
hội gần đây, lần nào ta cũng
thấykhông ít thì nhiều, đại biểu
đề cập vấn đề biển Đông. Nay
đưa vấn đề ấy vào nghị trình
Quốc hội tức là xác nhận đó
là vấn đề mang tầm quốc gia.
Nghị trình ấy vừa phản ánh
vừa đáp ứng những mối quan
tâm nhất của cử tri.
. Vâng, theo dự thảo chương
trình kỳ họp thì ngày 29-10,
Quốc hội sẽ nghe Phó Thủ
tướng, Ngoại trưởng Phạm
BìnhMinh, thừa ủy quyền của
Thủ tướng Chính phủ báo cáo
về công tác đối ngoại của Nhà
nước năm 2019 và nếu cần
thiết Quốc hội sẽ họp riêng.
Nhưng đây chỉ là nghe báo
cáo và họp kín…
+ Tôi hiểu là bạn muốn hỏi
về khả năng tiếp theo, chẳng
hạn Quốc hội có ra nghị quyết
không. Việc này, về lý thuyết
có thể được bổ sung vào nghị
trình. Nếu có sức ép nào đó từ
cử tri thì đại biểu có thể góp ý
cho dự thảo chương trình. Lúc
ấy, chức năng đại diện có tác
động trên nghị trình.
Bất cứ vấn đề nào của quốc
gia mà không đưa vào nghị
trình của Quốc hội thì không
bao giờ được xử lý cả.
Đầu tiên vẫn phải từ báo
cáo của Chính phủ. Quốc hội
nghe rồi, có thể cóđộng tác tiếp
theo hoặc không. Chẳng hạn,
qua báo cáo mà đại biểu thấy
Chính phủ xử lý vấn đề đó ổn,
hoặc cần thêm thời gian đánh
giá thì Quốc hội sẽ chưa phản
ứng gì cả. Còn nếu thấy chưa
ổn, chưa giải quyết được vấn
đề thì Quốc hội sẽ đưa ra thảo
luận, thậmchí ranghị quyết với
yêu cầu cụ thể. Quốc hội các
nước đều vận hành như vậy.
Còn chuyện Quốc hội họp
kín, họp riêng là bình thường.
Vấn đề an ninh, quốc phòng
không phải cái gì cũng công
khai hết được. Nhưng đại
biểu khi có đủ thông tin, bằng
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV khai mạc sáng nay (21-10) với chương trình
dự kiến như các kỳ họp thường niên cuối năm.
Theo đó, Quốc hội sẽ nghe Chính phủ báo cáo và thảo luận về kết quả thực
hiệnkếhoạchphát triểnkinh tế - xãhội, tìnhhình thực hiệnngân sáchnăm2019
và kế hoạch năm2020; nghe và thảo luận các báo cáo của Chính phủ, TANDTối
cao, VKSND Tối cao về công tác tư pháp, thi hành án, phòng ngừa tội phạm và
tất nhiên cảmột báo cáo riêng cuối nămvề công tác phòng chống thamnhũng.
Quốc hội cũng xem xét, quyết định một số vấn đề kinh tế dân sinh cụ thể
vượt thẩm quyền của Chính phủ, như đề án tổng thể đầu tư phát triển kinh
tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số, miền núi và vùng đặc biệt khó khăn giai
đoạn 2021-2025; việc sử dụng 20% kinh phí kết dư của quỹ khám bệnh, chữa
bệnh bảo hiểm y tế năm 2015; việc miễn tiền cấp quyền khai thác khoáng
sản và tài nguyên nước. Cùng đó là việc xử lý tiền nợ thuế với người không
còn khả năng nộp thuế; chủ trương đầu tư hồ chứa nước Ka Pet, huyện Hàm
Thuận Nam, Bình Thuận; thí điểm không tổ chức HĐND tại các phường ở Hà
Nội… Dự án lớn như Cảng hàng không quốc tế Long Thành dù được Quốc
hội thông qua chủ trương rồi thì đến công đoạn nghiên cứu khả thi này cũng
được đưa ra Quốc hội cho ý kiến.
Trong mảng công tác lập pháp, kỳ họp này Quốc hội thảo luận, cho ý kiến
lần đầu, hoặc xem xét thông qua việc sửa đổi một loạt Luật Chứng khoán;
Bộ luật Lao động; Luật Cán bộ công chức và Luật Viên chức; Luật Xuất, nhập
cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam; Luật Dân quân tự
vệ; Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ; Luật Tổ chức
Quốc hội; Luật Kiểm toán nhà nước; Luật Xây dựng; Luật Phòng, chống thiên
tai và Luật Đê điều; Luật Ban hành văn bản quy phạmpháp luật; Luật Đầu tư;
Luật Doanh nghiệp… Một số luật mới cũng được đưa ra xem xét như Luật
Lực lượng dự bị động viên; Luật Đầu tư theo hình thức đối tác công tư; Luật
Hòa giải, đối thoại tại tòa án; Luật Thư viện…
Trong mảng công tác giám sát, kỳ họp này Quốc hội thảo luận báo cáo
giám sát chuyên đề về thực hiện chính sách, pháp luật trong phòng cháy,
chữa cháy.
Các báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân gửi đến kỳ
họp, đầu mối tổng hợp là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cũng như chất vấn -
trả lời chất vấn cũng là nội dung của những kỳ họp Quốc hội như thế này.
Đáng chú ý, kỳ họp này Quốc hội có phần nội dung nhân sự và nghe báo
cáo công tác đối ngoại của Nhà nước năm 2019.
Mặc dù có những đồn đoán về trách nhiệm của lãnh đạo Bộ Y
tế trong một số vụ việc như VN Pharma nhưng việc Quốc hội xem
xét miễn nhiệm chức danh bộ trưởng y tế với bà Nguyễn Thị Kim
Tiến trong kỳ họp này theo tìm hiểu của chúng tôi bắt nguồn từ
quy định về tuổi nghỉ công tác quản lý theo pháp luật và quy định
của Đảng.
Theo quy định của Luật Cán bộ công chức, cán bộ là người
được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo
nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị -
xã hội ở trung ương, địa phương, trong biên chế và hưởng lương
từ ngân sách nhà nước. Về nguyên tắc, người đó sẽ giữ chức danh
của mình tới hết nhiệm kỳ.
Tuy nhiên, cũng theo luật này, cán bộ lại nghỉ hưu theo Bộ luật
Lao động. Cụ thể là 60 tuổi với nam, 55 tuổi với nữ; trường hợp
đặc biệt có thể cao hơn không quá năm năm. Trường hợp đặc biệt,
đối với cán bộ giữ chức vụ từ bộ trưởng trở lên có thể được kéo
dài thời gian công tác theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
Luật là vậy nhưng trong Đảng còn có quy định khác về tuổi.
Chẳng hạn đảng viên từ cỡ ủy viên Trung ương trở lên thì điều
kiện về tuổi công tác có thể trên 60, thậm chí trên 65, 70 tùy thuộc
là ủy viên Trung ương, bí thư Trung ương hay ủy viên Bộ Chính
trị hoặc vị trí chủ chốt.
Các đảng viên cao cấp ấy đều được Đảng giới thiệu để ứng cử
vào các vị trí cao trong bộ máy nhà nước và đây sẽ là “trường hợp
đặc biệt” được kéo dài thời gian công tác so với tuổi nghỉ hưu
chung của Bộ luật Lao động.
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị KimTiến không phải là ủy viên
Trung ương nên không thể trên 60 tuổi theo quy định của Đảng.
Nghỉ khi chưa hết nhiệm kỳ như bà Tiến không phải là hiếm.
Còn nhớ tháng 1-2016, Đại hội XII bầu ra Ban chấp hành mới
của Đảng thì hai tháng sau, Quốc hội khóa XIII ở kỳ họp cuối
cùng của mình cũng làm thủ tục miễn nhiệmThủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng cùng các thành viên Chính phủ không tái cử
Trung ương khóa XII. Thay vào đó là nhân sự mới - Thủ tướng
Nguyễn Xuân Phúc và một loạt bộ trưởng - ủy viên Trung ương
để đảm đương nốt công việc của Chính phủ cho đến khi bầu cử
Tại sao bộ trưởng y tế nghỉ khi chưahết nhiệmkỳ?
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV khai mạc sáng nay (21-10) với chương trình dự kiến như các kỳ họp thường niên cuối năm.Ảnh: TTXVN
1 3,4,5,6,7,8,9,10,11,12,...16
Powered by FlippingBook