244-2019 - page 8

8
Họ đã nói
Đô thị -
Thứ Tư23-10-2019
Ngày 22-10, trao đổi với
Pháp Luật TP.HCM
, ông Hồ
Quốc Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, cho hay:
UBND tỉnh đã chính thức ra thông báo giải tỏa ba khách
sạn (KS) là Bình Dương, Hải Âu và Hoàng Yến nằm bên bờ
biển Quy Nhơn.
Những KS này đang tọa lạc trên các khu đất vàng rất giá
trị bởi nằm ngay bên bờ biển, trên con đường đẹp nhất TP
Quy Nhơn. Tuy nhiên, các KS này đang che chắn tầm nhìn
ra biển nên tỉnh tiến hành giải tỏa để làm công viên, tạo
không gian phục vụ cộng đồng.
Bên cạnh đó, UBND tỉnh Bình Định cũng vừa ban hành
quyết định phê duyệt bổ sung, điều chỉnh cục bộ quy hoạch
phân khu tỉ lệ 1/2.000 không gian du lịch vịnh Quy Nhơn.
Việc điều chỉnh này liên quan đến việc giải tỏa ba KS bên
bờ biển Quy Nhơn nói trên.
Theo đó, quy hoạch phân khu tỉ lệ 1/2.000 không gian du
lịch vịnh Quy Nhơn được UBND tỉnh phê duyệt hồi năm
2016 có nội dung: Đoạn công viên còn lại từ KS Hải Âu
đến KS Hoàng Gia nâng cấp chất lượng cảnh quan, quy mô
khoảng 6,2 ha. Quy hoạch này đã được điều chỉnh thành:
Đoạn công viên còn lại từ KS Hải Âu đến KS Hoàng Gia
nâng cấp chất lượng cảnh quan, quy mô hơn 7 ha; các công
trình KS Hải Âu, KS Hoàng Yến phải giải tỏa, di dời chậm
nhất đến hết thời hạn thuê đất của từng dự án để tạo không
gian công cộng, sinh hoạt cộng đồng, không bị che khuất
tầm nhìn toàn tuyến công viên ven biển; KS Bình Dương di
dời theo lộ trình đã được UBND tỉnh phê duyệt.
Theo ông Dũng, UBND tỉnh đã phê duyệt phương án
bồi thường, hỗ trợ tài sản do thu hồi đất của KS Bình
Dương thuộc Bộ tư lệnh Binh đoàn 15. Theo đó, tỉnh bồi
thường 32 tỉ đồng cho Bộ tư lệnh Binh đoàn 15 để giải tỏa
KS Bình Dương (hai sao) cao sáu tầng với 57 phòng. Tỉnh
bố trí 3.000 m
2
đất tại số 20 Nguyễn Văn Trỗi, TP Quy
Nhơn để xây lại KS Bình Dương tại địa điểm mới. Đây là
chủ trương của tỉnh Bình Định và Bộ tư lệnh Binh đoàn 15
cũng đã thống nhất. Tuy nhiên, Bộ tư lệnh Binh đoàn 15
đề nghị tỉnh Bình Định hỗ trợ thêm kinh phí để khấu hao
những thiết bị đã qua sử dụng để đồng bộ khi xây KS tại
địa điểm mới. Hiện UBND tỉnh đã giao cơ quan chức năng
liên quan tham mưu để UBND tỉnh xem xét, giải quyết kiến
nghị trên.
Ngoài ra, UBND tỉnh Bình Định khuyến khích hai chủ
KS Hải Âu, Hoàng Yến tìm, đề xuất những vị trí mới phù
hợp để tỉnh xem xét, giải quyết rồi tiến hành giải tỏa.
Sở Xây dựng cũng cho hay đã có chủ trương di dời, giải
tỏa BV Quân y 13, Trường CĐ Kỹ thuật công nghệ nằm
trên đường ven biển An Dương Vương để lấy đất làm công
viên, phát triển du lịch. Quân khu 5 đã thống nhất chủ
trương giải tỏa BV Quân y 13, đồng thời đề nghị tỉnh Bình
Định bố trí 5-7 ha để xây dựng mới BV này.
TẤN LỘC
Giải tỏabakhách sạn chắn tầmnhìnrabiểnQuyNhơn
Ba khách sạn bên bờ biểnQuy Nhơn chuẩn bị giải tỏa
để trả không gian biển cho cộng đồng. Ảnh: TẤN LỘC
Trong khi khu vực núi CôTiên
chưa có quy hoạch 1/2.000, hệ
thống hạ tầng kỹ thuật chưa có
thì tỉnh lại phê duyệt quy hoạch
chi tiết 1/500 cho nhiều dự án.
Từ đó các dự án đua nhau đào
núi, phá rừng, xóa bỏ diện tích
xanh và cứ mưa xuống là sạt lở.
Ông
NGUYỄN NGÔ
,
đại biểu HĐND tỉnh Khánh Hòa
Tỉnh Khánh Hòa đã chỉ rõ
phần lớn các dự ánởnúi CôTiên
chưahoàn chỉnh thủ tụcpháp lý
nhưngnhàđầu tư vẫn tiếnhành
sanủi, chởđất đá, vật liệu rabên
ngoài. Đây là nguyên nhân làm
tăng nguy cơ sạt lở khu vực này.
Ông
NGUYỄN LÊ ĐÌNH TRỊ
,
đại biểu HĐND tỉnh Khánh Hòa
Chính việc chưa có quy
hoạch nhưng lại cấp phép tràn
lan cho các dự án đô thị, du lịch
tại núi CôTiênđã khiếnđời sống
người dân rất bất an. Cần làm
rõ trách nhiệmcác cơ quan liên
quan trong vấn đề này.
Ông
NGUYỄN QUỐC THỊNH
,
đại biểu HĐND tỉnh Khánh Hòa
Nhiều dự án trái phép bủa vây
thắng cảnh núi Cô Tiên
Ngọn núi đẹp nhất nhìn ra vịnhNha Trang (KhánhHòa) bị hàng loạt dự án công trình xây dựng
đào bới, bămnát.
TẤNLỘC
T
rao đổi với
Pháp Luật
TP.HCM
, ông Trần Văn
Thọ, Phó Giám đốc Sở
Xây dựng tỉnh Khánh Hòa,
cho hay: Hôm nay (23-10),
sở tiếp tục kiểm tra việc xây
dựng tại dự án khu biệt thự
Đường Đệ do Công ty TNHH
Tâm Hương làm chủ đầu tư
nằm trên núi Cô Tiên (phường
Vĩnh Hòa, TPNha Trang). Lý
do là hàng loạt biệt thự tại dự
án này đang được xây dựng,
bất chấp yêu cầu tạm dừng
dự án của UBND tỉnh.
Xây dựng bất chấp
lệnh cấm
Kết quả kiểm tra hồi giữa
tháng 10 của Sở Xây dựng
cho thấy tại dự án khu biệt
thự Đường Đệ có chín căn biệt
thự đang xây dựng. Trong đó
có bốn căn đã xây xong phần
thô, đang hoàn thiện, các biệt
thự còn lại đang thi công phần
móng, tường… Ngày 18-10,
Sở Xây dựng có công văn
yêu cầu Công ty TNHH Tâm
Hương dừng toàn bộ việc thi
công xây dựng công trình tại
dự án này.
“Nếu các chủ biệt thự vẫn
bất chấp, tiếp tục xây dựng,
chúng tôi sẽ đề nghị tổ chức
cưỡng chế” - ông Thọ nói.
Theo phó giám đốc Sở Xây
dựng Khánh Hòa, từ tháng
5-2018, UBND tỉnh đã ban
hành thông báo yêu cầu tất
cả nhà đầu tư có dự án tại núi
Cô Tiên phải tạm dừng triển
Hàng loạt dự án xâm lấnmảng xanh tại khu vực núi Cô Tiên. Ảnh: TẤN LỘC
Những mảng xanh
của núi Cô Tiên
vốn được xem như
lá phổi của TP Nha
Trang nay đã bị băm
nát, thay vào đó là
dày đặc các công
trình xây dựng.
Theo kiến trúc sư Nguyễn Văn Lộc, Chủ tịch Hội Kiến trúc sư
tỉnh Khánh Hòa (nguyên Giám đốc Sở Xây dựng Khánh Hòa):
Các triền núi vốn có kết cấu hàng triệu năm đã bình ổn. Giờ
các dự án xâm phạm, đào bới, xé ngang xé dọc trên đó, tất
nhiên nó sẽ bị phá vỡ kết cấu. Khi có mưa lớn sẽ rất nhanh tạo
thành lũ, gây sạt lở.
Theo ông Lộc, phần lớn các khu vực bị sạt lở trongmấy năm
gần đây ở TP Nha Trang đều ở gần các dự án đô thị, bất động
sản, du lịch. Khi cho thực hiện các dự án này, các cơ quan chức
năng hầu như không khảo sát, nghiên cứu địa hình, kết cấu
địa chất; không lường hết các yếu tố có thể xảy ra. Khi xây
dựng hạ tầng, phần lớn các chủ dự án đều chủ quan, không
tính toán, nhất là chỉ vì lợi ích nhà đầu tư, nhằm thuận tiện,
tạo ra giá trị cho dự án mình mà gây ra nhiều yếu tố bất ổn đối
với khu vực xung quanh. “Hậu quả này trước hết thuộc trách
nhiệm các cơ quan quản lý chứ đừng đổ cho thiên tai” - kiến
trúc sư Lộc nhận định.
khai. Lý do là để tỉnh thuê tư
vấn nước ngoài nghiên cứu,
hoàn thiện đồ án quy hoạch
phân khu tỉ lệ 1/2.000 khu đô
thị - dịch vụ du lịch núi Cô
Tiên. Việc đầu tư các dự án
tại đây sẽ được xem xét sau
khi đồ án quy hoạch phân khu
được phê duyệt.
Thế nhưng bất chấp lệnh
cấm của UBND tỉnh, dự án
khu biệt thự Đường Đệ vẫn
tổ chức thi công, đào khoét
núi rầm rộ. Cũng trong tháng
5-2019, Thanh tra SởXây dựng
đã kiểm tra và xử phạt vi phạm
hành chính đối với Công ty
TNHH Tâm Hương 35 triệu
đồng do đã xây dựng bốn căn
biệt thự mà không có thiết kế
xây dựng theo quy định.
Về vấn đề trên, PVnhiều lần
liên hệ với đại diện Công ty
TNHH Tâm Hương để đăng
ký làm việc nhưng chưa có
kết quả.
Phá nát thắng cảnh
Cô Tiên
Theo ghi nhận của PV, từ
bên dưới nhìn lên cũng dễ dàng
nhận thấy hàng loạt công trình
biệt thự đã và đang được xây
dựng rầm rộ ở sườn núi Cô
Tiên.Nhữngmảngxanh của núi
Cô Tiên vốn được xem như lá
phổi của TPNha Trang nay đã
bị băm nát, thay vào đó là dày
đặc các công trình xây dựng.
Tại kỳ họp HĐND tỉnh
Khánh Hòa mới đây, lãnh đạo
UBND tỉnh này thừa nhận đã
cấp phép cho hàng loạt dự án
trên núi Cô Tiên khi tỉnh chưa
lập đồ án quy hoạch phân khu
tỉ lệ 1/2.000 tại khu vực này.
Sau những vụ sạt lở núi kinh
hoàng làm chết hàng chục
người hồi cuối năm 2018,
UBND tỉnh mới chỉ đạo các
cơ quan chức năng liên quan
rà soát các dự án tại khu vực
ven đồi, núi ở TP Nha Trang.
Khu vực núi CôTiên, UBND
tỉnh mới bắt đầu cho lập quy
hoạch phân khu tỉ lệ 1/2.000.
UBND tỉnh cũng giao các cơ
quan chức năng liên quan rà
soát các thủ tục về đầu tư, đất
đai, quy hoạch, đánh giá tác
độngmôi trường của các dự án
trong phạm vi quy hoạch núi
Cô Tiên, trên cơ sở đó tham
mưu xử lý từng dự án.
Theo ông Lê Văn Dẽ, Giám
đốc Sở Xây dựng tỉnh Khánh
Hòa, chỉ riêng tại núi Cô Tiên
hiện có 30 dự án đô thị, du
lịch; trong đó có 17 dự án đã
có chủ trương, thủ tục pháp lý
cho phép đầu tư. Đối chiếu với
đồ án điều chỉnh quy hoạch
chung TP Nha Trang đã được
Thủ tướng phê duyệt hồi tháng
9-2012, có đến 17 dự án không
có trong quy hoạch, bảy dự
án có diện tích lớn hơn diện
tích phù hợp quy hoạch (tức
chỉ phù hợp một phần so với
quy hoạch). Ông Dẽ thừa nhận
nhiều dự án ở núi CôTiên đang
trong tình trạng nguy hiểm, có
nguy cơ sạt lở rất cao, uy hiếp
các khu dân cư.•
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook