244-2019 - page 4

4
Thời sự -
Thứ Tư 23-10-2019
TP.HCMtìmcách tăng tốc cuối năm
Tiến độ giải ngân chậm, các dự án bị vướngmặt bằng, môi trường đầu tư chưa hấp dẫn… là những vấn đề
TP.HCMphải “gỡ” để tăng tốc trong ba tháng còn lại của năm2019.
“Có nhiều vụ việc,
sở này chuyển qua
sở kia, sở kia chuyển
tới sở nọ, đến Văn
phòng UBND TP
rất lâu, trình lên
Thường trực UBND
TP càng không biết
bao lâu.”
Chủ tịch UBND TP
Nguyễn Thành Phong
Lo tết cho dân
Tại cuộc họp, ông Nguyễn Thành Phong đề nghị Sở
CôngThương chú trọng các đề án đã giao, chuẩn bị nguồn
hàng cho tết Nguyên đán. Đánh giá xem bốn ngành công
nghiệp chủ lực của TP hiện nay có còn là ngành mũi
nhọn không và dự báo sẽ xuất hiện những ngành mới
nào. Đồng thời tập huấn PCCC và kiểm tra kinh doanh
hóa chất ở chợ Kim Biên. Còn Sở VH&TT tập trung chuẩn
bị các sự kiện cho tết Nguyên đán và sự kiện năm 2020,
tạo sinh khí chào mừng đại hội Đảng các cấp, lan tỏa sâu
xuống các quận/huyện.
Cán bộ phải biết nói
tiếng Anh
Chủ tịch UBND TP giao Sở
GD&ĐT xâydựngđề ánđào tạo
tiếngAnhchocánbộ, triểnkhai
vào năm 2020. Theo đó, tất cả
trưởng phòng của các sở, phó
chủ tịch UBND các quận phải
nói được tiếng Anh trình độ C.
Làm sao để tương lai, các lãnh
đạo sở sử dụng ngoại ngữ mà
không cần phiên dịch.
LÊ THOA
S
áng 22 - 10 , UBND
TP.HCM có buổi họp
triển khai các nhiệm
vụ trọng tâm phát triển kinh
tế-xã hội quý IV-2019.
Bớt đẩy đưa vụ việc
Tại cuộc họp, nhiều quận/
huyện phản ảnh giải ngân
chậm là do vấn đề thủ tục,
bồi thường giải tỏa… chậm.
Là đơn vị có tỉ lệ giải ngân
thấp nhất (21%), lãnh đạo
UBND quận Phú Nhuận cho
biết do hồ sơ thủ tục bị ngâm
quá lâu, cụ thể là khâu thanh
quyết toán hay gia hạn thủ tục
đầu tư công trình.
Ông Trần Văn Bảy, Chủ
tịch UBND quận 9, cũng
cho hay tất cả hồ sơ trong
công tác thu hồi giải phóng
mặt bằng đều đang bế tắc.
“Chúng tôi đã có rất nhiều
cuộc họp để tháo gỡ và có
văn bản xin các sở, ngành
có bố trí cuộc họp chuyên
đề nhưng không có phản
hồi. Sau đó chúng tôi tiếp tục
báo cáo Văn phòng UBND
TP xin phép cho chúng tôi
có buổi báo cáo để tháo gỡ.
Nếu những vướng mắc đó
được giải quyết thì chúng
tôi xin cam kết sẽ đạt chỉ
tiêu” - ông Bảy nói.
Liên quan vấn đề này,
Chủ tịch UBND TP Nguyễn
Thành Phong đề nghị các địa
phương có tốc độ giải ngân
chậm, tỉ lệ giải ngân thấp
thì phân tích, có báo cáo
cho UBND TP. Từ đó TP sẽ
xem các dự án giao vốn cho
quận/huyện có sát chưa, do
nguyên nhân nào. Từ đó TP
có cơ sở xem xét việc giao
vốn trong năm 2020 cho sát
với tình hình thực tế.
Còn về quy trình bồi thường
giải phóng mặt bằng quá lâu
(bình quân là 250 ngày) thì
TP đã xin trung ương cho thí
điểm rút gọn lại còn 90 ngày.
Nhìn nhận về bức xúc của
các quận/huyện trong công
tác phối hợp với sở, ngành,
ông Nguyễn Thành Phong
nói: “Có nhiều vụ việc sở
này chuyển qua sở kia, sở
kia chuyển tới sở nọ, đến
Văn phòng UBND TP rất
lâu, trình lên Thường trực
UBND TP càng không biết
bao lâu. Tình trạng này cần
phải sớm chấm dứt!”.
Không ngồi đợi
nhà đầu tư
Triển khai nhiệm vụ trọng
tâm phát triển kinh tế-xã hội
cho ba tháng cuối năm 2019,
Chủ tịch UBND TP Nguyễn
Thành Phong chỉ đạo các
sở, ngành, quận/huyện,…
phải rà lại kế hoạch năm, ba
tháng còn lại phải bám theo
chủ đề cải cách hành chính,
thực hiện Nghị quyết 54…
và phải phối hợp chặt chẽ
với nhau.
Nhấn mạnh về việc thu
hút đầu tư, ông Nguyễn
Thành Phong cho rằng việc
hoàn thiện môi trường đầu
tư và sản xuất, kinh doanh
vẫn là vấn đề hết sức quan
trọng. Từ môi trường đầu tư
tốt sẽ tạo sức hút, hấp dẫn
các nhà đầu tư, tập đoàn
lớn, có thương hiệu đến
với TP. “Chúng ta cần tích
cực mời gọi các nhà đầu tư
chứ không ngồi đợi họ đến.
Từ cấp quận/huyện đến cấp
TP phải cùng nhau suy nghĩ
đến môi trường đầu tư, để
có thêm nhiều tập đoàn kinh
tế mạnh đến với TP” - ông
Phong khẳng định.
Ông Phong cho hay: “Tổ
công tác đầu tư của TP vẫn
hoạt động, chúng tôi đang
rất nỗ lực, hằng tuần đều họp
tìm cách “gỡ” cho các dự án
đầu tư phải chạy, không đổ
lỗi do vướng chỗ này hay
chỗ khác nữa!”.
Cấm người xây dựng
trái phép xuất cảnh
Liên quan đến công tác
cuối năm 2019, Chủ tịch
UBND TP Nguyễn Thành
Phong chỉ đạo Sở Xây dựng
phải thực hiện nghiêm chỉ thị
của Thành ủy về chấn chỉnh
việc xây dựng trái phép,
tăng cường kiểm tra và xử
lý nghiêm vi phạm. Theo đó
cần nghiên cứu, đề xuất việc
cấm xuất cảnh đối với người
xây dựng trái phép. Việc này
được ông Phong giao Sở
Xây dựng phối hợp với Sở
Tư pháp và Công an TP làm
đúng theo quy định. Sở Xây
dựng cũng sẽ phối hợp với
Sở Nội vụ để thành lập đội
quản lý trật tự xây dựng - đô
thị của UBND quận/huyện.
Đối với các dự án đang gặp
vướng thì Sở TN&MT sẽ tập
trung tháo gỡ, báo cáo với
UBNDTP để không đình trệ,
ảnh hưởng đến sự phát triển
của doanh nghiệp, cũng là
sự phát triển của TP. “Các
quận/huyện hãy đi rà tất cả
dự án đang vướng mắc, có
quyền thành lập tổ công tác.
Những dự án nào vướng bởi
TP thì báo cáo, tôi sẽ mời,
thậm chí làm việc với từng
quận để cùng giải quyết
chuyện này” - ông Nguyễn
Thành Phong khẳng định.•
Tiêu điểm
Chủ tịch
UBND
TP.HCM
Nguyễn
Thành
Phong phát
biểu tại buổi
họp.
Ảnh:
THANHVÂN
Mừngvì tăng trưởng caonhưng lo về tínhbềnvững
Chiều 22-10, doanh nghiệp (DN) đã thảo luận tại tổ
về báo cáo kinh tế, xã hội của Chính phủ. Mặc dù mừng
vì tăng trưởng cao (ước đạt cả năm là 6,8%)nhưng
nhiều đại biểu Quốc hội lo lắng về tính bền vững và tỏ
ra băn khoăn về tính thuyết phục của báo cáo.
Đại biểu Vũ Thị Lưu Mai (Hà Nội) cho hay thực tế
có nhiều ý kiến băn khoăn về việc trong bối cảnh thiên
tai, dịch bệnh, vốn đầu tư công triển khai chậm… “Đặc
biệt, các trụ cột của nền kinh tế như DN nhà nước, DN
có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), DN tư nhân cũng có
sự hụt thu. Vậy thì con số tăng trưởng đưa ra có tính
thuyết phục như thế nào? Tôi nghĩ rằng trong báo cáo
Chính phủ nên có những minh chứng rõ hơn để chúng
ta có niềm tin vững chắc vào tính hiện thực của những
kết quả mà chúng ta đạt được” - bà Mai nói.
Bà Mai cũng cho rằng thu ngân sách hiện nay cũng
thiếu tính bền vững, phần vượt thu chủ yếu là từ đất
đai, tài nguyên, khoáng sản. Đồng tình với quan điểm
của đại biểu Mai, đại biểu Nguyễn Quốc Bình (Hà
Nội) cho rằng thu ngân sách của khối DN giảm thì
có mấy vấn đề xảy ra gồm: Thứ nhất, doanh thu giảm
tức hoạt động sản xuất, kinh doanh giảm. Thứ hai,
hiệu quả giảm thì thuế, lợi tức cũng giảm. “Một DN
mà doanh thu giảm, lợi tức giảm nghĩa là DN không
phát triển. Điều này cho thấy DN thời gian qua rất khó
khăn” - ông Bình nhấn mạnh.
Đại biểu Trần Văn Lâm (Bắc Giang) cho rằng Chính
phủ cần phân tích rõ hơn về những khó khăn, thách
thức cũng như có giải pháp khắc phục. Cụ thể, phát
triển kinh tế tăng trưởng cao nhưng còn băn khoăn về
tính vững chắc của tăng trưởng, giải ngân đầu tư xây
dựng cơ bản chỉ đạt 40%, trong khi giải ngân vốn vay
nước ngoài ODA còn thấp hơn nữa.
Theo ông Lâm, cổ phần hóa DN nhà nước chậm đang
làm giảm tăng trưởng, bởi nếu huy động được các nguồn
lực vào trong quá trình sản xuất, tốc độ tăng trưởng
của nền kinh tế sẽ còn cao hơn nữa. Hay như Hà Nội,
TP.HCM không tắc đường hàng giờ, nhích từng tí thì sự
lưu thông của nền kinh tế còn lớn hơn nữa để đóng góp
cho tăng trưởng.
TRỌNG PHÚ - THU NGUYỆT
Doanh nghiệp làmthủ tục thuế tại Cục Thuế TP.HCM. Ảnh: HTD
1,2,3 5,6,7,8,9,10,11,12,13,14,...16
Powered by FlippingBook