248-2019 - page 6

6
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứHai 28-10-2019
1999) mà phải tùy theo từng loại vi
phạm để áp dụng quy định pháp luật
có liên quan để xử lý cho phù hợp.
Các bị cáo có hành vi lén lút vào
rừng đặc dụng Đăk Uy cắt một khúc
gỗ trắc chết khô có khối lượng 0,123
m
3
, trị giá hơn 19 triệu đồng nhưng
đây là tài nguyên thiên nhiên (rừng
đặc dụng), không phải do con người
bỏ tiền của, công sức đầu tư tạo ra.
Khách thể bị xâm hại là trật tự quản
lý kinh tế chứ không phải xâmphạm
chế độ sở hữu.
“Từ trước đến nay cho thấy chưa
có vụ nào mà tòa án xét xử về tội
trộm cắp tài sản đối với người vào
rừng đặc dụng cưa chặt, đốn hạ
cây gỗ quý hiếm mang về sử dụng
hoặc đem bán. Thực tiễn cho thấy
nếu khai thác gỗ tại rừng đặc dụng
trái phép đến mức phải xử lý hình
sự thì xử lý về tội vi phạm các quy
định về khai thác và bảo vệ rừng
chứ không phải tội trộm cắp tài
sản” - ĐB Sáu nêu.
Chỉ có thể xử phạt
hành chính
Theo ĐBQH Nguyễn Đức Sáu,
Điều 175 BLHS 1999 quy định:
Người nào có một trong các hành
vi như khai thác trái phép cây rừng
hoặc có hành vi khác vi phạm các
quy định của Nhà nước về khai
thác và bảo vệ rừng… gây hậu quả
nghiêm trọng, hoặc đã bị xử phạt
hành chính về hành vi này hoặc đã
bị kết án về tội này bị phạt tù từ ba
tháng đến ba năm.
Để áp dụng đúng và thống nhất
một số điều của BLHS 1999 về các
tội phạm trong lĩnh vực quản lý rừng,
bảo vệ rừng và quản lý lâm sản, Bộ
NN&PTNT và các cơ quan tư pháp
trung ương đã ban hành Thông tư
liên tịch số 19/2007 trong đó có
hướng dẫn áp dụngĐiều 175 BLHS.
Theo đó, tiểu mục 1.2 mục 1 phần
IVThông tư 19 hướng dẫn: Trường
hợp khai thác trái phép rừng trồng,
rừng khoanh nuôi tái sinh đã được
cơ quan nhà nước có thẩm quyền
quyết định giao cho tổ chức, tập
thể, hộ gia đình, cá nhân sử dụng
ổn định lâu dài vào mục đích lâm
nghiệp mà người được giao đã bỏ
vốn đầu tư trồng rừng, chăm sóc, bảo
vệ… thì bị xử lý như sau: Nếu chủ
rừng khai thác cây rừng trái phép
thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự
theo quy định tại Điều 175 BLHS.
Nếu người khai thác cây rừng trái
phép mà không phải là chủ rừng
thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự
theo các điều luật tương ứng quy
định tại Chương XIV các tội xâm
phạm sở hữu của BLHS.
Từhướngdẫn tạiThông tư19/2007
cho thấy các bị cáo vào rừng đặc
dụng Đăk Uy cắt lấy một khúc gỗ
trắc (nhóm IIA) đã chết khô nhưng
không được cơ quan nhà nước có
thẩm quyền cho phép là đã khai
thác trái phép, vi phạm quy định về
bảo vệ và khai thác rừng. Do các
bị cáo khai thác trái phép tại rừng
đặc dụng, không phải là rừng trồng
hay rừng khoanh nuôi tái sinh nên
không thể xử lý họ về tội trộm cắp
tài sản theo hướng dẫn tại Thông tư
19. Mặt khác, Thông tư 19 không
phân biệt việc khai thác trái phép
NGÂNNGA
“V
iệc TAND các cấp xử lý
năm bị cáo về tội trộm cắp
tài sản là đã bỏ qua, không
xem đến những hướng dẫn của liên
ngành, hướng dẫn của Chánh án
TAND Tối cao Trương Hòa Bình
trong thời điểm lúc bấy giờ và vẫn
còn nguyên giá trị đến hiện tại”.
Đó là kiến nghị dài 10 trang của
đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Nguyễn
Đức Sáu, ĐoànĐBQHTP.HCM, Ủy
viên Ủy ban Tư pháp của QH. ĐB
Sáu gửi tới Chánh án TAND Tối
cao Nguyễn Hòa Bình, Viện trưởng
VKSND Tối cao Lê Minh Trí để đề
nghị kháng nghị giámđốc thẩm, hủy
bản án kết tội năm bị cáo trong vụ
cưa gỗ khô ở Kon Tum.
Tòa kết tội trộm cắp tài sản
là chưa chính xác
“Đối chiếu với quy định của pháp
luật, trong thực tiễn tôi thấy việc
các cấp tòa án kết tội trộm cắp tài
sản đối với năm bị cáo trong vụ án
này là chưa thuyết phục, cần được
nghiên cứu, đánh giá lại vụ án một
cách toàn diện hơn” -ĐBQHNguyễn
Đức Sáu nêu.
Theo ĐBQH Nguyễn Đức Sáu,
trước hết cần phải xác định hành vi
của các bị cáo vào rừng đặc dụng
Đăk Uy cưa chặt và lấy một khúc
gỗ trắc vào ngày 12-4-2016 là trái
pháp luật, xâm phạm tài sản nhà
nước. Tuy nhiên, xử lý năm bị cáo
này về tội vi phạm các quy định về
khai thác và bảo vệ rừng hay tội
trộm cắp tài sản theo BLHS 1999
thì cần được xem xét, đánh giá lại
một cách khách quan, toàn diện.
Rừng đặc dụng là tài nguyên thiên
nhiên, là tài sản thuộc sở hữu nhà
nước. Không phải cứ có hành vi xâm
phạm tài sản nhà nước thì xử lý về
các tội xâm phạm sở hữu (như tội
trộm cắp tài sản, Điều 138 BLHS
Đại biểu Quốc hội tiếp tục
kiến nghị vụ cưa gỗ khô
cây rừng còn sống hoặc cây rừng
đã chết thì phải xử lý khác nhau.
Theo Nghị định 157/2013 (quy
định xử phạt vi phạm hành chính về
quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ
và quản lý lâm sản) thì khối lượng
để xử phạt vi phạm hành chính đối
với gỗ quý hiếmnhóm IIAtối đa đến
5 m
3
. Như vậy, các bị cáo khai thác
trái phép và lấy khúc gỗ trắc 0,123
m
3
trong vụ án này chưa đủ khối
lượng để xử lý hình sự theoĐiều 175
BLHS 1999mà thuộc trường hợp xử
lý hành chính theo Nghị định 157.
Phải kháng nghị hủy án
phúc thẩm!
Xuất phát từ tình trạng chặt gỗ trắc
trái phép xảy ra tại rừng đặc dụng
Đăk Uy nên UBND tỉnh Kon Tum
đã có Công văn số 1544/UBND-NC
ngày 9-9-2011 đề nghị TAND Tối
cao hướng dẫn xử lý các vụ chặt trộm
gỗ trắc tại rừng đặc dụng ở tỉnh này.
Bằng Công văn số 157/TANDTC-
KHXXngày 14-10-2011, PhóChánh
án thường trực TANDTối cao Đặng
Quang Phương đã ký thay Chánh án
TAND Tối cao Trương Hòa Bình
gửi UBND tỉnh Kon Tum. Nội dung
công văn căn cứThông tư liên tịch số
19/2007 và chính sách hình sự hiện
hành để trao đổi. Đây cũng là hướng
dẫn về đường lối xử lý đối với các
hành vi chặt gỗ trắc xảy ra tại rừng
đặc dụng Đăk Uy tỉnh Kon Tum.
Công văn có đoạn: “Gỗ trắc bị chặt
trộm tại rừng đặc dụng Đăk Uy có
giá trị trên 50 triệu đồng đến dưới
100 triệu đồng thì người vi phạm
có thể bị truy cứu trách nhiệm hình
sự theo Điều 189 BLHS (tức tội
hủy hoại rừng nếu hội tụ đủ yếu tố
cấu thành)”.
Việc TAND các cấp xử lý năm bị
cáo về tội trộm cắp tài sản theo Điều
138 BLHS 1999 là đã bỏ qua, không
xem đến những hướng dẫn của liên
ngành, hướng dẫn của Chánh án
TAND Tối cao Trương Hòa Bình
(nay là phó thủ tướng thường trực
Chính phủ) và vẫn còn nguyên giá
trị đến hiện tại.
Từ những phân tích như trên,
ĐBQH Nguyễn Đức Sáu kiến
nghị chánh án TAND Tối cao, viện
trưởng VKSNDTối cao kháng nghị
bản án phúc thẩm ngày 12-8-2019
của TAND tỉnh Kon Tum để xét xử
theo trình tự giám đốc thẩm theo
hướng hủy bản án này và bản án
sơ thẩm như đề nghị của đại diện
VKSND Cấp cao tại Đà Nẵng.
Sau đó, cơ quan chức năng sẽ xử
lý hành chính như hướng dẫn của
liên ngành và của Chánh án TAND
Tối cao Trương Hòa Bình đối với
các hành vi khai thác trái phép gỗ
trắc tại rừng đặc dụng, nhằm bảo
đảm sự nhất quán trong áp dụng
pháp luật trong cả nước.•
Như
Pháp Luật TP.HCM
từng phản ánh, tháng 4-2016,
kiểmlâmPhanTiếnDũngđểchoLêQuốcKhánh,Nguyễn
Ngọc Bình, NguyễnVănThụvàNguyễnVănBảy vào rừng
đặc dụng Đăk Uy cưa 0,123 m
3
cây gỗ trắc đã chết khô
(trị giá hơn 19 triệu đồng).
Theo Thông tư liên tịch số 19/2007 thì hành vi này
chưa tới mức bị xử lý hình sựmà chỉ có thể xử phạt hành
chính theo Nghị định 157/2013. Dù vậy, hai lần xử sơ
thẩm TAND huyện Đăk Hà vẫn phạt các bị cáo 11-15
tháng tù về tội trộm cắp tài sản.
Tháng 6-2018, TAND tỉnh KonTum xử phúc thẩm lần
hai đã tuyên cả nămbị cáo không phạm tội này. Sau đó
Phó Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Trí Tuệ thay mặt
chánh án ký quyết định kháng nghị giámđốc thẩmyêu
cầu xử năm bị cáo có tội trở lại.
Tháng 6-2019,TANDCấp cao tại Đà Nẵng xét xử giám
đốc thẩm đã hủy bản án phúc thẩm từng tuyên năm
bị cáo không phạm tội và yêu cầu TAND tỉnh Kon Tum
xét xử phúc thẩm trở lại theo hướng có tội.
Ngày 12-8-2019, TAND tỉnh Kon Tum xử phúc thẩm
lần ba giữ nguyên tội danh về tội trộm cắp tài sản đối
với năm bị cáo và có giảm nhẹ hình phạt cho năm bị
cáo. Cụ thể, tòa phạt bị cáo Lê Quốc Khánh 12 tháng
tù, Phan Tiến Dũng 10 tháng tù, ba bị cáo còn lại mỗi
bị cáo 6-8 tháng tù nhưng cho hưởng án treo.
Tại phiên họp toàn thể lần thứ 13 do Ủy banTư pháp
QH tổ chức vào ngày 4-9, ĐBQH Trương Trọng Nghĩa
đã đề nghị Chủ nhiệmỦy banTư pháp LêThị Nga giám
sát vụ án. Bởi ngay cả phó viện trưởng VKSND Tối cao,
đại diện Bộ NN&PTNT cũng đồng quan điểm với ĐB
Nghĩa rằng hành vi của năm bị cáo không cấu thành
tội trộm cắp tài sản.
Từ đó Viện trưởng VKSND Tối cao Lê Minh Trí cho
biết sẽ xem xét lại vụ án. Phó Chánh án thường trực
TAND Tối cao Lê Hồng Quang thì cho rằng nếu trường
hợp có giám sát dẫn đến việc phải kháng nghị, lúc này
quyết định của Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao sẽ
là quyết định sau cùng.
Viện trưởng Tối cao Lê Minh Trí nói sẽ xem xét lại vụ án
“Việc TAND các cấp xử
lý năm bị cáo về tội trộm
cắp tài sản là đã bỏ qua,
không xem đến những
hướng dẫn của liên
ngành, hướng dẫn của
Chánh án TAND Tối cao
Trương Hòa Bình (nay
là Phó Thủ tướng thường
trực Chính phủ).”
Hai trong nămbị cáo vụ cưa gỗ khô đang hồi hộp, lo lắng vì có thể bị tòa bắt đi thi hành án bất cứ lúc nào. Ảnh: MINHTÂM
Theo đại biểuQuốc hội NguyễnĐức Sáu, TAND các cấp xử nămbị cáo trong vụ cưa gỗ khô ở Kon Tum
về tội trộm cắp tài sản là đã bỏ qua hướng dẫn của nguyên Chánh án TANDTối cao Trương Hòa Bình.
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook