244-2019 - page 11

11
Kinh tế -
Thứ Tư23-10-2019
Món Huế bất ngờ đóng cửa
hàng loạt, chủ nợ kêu trời
THUHÀ
Đ
óng cửa hàng loạt chi
nhánh và cắt đứt liên
lạc, Công tyTNHHNhà
hàng Món Huế, đơn vị quản
lý chuỗi Món Huế, bị tố nợ
lương nhân viên và nợ nhà
cung cấp hàng chục tỉ đồng.
Nhà hàng đóng cửa,
chủ “mất tích”
Theo ghi nhận của PV, sáng
22-10, hàng loạt chi nhánh của
chuỗi thương hiệu Món Huế
thuộc sở hữu Công ty TNHH
Chế biến thực phẩmHuyViệt
Nam (gọi tắt là Công ty Huy
Việt Nam) tại TP.HCM đóng
cửa và treo biển trả mặt bằng.
Chia sẻ với báo chí, chủ
tòa nhà văn phòng chín tầng
tại địa chỉ 302-304 Võ Văn
Kiệt (phường Cô Giang, quận
1, TP.HCM) cũng xác nhận
đã đòi lại mặt bằng từ Công
ty Huy Việt Nam do không
thanh toán tiền thuê nhà từ
nhiều tháng nay.
Tại trụ sở Công ty Huy
Việt Nam, chúng tôi không
gặp được đại diện của doanh
nghiệp này, chỉ còn vài bảo vệ
của công ty có mặt tại tòa nhà
và một số nhân viên cũng có
mặt để yêu cầu công ty thanh
toán tiền lương. Những người
này cho biết tháng 9 vừa qua
công ty chỉ trả 30% tiền lương
cho nhân viên, còn lại là nợ.
Đáng chú ý, nhiều nhà
cung cấp bức xúc cho biết
chuỗi Món Huế đang nợ họ
số tiền rất lớn nhưng không
thanh toán. Trong đó, nhà
cung cấp bị nợ ít nhất cũng
trên 100 triệu đồng, người
nhiều thì vài tỉ đồng. Thậm
chí nhiều nhà cung cấp cho
hay dù đã ký cam kết thanh
toán công nợ nhưng sau đó
không lâuCông tyTNHHNhà
hàng Món Huế lại trốn biệt,
cắt liên lạc với các nhà cung
cấp thực phẩmvà nguyên liệu.
“Các công ty, hộ kinh doanh
cá thể cung cấp nguyên liệu
thực phẩm, rau củ, đá lạnh,
văn phòng phẩm... đang đứng
ngồi không yên vì không biết
ông chủ chuỗi Món Huế đang
ở đâu” - đại diện một doanh
nghiệp chuyên cung cấp thực
phẩm cho chuỗi Món Huế
cho biết.
“Món Huế còn nợ
khoảng 20 tỉ đồng”
Đại diệncửahàng thựcphẩm
PS cho hay chuyên cung cấp
thực phẩm cho ba chuỗi nhà
hàng IKI Sushi - một trong
những cửa hàng thuộc Món
Huế từ khi thành lập tới nay
(tháng 5-2018). Mỗi tháng
nhà hàng Món Huế đều để
lại một số khoản nợ. Đơn
cử từ tháng 4-2019, Món
Huế nợ chưa thanh toán gần
7 triệu đồng và đến tháng
6-2019 thì khoản nợ đã lên
đến 300.867.200 đồng.
“Khi họ nợ hơn 300 triệu
đồng, chúng tôi ngưng cung
cấp hàng hóa cho ba cửa hàng
IKI Sushi. Chúng tôi cũng đã
gặp đại diện nhà hàng nhưng
nhân viên thông báo giámđốc
đi công tác. Sau đó bàT., nhân
viên của nhà hàng Món Huế,
thông báo hiện công ty chưa
có lịch thanh toán nợ” - người
này cho hay.
Thông tin từ nhiều nhà cung
cấp khác cũng cho hay ngày
3-10 vừa qua, đại diện Món
Huế là bà Ngô Thị Mỹ Hạnh
đã mời các nhà cung cấp đến
trụ sở để bàn về vấn đề nợ.
“Tại đây, đại diện Món Huế
cam kết với khoản nợ dưới
500 triệu đồng thì sẽ thanh
toán dần 50 triệu đồng/tháng,
còn trên số này thì trả 100
triệu đồng/tháng. Tiền nợ sẽ
được Món Huế trả vào ngày
25 đến ngày 28 hằng tháng.
Tuy nhiên, đến ngày 20-10
thì Món Huế đóng cửa. Hiện
chúng tôi đang tiến hành nộp
đơn tố cáo đến công an” - vị
đại diện cho hay.
Không chỉ cửa hàng thực
phẩm PS mà nhiều nhà cung
cấp khác cũng kêu trời vìMón
Huế không trả nợ. Đại diện
Công ty TNHH Yêu thực
phẩm (chuyên cung cấp thịt
bò) bức xúc bởi Món Huế
Hiện nay tỉ lệ nội địa hóa ngành công nghiệp ô tô rất
thấp (khoảng 20%) với các ngành sản xuất phụ tùng đơn
giản, có hàm lượng công nghệ thấp như kính, ghế ngồi,
bộ dây điện, săm, lốp… Trong khi đó, tỉ lệ nội địa hóa của
các nước trong khu vực trung bình đạt 56%-70%, đặc biệt
Thái Lan đạt 80%.
Bà Nguyễn Thị Hải Bình, Viện Chiến lược và chính
sách - Bộ Tài chính, cho biết như vậy tại hội thảo hoàn
thiện chính sách thuế và hỗ trợ tài chính thúc đẩy phát triển
ngành công nghiệp ô tô và phụ tùng ô tô do Viện Nghiên
cứu quản lý kinh tế trung ương tổ chức ngày 22-10.
Bà Lan cho rằng mặc dù có những kết quả nhất định
nhưng ngành sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước vẫn chưa đạt
được tiêu chí của ngành sản xuất ô tô thực sự, dây chuyền
chủ yếu gồm bốn công đoạn là hàn, sơn, lắp ráp, kiểm tra.
Đại diện Cục Công nghiệp - Bộ Công Thương nêu rõ về
chính sách tín dụng, hiện nay các doanh nghiệp (DN) đầu
tư nước ngoài hoạt động trong cùng lĩnh vực công nghiệp
hỗ trợ thường vay vốn từ công ty mẹ hoặc từ ngân hàng
nước ngoài với lãi suất chỉ 1%-3%. Trong khi các DN Việt
Nam phải vay lãi suất 8%-10%, sự chênh lệch lớn này đã
làm triệt tiêu sự cạnh tranh của các DN trong nước.
“Mặc dù với lãi suất cao hơn các DN đầu tư nước ngoài,
tuy nhiên các DN Việt Nam cũng không dễ dàng để tiếp
cận các khoản vay dài hạn để mở rộng sản xuất, đầu tư
tiếp nhận công nghệ mới” - đơn vị này nhận định.
Kinh nghiệm nhiều năm nghiên cứu, bà Trương Thị Chí
Bình, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Hiệp hội Công nghiệp
hỗ trợ Việt Nam (VASI), nhận thấy chính sách Việt Nam
không tệ nhưng thực thi chính sách rất tệ. “Từ chính sách
đi vào cuộc sống để DN được tiếp cận nhằm hưởng lợi là
rất khó, đặc biệt là tư nhân. Như thủ tục để tiếp cận các
gói hỗ trợ, tôi thường gọi “chờ được vạ, má đã sưng” - bà
Bình nêu quan điểm và đề nghị phải tìm cách giảm các
chi phí về thủ tục, tạo điều kiện cho DN tiếp cận các chính
sách của Nhà nước.
VIẾT LONG
còn nợ 88.279.450 triệu đồng.
“Chúng tôi đã liên hệ
thường xuyên với đại diện
Món Huế để được thanh toán
nhưng bộ phận kế toán cứ
hứa rồi không thực hiện. Tôi
nhận thấy công ty đang có
dấu hiệu lừa đảo, trốn tránh
trách nhiệm thanh toán cho
các nhà cung cấp” - vị đại
diện công ty này bức xúc.
PhápLuật TP.HCM
cố gắng
liên hệ với bà Ngô Thị Mỹ
Hạnh - đại diện Món Huế
nhưng bà không nghe máy.
Liên hệ với Công ty HuyViệt
Nam cũng chưa có phản hồi.
Trong khi đó, các nhà cung
cấp đã nộp đơn tố cáo Công
ty Huy Việt Nam cho Công
an phường Cô Giang (quận
1, TP.HCM). Đại diện công
an phường này xác nhận đã
tiếp nhận và sẽ chuyển đơn
cho Công an quận 1 giải
quyết theo đúng trình tự.•
Các công ty cung cấp thực phẩm, rau củ, đá lạnh... cho chuỗi nhà hàngMónHuế đang đứng ngồi không yên.
Nhà cung cấp treo băng rôn đòi nợ tại trụ sở Công ty Huy Việt Nam
(ảnh lớn)
.
MónHuế dán thông báo “Ngưng bán. Trảmặt bằng”. Ảnh: NVCC
Việc người chủ hay
người đại diện của
công ty này bỏ trốn
cũng không làmmất
đi trách nhiệm pháp
lý của pháp nhân.
Tiêu điểm
Có thể giải quyết bằng hai phương án
Theo luật sư Kiều Anh Vũ, Đoàn Luật sư TP.HCM, trong vụ
việc nêu trên, quan hệ pháp lý là giữa nhà cung cấp với pháp
nhân quản lý chuỗi nhà hàng. Cụ thể, pháp nhân ở đây là Công
ty TNHH Nhà hàng Món Huế (thuộc sở hữu Công ty TNHH Chế
biến thực phẩm Huy Việt Nam).
Việc người chủ hay người đại diện của công ty này bỏ trốn
cũng không làm mất đi trách nhiệm pháp lý của pháp nhân.
Đây là mối quan hệ dân sự giữa pháp nhân và các nhà cung cấp
thực phẩmnên dựa vào những thỏa thuận trong hợp đồng giữa
hai bên để xử lý.
Có thể giải quyết bằng hai phương án. Thứ nhất là khởi kiện
theo quy định của pháp luật dân sự về tranh chấp hợp đồng.Thứ
hai, nếu nợ quá hạn ba tháng trở lênmà Món Huế không có khả
năng thanh toán thì các nhà cung cấp (chủ nợ) có thể nộp đơn
yêu cầu tòa án mở thủ tục phá sản và phân chia tài sản còn lại
của công ty để thanh toán nợ theo quy định của Luật Phá sản.
Chuỗi nhà hàngMón Huế tại TP.HCMđược
giới thiệu thuộc sởhữuCông tyHuyViệt Nam,
doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Trong
đó, thương hiệuMón Huế ra đời sớmnhất và
cũng mạnh hơn cả, có độ phủ trên cả nước.
HuyViệt Namsở hữu nhà hàngMónHuế, Phở
Hùng, CơmThố Cháy, IKI Sushi, House of Phở
và Great Bánh Mì.
Thông tinđược công khai trênwebsiteHuy
Việt Nam ghi rõ: Đầu năm 2017, người đại
diện theo pháp luật của công ty là bà Trần
Thị ThanhTâm. Đến tháng 5-2017, chuỗi này
đổi người đại diện, theo đó người đại diện
theo pháp luật của Huy Việt Nam chuyển từ
bà Tâm sang ông Huy Nhật. Ông Huy Nhật
được giới thiệu là người đồng sáng lập, chủ
tịch và giám đốc điều hành.
Tuy nhiên, theo thông tin trên báo chí, đến
ngày 2-10, Huy Việt Nam thay đổi người đại
diện theo pháp luật từ ông Huy Nhật sang
ông Nguyễn Quỳnh Anh. Ông Quỳnh Anh
giữ vị trí giám đốc công ty.
Nhà cung cấp nộp đơn tố cáoMónHuế.
Ảnh: T.HÀ
Liên tục thay đổi người đại diện
Hỗ trợ ô tôViệt: “Chờđược vạ,máđã sưng”
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10 12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook