248-2019 - page 16

16
Quốc tế -
ThứHai 28-10-2019
Châu Phi: Mục tiêu chinh phục
tiếp theo của ông Putin
VĨ CƯỜNG
T
hời gian vừa qua là
một chuỗi những chiến
thắng cho Tổng thống
Nga Vladimir Putin và mục
tiêu mở rộng ảnh hưởng địa
chính trị Nga trên toàn cầu
của ông. Moscow dường
như đang dần thay thế vai
trò củaWashington trong vai
trò là cường quốc chủ chốt
trong cuộc xung đột Syria
nói riêng và khu vực Trung
Đông nói chung.
Trong khi đó, thông qua hội
nghị thượng đỉnh Nga - châu
Phi tại TP Sochi từ ngày 23
đến 24-10 vừa qua, Tổng
thống Putin đã nỗ lực nối lại
các liên kết từng được thiết lập
từ thời Xô Viết với khu vực
này trong bối cảnh Moscow
đang tìm cách xây dựng ảnh
hưởng trên toàn thế giới.
Giấc mơ châu Phi của
Tổng thống Putin
Theo tạp chí
ForeignPolicy
,
từ Algeria tới Mozambique,
Moscow đã đưa các tàu vận
chuyển vũ trang, ký kết các
hợp đồng quân sự và theo đuổi
các dự án năng lượng cũng
như tài nguyên thiên nhiên
với các quốc gia này. Mặc
dù Lục địa đen không nằm
trong ưu tiên chính sách đối
ngoại hàng đầu của Moscow,
song điện Kremlin coi khu
vực này là một “địa hạt màu
mỡ” để củng cố sâu sắc các
mối quan hệ với các đối tác
cũ và mới nhằm đối phó với
các lệnh trừng phạt phương
Tây, đồng thời tăng cường vị
thế địa chính trị.
GiámđốcTrung tâmNghiên
cứuchiến lược châuPhi Joseph
Siegle nhận định đây là cách
Nga gia tăng ảnhhưởngở châu
Phi mà không cần phải bỏ ra
quá nhiều nguồn lực tài chính.
“Tôi không nghĩ Moscow sẽ
tập trung nhiều vào một kế
hoạch dài hạn cho châu Phi,
songchiến lượchiệnnaycủahọ
phù hợp với chính sách ngoại
giao tổng thể của Nga khi mà
Moscow theo đuổi các cơ hội
và tạo dựng hình ảnh của một
cường quốc toàn cầu” - ông
Siegle giải thích.
Được biết Liên Xô từng là
một lực lượng chiếm ưu thế
ở châu Phi trong suốt thời kỳ
Chiến tranh lạnh khi mà quốc
gia này chiếm được ủng hộ
của đông đảo người dân và
cả giới tinh hoa. Tuy nhiên,
sau khi Liên Xô sụp đổ, nhiều
mối quan hệ từng được thiết
lập này trở nên rạn vỡ hoặc bị
phai nhạt khi Nga buộc phải
giảmbớt những kỳ vọngởđây.
Mặc dù vậy, cho đến nay
quan điểm ủng hộ Nga vẫn
được duy trì trong tâm thức
của nhiều người dân ở các
nước châu Phi. Do đó, việc
nối lại mối quan hệ với các
nước châu Phi giống như thời
Liên Xô được coi là một ưu
tiên cấp bách của Nga.
Kế hoạch châu Phi của Nga
đánh dấu một sự chuyển biến
sâu sắc về vị thế của Moscow
trong khu vực cũng như trên
toàn cầu. Sau khi Nga sáp
nhập Crimea vào năm 2014
và có những căng thẳng với
Ukraine về vấn đề ở miền
Đông nước này, Moscow đã
bị các nước phươngTây trừng
phạt nhằm cô lập và gây sức
ép để điện Kremlin thay đổi
hành vi của mình.
Tuy nhiên, việc ảnh hưởng
củaNga ngày càng tăng cường
hiện nay khiến quốc gia này
sẽ tiếp tục tìm kiếm các cơ
hội mới giữa bối cảnh điện
Kremlin và phương Tây vẫn
tồn tại không ít cách biệt về
nhiều vấn đề.
Mỹ vô tình bỏ quên
châu Phi?
Theo
Foreign Policy
, bên
cạnh Trung Đông, sự quay lại
của Nga ở châu Phi được thúc
đẩymột phần là do sự xao lãng
Điện Kremlin coi
khu vực này là một
“địa hạt màu mỡ”
để củng cố sâu sắc
các mối quan hệ với
các đối tác cũ và mới
nhằm đối phó với
các lệnh trừng phạt
phương Tây, đồng
thời tăng cường vị
thế địa chính trị.
của Mỹ dưới thời Tổng thống
DonaldTrump ở khu vực này.
Cựu cố vấn an ninh quốc gia
Mỹ John Bolton từng phác
thảomột chiến lược ở châu lục
này năm2018 với mục tiêu tập
trung kiềmchế ảnh hưởng của
Nga và Trung Quốc.
Tuy nhiên, do thiếu sự tham
gia của các quan chức cấp cao
cùngvớinhữngbìnhluậnkhông
mấy tích cực của Tổng thống
Trump về châu Phi đã khiến
Mỹ mất dần sự ủng hộ cũng
như tạo khoảng trống để Nga
tiến vào. Trong khi đó, Liên
minh châu Âu (EU) lại chủ
yếu chỉ tập trungvàoviệc kiềm
chế người châu Phi di cư sang
châuÂu, điều khiếnmối quan
hệ hai bên càng thêm chia rẽ.
Tận dụng thời cơ đó, Nga
đã triển khai một chiến lược
hoàn hảo ở châu Phi bằng
cách tăng cường mối quan hệ
về quân sự và thương mại với
các quốc gia trong khu vực.
Tại Liên Hiệp Quốc, Nga
tìm cách sử dụng quyền phủ
quyết trong Hội đồng Bảo an
và ảnh hưởng gia tăng ở châu
Phi để đối phó phương Tây.
Thậm chí, vào năm 2014,
Nga đã thuyết phục được
hơn một nửa các nước châu
Phi phản đối hoặc bỏ phiếu
trắng về nghị quyết tại Đại
Hội đồng Liên Hiệp Quốc
khi nghị quyết này chỉ trích
động thái sáp nhập Crimea
của Nga.
Nga sẽ đối mặt với
những thách thức nào?
Việc Nga gia tăng ảnh
hưởng ở châu Phi không có
nghĩa Moscow không có trở
ngại ở châu lục này. Điện
Kremlin cũng phải đối mặt
với một số thách thức, trong
đó có sự trì trệ về kinh tế tại
các quốc gia này.
Nga là nhà xuất khẩu vũ
trang lớn nhất cho châu Phi
và đã ký các thỏa thuận hợp
tác quân sự với ít nhất 28
chính phủ của châu lục này.
Các công ty thuộc sở hữu nhà
nước của Nga, phần lớn trong
số đó bị loại khỏi thị trường
phương Tây, đang tập trung
đầu tư vào lĩnh vực dầu khí và
năng lượng hạt nhân ở châu
Phi. Kim ngạch thương mại
giữa Nga và châu Phi năm
2018 đạt 20 tỉ USD.
Dù vậy, Nga vẫn thiếu các
phương tiện tài chính so với
các nhân tố bên ngoài khác,
chẳng hạn như EU, Mỹ và
TrungQuốc - quốc gia đã cam
kết đầu tư hơn 60 tỉ USD vào
châu Phi năm ngoái và là đối
tác kinh tế hàng đầu của Lục
địa đen.
“Đối với Nga, nếuMoscow
muốn biến châu Phi trở thành
một bản sao như kế hoạch
đã từng thành công ở Trung
Đông thì quốc gia này sẽ cần
tính toán một cách “rất chiến
lược” vào những năm tới” -
người đứng đầu chương trình
châu Phi tại Viện Quan hệ
quốc tế Hoàng gia Chatham
House (Anh) - ôngAlexVines
nhận định.•
• Triều Tiên
: Chủ tịch Ủy ban Hòa
bình Triều Tiên - châu Á Thái Bình
Dương KimYong-chol hôm 27-10 cảnh
báo Mỹ đừng phớt lờ thời hạn cuối năm
về đàm phán phi hạt nhân hóa trên bán
đảo Triều Tiên. Trước đó Chủ tịch Kim
Jong-un tuyên bố sẽ “chờ đến cuối năm”
đểWashington thay đổi yêu sách phi hạt
nhân hóa. Ông KimYong-chol cũng cáo
buộc Mỹ liên tục thúc ép các nước khác
áp đặt trừng phạt đối với Bình Nhưỡng.
• Mỹ
: Hãng tin
AFP
đưa tin cháy
rừng ở nam California đã càn quét
hơn 1.700 ha rừng tính đến ngày 26-
10 khiến khoảng 50.000 người phải
sơ tán. Lực lượng cứu hỏa chỉ mới
khống chế khoảng 10% đám cháy.
Trong khi đó, khoảng 9.000 ha rừng
ở bắc California đã bị thiêu rụi hoàn
toàn sau khi một đám cháy bùng lên
hồi 23-10. Hiện chưa có thương vong
được ghi nhận, tuy nhiên cả hai đám
cháy ở phía bắc và nam California đã
thiêu rụi hàng chục ngôi nhà và công
trình xây dựng khác.
• Syria:
Đài
CNN
dẫn hai nguồn
tin tiết lộ thủ lĩnh tối cao của tổ chức
Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) Abu
Bakr al-Baghdadi có thể đã bị tiêu diệt
trong cuộc đột kích của quân đội Mỹ
tại tây bắc Syria hôm 26-10. Nhà chức
trách đang tiến hành kiểm tra ADN
và sinh trắc học trước khi công bố kết
luận cuối cùng. Nếu được xác nhận,
đây sẽ là cuộc tấn công nhằm vào mục
tiêu cao nhất của Mỹ kể từ vụ tiêu diệt
trùm khủng bố Osama bin Laden ở
Pakistan năm 2011.
PHẠM KỲ
Cộng hòa Trung Phi xem xét cho Nga
mở căn cứ quân sự
TổngthốngCộnghòaTrungPhiFaustin-ArchangeTouadéra
mới đây cho biết đang xemxét khả năng cho phépmởmột
căn cứ quân sự của Nga ở nước này, theo hãng tin
Sputnik
ngày 26-10.
“Bộ Quốc phòng của chúng tôi đang tiếp tục làmviệc với
Bộ Quốc phòng Liên bang Nga về vấn đề này để tìm hiểu
các khả năng của hai bên” - người đứng đầu nhà nước cho
biết khi trả lời câu hỏi tương ứng. Ông cũng tin tưởng rằng
hợp tác giữa Nga và Cộng hòa Trung Phi cần phải được mở
rộng trong các lĩnh vực nông nghiệp, trong giáo dục.
Tiêu điểm
“Nga đến châu Phi khá trễ
và sự tham gia của họ tất cả
vẫn còn khámới mẻ. Họ sẽ cần
khôn ngoan và tập trung vào
những lĩnh vực phù hợpmà họ
có thếmạnhđể khôngphải đối
diện với các rủi ro hoặc bị quá
tải”- AlexVines, thànhviênViện
Quan hệ quốc tế Hoàng gia
Chatham House (Anh).
Sau các chiến thắng về mặt ngoại giao thời gian gần đây ở Trung Đông, Tổng thống Nga Vladimir Putin đang
“được đà” mở rộng ảnh hưởng sang những khu vực khác, đặc biệt là châu Phi trong nỗ lực đối trọng với vị thế
và trật tự hiện hành của phương Tây.
Tổng thốngNga Vladimir Putin cùng lãnh đạo các quốc gia châu Phi thamdự thượng đỉnh
Nga - châu Phi từ ngày 23 đến 24-10. Ảnh: REUTERS
1.000
cảnh sát Hong Kong về hưu có khả năng sẽ được chính
quyền đặc khu thuê lại nhằm hỗ trợ lực lượng trị an
hiện đang quá tải sau hơn bốn tháng ứng phó với người
biểu tình, hãng tin
Reuters
ngày 27-10 dẫn nguồn tin
nội bộ khẳng định. Cũng theo nguồn tin này, cảnh
sát Hong Kong sẽ ra thông báo tuyển người vào đầu
tháng 11 và quá trình tuyển chọn sẽ bắt đầu vào cuối
tháng. Đến tháng 3-2020 sẽ có khoảng 2.000 sĩ quan
Hong Kong nghỉ hưu.
PHẠM KỲ
Thế giới 24 giờ
1...,6,7,8,9,10,11,12,13,14,15 16
Powered by FlippingBook