244-2019 - page 7

7
Pháp luật
&
cuộc sống -
Thứ Tư23-10-2019
LS-TSPHANTRUNGHOÀI
Đ
úng vào ngày truyền thống luật
sưViệt Namnămnay (10-10),
bộ trưởng Bộ Công an đã ký
ban hànhThông tư 46/2019 quy định
trách nhiệm của lực lượng Công an
nhân dân trong việc thực hiện các quy
định của BLTTHS 2015 liên quan
đến việc bảo đảm quyền bào chữa
của người bị tạm giữ, người bị bắt,
bị can; bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của người bị hại, đương sự...
Thông tư này có hiệu lực từ ngày
2-12-2019 và thay thế Thông tư
70/2011 cũng của bộ này.
Quy định để có luật sư
bên cạnh sớm nhất
Thông tư46/2019cónhiềuquyđịnh
mới về thôngbáo, tiếpnhận, giải quyết
thủ tục đăng ký bào chữa theo hướng
luật sư có thể tiếp cận sớmnhất nhằm
hỗ trợ pháp lý cho người bị buộc tội,
đề cao trách nhiệm và thời hạn giải
quyết các yêu cầu.
Cụ thể, Thông tư 46 đã khẳng định
ngay từ khi tiếp nhận người bị bắt, bị
tạmgiam, giao nhận các quyết định tố
tụng, điều traviên (ĐTV) phải lậpbiên
bản ghi rõ ý kiến của người bị buộc
tội về việc có nhờ người bào chữa hay
không, cách thức giải quyết yêu cầu
nói trên để CQĐT thực hiện các quy
định của BLTTHS 2015.
Việc tiếpnhận thủ tục, yêucầuđược
quy định rõ tại nơi tổ chức trực ban
hình sự của CQĐT hoặc nơi trực ban
của nhà tạm giữ, trại tạm giam, đóng
dấu tiếp nhận giờ, ngày, tháng vào sổ
tiếp nhận và sổ đăng ký bào chữa, bảo
vệ quyền lợi.
Trường hợp người bị buộc tội từ
chối yêu cầu nhờ luật sư của người
thân thích, trong vòng 12 giờ đối với
người bị giữ trong trường hợp khẩn
cấp, người bị bắt và 24 giờ đối với
người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm
giam, ĐTV hoặc cán bộ điều tra có
trách nhiệm thống nhất về thời gian
với người bào chữa để trực tiếp gặp
người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm
giam, xác nhận việc từ chối và phải
lập biên bản.
Cụ thể hóa BLTTHS 2015, lần đầu
tiênThôngtư46quyđịnhvềthờiđiểm,
thủ tục thamgia của luật sư nhằmbảo
vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người
bị hại, đương sự, người bị tố giác,
người bị kiến nghị khởi tố. Điều này
có nghĩa là kể từ khi có quyết định
phân công giải quyết tố giác, tin báo
về tội phạm, kiến nghị khởi tố và có
căn cứ xác định tư cách tham gia tố
tụng, luật sư đã có thể có mặt, ở bên
cạnh người bị hại, người bị tố giác,
người bị kiến nghị khởi tố khi được
triệu tập lần đầu tiên đến làm việc.
Điều tra viên hết thời
làm khó luật sư
Thông tưmới của Bộ Công an có nhiều điểm tiến bộ,
luật sư có thể dùng làm “bửu bối” khi CQĐT, điều tra viên,
trại tạmgiam, nhà tạmgiữ làmkhó.
Không hạn chế số lần, thời gian
luật sư gặp thân chủ
Nhằm bãi bỏ quy định bất hợp lý, hạn chế thời gian gặp, làm việc của
luật sư với người bị tạm giữ, tạm giam trong vòng 1 giờ, Thông tư 46 lần
đầu tiên quy định việc gặp người bị tạmgiữ, tạmgiamcủa người bào chữa
được thực hiện trong giờ làm việc của cơ sở giam giữ. CQĐT, cơ sở giam
giữ không được hạn chế số lần và thời gian trên một lần gặp của người
bào chữa với người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam.
Luật sư được chủ động
vào làm việc với người
bị bắt, bị tạm giữ, tạm
giam, cơ quan thụ lý vụ
án không thể viện lý do
bận việc hay không có
người để cản trở việc gặp,
làm việc của luật sư.
Hai trình tự gặp, làm việc
của luật sư
Thông tư 46 đã quy định và phân
biệt rõ hai trình tự gặp, làm việc của
luật sư sau khi đã được cấp thông báo
đăng ký bào chữa.
Một là trình tự gặp, tham dự hỏi
cung do CQĐT, ĐTV chủ động tiến
hành theo kế hoạch điều tra. Trường
hợp nàyCQĐTphải báo trước về thời
gian, địa điểm tiến hành tố tụng để
luật sư tham gia tối thiểu 24 giờ đối
với luật sư cư trú cùng địa phương,
48 giờ đối với luật sư cư trú khác địa
phương trước ngày tiến hành hoạt
động tố tụng.
Chính vì vậy, khi lấy lời khai người
bị tố giác, bị kiến nghị khởi tố, người
bị giữ trong trường hợp khẩn cấp,
người bị bắt, người bị tạm giữ, hỏi
cung bị can nếu ĐTV đồng ý cho
người bào chữa, người bảo vệ được
hỏi thì phải ghi câu hỏi, câu trả lời
của người bị buộc tội, đương sự vào
biên bản lấy lời khai, biên bản hỏi
cung bị can.
Khi kết thúc việc lấy lời khai, hỏi
cung bị can, ĐTV, cán bộ điều tra
phải đọc lại hoặc đưa cho người bào
chữa, bảo vệ đọc lại, ký tên trên biên
bản lấy lời khai, biên bản hỏi cung.
Hai là trình tự luật sư được quyền
chủ động gặp người bị tạm giữ, tạm
giam không phụ thuộc vào kế hoạch
hỏi cung, làm việc của CQĐT, ĐTV
(trừ trường hợp vụ án xâm phạm an
ninh quốc gia). Điều 12 Thông tư
46 quy định khi luật sư đề nghị gặp
người bị giữ trong trường hợp khẩn
cấp, người bị bắt và đã xuất trình văn
bản thông báo người bào chữa và thẻ
luật sư thì cơ quan đang thụ lý vụ án
phải bố trí để người bào chữa gặp
người bị giữ trong trường hợp khẩn
cấp, người bị bắt tại trụ sở của mình.
Cơ quan đang quản lý người bị tạm
giữ, bị can đang bị tạmgiamcó trách
nhiệm thông báo cho cơ quan đang
thụ lý vụ án biết việc gặp của người
bào chữa để cử người phối hợp với
cơ sở giamgiữ giámsát cuộc gặp nếu
xét thấy cần thiết. Điều này có nghĩa
là luật sư thông báo trước và được
chủ động vào làm việc với người bị
bắt, bị tạm giữ, tạm giam. Cơ quan
thụ lý vụ án (sau khi được thông báo
từ cơ sở giam giữ) không thể viện lý
do bận công việc hay không có người
vào thamdự cùng để cản trở việc gặp,
làm việc của luật sư.•
Gian lậnđiểmthi SơnLa:
Một phụhuynhbị khởi tố
tội đưahối lộ
Ngày 22-10, một nguồn tin cho biết liên quan đến vụ án
gian lận điểm thi tại Sơn La, công an tỉnh này đã ra quyết
định bổ sung vụ án đưa và nhận hối lộ.
Theo đó, bị can Lò Văn Huynh (cựu trưởng Phòng Khảo
thí và quản lý chất lượng, Sở GD&ĐT Sơn La) bị khởi
tố về tội nhận hối lộ. Bị can Lò Thị Trường (một trong
những phụ huynh có con được nâng điểm) bị khởi tố về tội
đưa hối lộ. Đây là phụ huynh duy nhất thừa nhận việc đưa
cho ông Huynh 300 triệu đồng để cám ơn vì đã giúp đỡ
mình trong kỳ thi.
Ngoài ra, CQĐT cũng thay đổi biện pháp ngăn chặn đối
với bị can Trần Xuân Yến (cựu phó giám đốc Sở GD&ĐT
Sơn La) từ tại ngoại sang tạm giam.
Trước đó, sau nhiều ngày xét xử, TAND tỉnh Sơn La
quyết định trả hồ sơ, yêu cầu điều tra bổ sung vụ án gian
lận điểm thi tại tỉnh này.
Theo HĐXX, căn cứ kết quả xét hỏi tại phiên tòa và đề
nghị của đại diện VKS, xét thấy thiếu chứng cứ để chứng
minh mà không thể bổ sung tại tòa. Đồng thời, có căn cứ
cho rằng ngoài hành vi bị VKS truy tố, các bị cáo còn thực
hiện hành vi khác theo BLHS quy định. Có căn cứ cho
rằng còn có đồng phạm khác, người khác thực hiện hành vi
phạm tội liên quan đến vụ án nhưng chưa được khởi tố vụ
án, khởi tố bị can.
Cùng với quyết định trả hồ sơ, HĐXX yêu cầu làm rõ
động cơ, mục đích của các bị cáo khi thực hiện nâng điểm
cho 44 thí sinh, từ đó xem xét khởi tố vụ án đưa hối lộ,
nhận hối lộ và môi giới hối lộ.
Đặc biệt, tòa yêu cầu làm rõ nguồn gốc số tiền, hành vi
thỏa thuận của các bị cáo với những người liên quan để
xác định đủ hay chưa đủ yếu tố cấu thành tội nhận hối lộ
và đưa hối lộ. Trong đó, Lò Văn Huynh khai đã nhận 1
tỉ đồng, Nguyễn Thị Hồng Nga (cựu chuyên viên Phòng
Khảo thí và quản lý chất lượng giáo dục, Sở GD&ĐT Sơn
La) nhận hơn 1 tỉ đồng, Cầm Thị Bun Sọn (cựu phó trưởng
Phòng Chính trị - Tư tưởng, Sở GD&ĐT Sơn La) nhận
440 triệu đồng, và Đặng Hữu Thủy (cựu phó hiệu trưởng
Trường THPT Tô Hiệu) nhận 500 triệu đồng để nâng điểm
cho các thí sinh.
Các bị cáo trong vụ gian lận điểmthi ở Sơn La. Ảnh: TP
Bác sĩ Chiêm Quốc Thái mời thêm luật sư
trong phiên phúc thẩm
Theo dự kiến, ngày 31-10 tới, TAND Cấp cao tại TP.HCM
sẽ mở phiên xét xử phúc thẩm vụ BS Chiêm Quốc Thái bị
vợ cũ là Vũ Thụy Hồng Ngọc thuê giang hồ chém.
Theo đó, ông Thái mời hai luật sư mới bảo vệ quyền, lợi
ích hợp pháp cho mình. Ông Thái kháng cáo vì cho rằng án
sơ thẩm chưa xem xét đến hành vi của bà Trần Hoa Sen, một
mắt xích quan trọng trong vụ án.
VKSND TP.HCM cũng có kháng nghị yêu cầu cấp phúc
thẩm xử theo hướng tăng hình phạt đối với Phan Nguyễn
Duy Thanh (giám đốc Công ty Vệ sĩ ST). Thanh là người
cầm đầu, nhận hợp đồng và phân công nhiệm vụ cho đàn
em. Tuy nhiên, tòa sơ thẩm chỉ tuyên phạt Thanh 15 tháng
tù, trong khi tuyên năm đồng phạm 16 tháng tù là không
đúng quy định pháp luật.
Theo hồ sơ, tháng 3-2018, bà Sen mời bà Ngọc đến nhà
chơi, đồng thời gọi Thanh đến trao đổi việc làm ăn. Tại đây
Thanh hứa với bà Ngọc sẽ đánh dằn mặt ông Thái với giá
1 tỉ đồng. Sau đó Ngọc nhờ bà Sen chuyển cho Thanh 500
triệu đồng. Tối 28-3-2018, ông Thái bị đàn em của Thanh
tấn công tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (quận 1) gây thương tật
5%.
HOÀNG YẾN
T.PHAN
Luật sư đang trò chuyện với thân chủ trước giờ diễn ra phiên tòa tại TP.HCM.
Ảnh: HOÀNGGIANG
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook