248-2019 - page 2

2
Thời sự -
ThứHai 28-10-2019
KIMNGUYÊN-HOÀNGPHÚ
V
ụ thảm kịch 39 thi thể
trong container tại Anh
vẫn còn gây chấn động
cho dư luận, trong khi đó
cảnh sát tiếp tục điều tra nhận
dạng, xác định quốc tịch và lý
giải chuyện gì đã xảy ra với
nạn nhân. Cảnh sát Anh tiến
hành truy cứu trách nhiệm
hình sự Maurice Robinson,
tài xế chiếc xe container, về
tội âm mưu buôn người, hỗ
trợ nhập cư bất hợp pháp, rửa
tiền và giết người.
Đáng lưuý, theo tờ
SkyNews
,
ngoài chiếc xe container định
mệnh nói trên bị kẹt lại thì còn
hai chiếc xe container khác đã
nhập cảnh vàoAnh trót lọt. Vụ
thảmkịch 39 người thiệt mạng
tức tưởi trong container chỉ
là một mảnh ghép nhỏ trong
bức tranh xám xịt và rối rắm
về nạn buôn người, nạn vượt
biên trái phép từ nhiều quốc
gia trên thế giới sang Anh.
Điểm đến lý tưởng?
Theo ước tính của tổ chức
MigrationWatchUK (MWU),
hiện tại có thể có hơnmột triệu
người nhập cư bất hợp pháp ở
Anh. Lượng người nhập cư bất
hợp pháp vào khoảng 70.000
người mỗi năm. Các trường
hợp vượt biên trái phép, đặc
biệt bằng xe container, không
còn là chuyện mới của Anh.
Kent, miền Nam nước này.
Nhóm người này được xác
định là các công dân Trung
Quốc nhập cư bất hợp pháp
vào Anh, theo
The Mirror
.
Kết quả khám nghiệm tử thi
cho thấy các nạn nhân tử vong
vì suy hô hấp, nguyên nhân
do ngạt khí. Chỉ hai người bên
trong container
được cứu sống
kịp thời. Theo
cảnh sát, nhóm
người nhập cư
bị nhốt đã điên
cuồng đập vào
thànhcontainer
nhưng bất lực.
Năm 2014,
cảnh sát phát
hiện 35 người
t r o n g m ộ t
container khóa
kín đang được
dỡ xuống cảng Tilbury, Essex
(Anh) từ một tàu xuất phát
nhà kho ở Branston, nơi các
nhân viên nghi ngờ và phát
hiện các thi thể.
Đến tháng 4-2016, thanh
niên Mohammed Hussain,
một người nhập cư 18 tuổi,
bị phát hiện trong tình trạng
trọng thương và tử vong khi
bám vào gầmmột chiếc xe tải
ở Banbury, Oxfordshire (Anh)
vào tháng 4-2016 khi đang di
chuyển đến Manchester. Vài
tháng sau đó, cảnh sát tìm thấy
thi thể nạn nhân phía sau xe
tải ở hạt Kent (Anh). Chiếc xe
này có trụ sở tại Iberia (Tây
BanNha) và xuất phát từ Pháp.
Vượt biên thành công
cũng không
sung sướng gì
Thực tế các nạn nhân vượt
biên từ các nước sangAnh xuất
phát từ nhiều động cơ, trong
đó có nhân tố tác động đáng
kể của những kẻ môi giới lừa
đảo lẫn những kẻ buôn người
đội lốt môi giới lao động. Hồi
tháng 7-2019, tờ
Independent
cho biết cảnh sát Anh đã phá
đường dây buôn người trị giá
2 triệu bảng Anh (khoảng 60
tỉ đồng) với hàng trăm nạn
nhân. Đây là đường dây nô
lệ hiện đại lớn nhất mà cảnh
sát Anh từng phá.
Đườngdâydomột băngđảng
ở Ba Lan tổ chức, có quy mô
lên đến 400 nạn nhân. Những
kẻ cầm đầu nói với họ rằng
sangAnh sẽ kiếm được nhiều
tiền nhưng thực tế họ phải lao
động trong những không gian
chật hẹp đầy ô nhiễmhoặc các
trang trại gia cầmhay nhàmáy
tái chế rác thải. Điều kiện lao
động vô cùng khắc nghiệt:
Thiếu thực phẩm, thiếu nước
sạch, thuốc men; thù lao thấp
thậmchí khôngđủmua thức ăn.
“Những người vô gia cư ở
Anh còn có cuộc sống tốt hơn
Dù vậy, bài toán ấy vẫn đang
khiến giới chính trường Anh
dậy sóng. Thủ tướng Anh
Boris Johnson bày tỏ sự đau
xót trước bi kịch, còn lãnh đạo
Công đảng Jeremy Corbyn
đánh giá là “thảm kịch nhân
đạo khó tin”.
Số lượng xe container đang
hoạt động bất hợp pháp sang
Anh bị phát hiện lên đến
6.429 chiếc, chỉ tính trong
khoảng thời gian từ tháng 4
đến 9-2015 (trong đó hơn 90%
là chở người xin tị nạn), theo
chánh Thanh tra Biên giới và
Nhập cư củaAnh. Các nguồn
thông tin khác thì cho thấy
số lượng trung bình của xe
container bất hợp pháp được
phát hiện là khoảng 15.000
mỗi năm (chưa tính đến số
lượng không bị phát giác).
Một cuộc điều tra của
BBC
News
cho thấy đã có 27.860
vụ bắt giữ vì nhập cư bất hợp
pháp vào Anh từ năm 2013
đến tháng 4-2016. Trong cùng
thời gian đã có 2.482 vụ bắt
giữ vì tổ chức đưa người vượt
biên vào Anh.
Nhiều thảm kịch
Vụ phát hiện 39 thi thể trong
container tại Essex chưa phải
là vụ án chấn động nhất nước
Anh. Ngày 18-6-2000, cảnh
sát Anh phát hiện 58 thi thể
bên trong một container được
đóng kín tại cảng Dover, vùng
từ cảng Zeebrugge, Bỉ. Một
người chết trong khi các nạn
nhân khác bị hạ thân nhiệt và
mất nước nghiêm trọng.
Tháng 11-2015, cảnh sát
Anh phát hiện hai thi thể bên
trong một container tại các cơ
sở công nghiệp ở Ferroli, gần
Burton (Anh). Hãng tin
BBC
dẫn lời cảnh sát
cho biết có khả
năng thi thể hai
nạn nhân (dưới
30 tuổi) đã ở
trong các thùng
hàng được xe
container chở
đimột thời gian
và bốcmùi khó
chịu.Các thùng
hàng này rời
miềnBắcÝvào
ngày5-10vàđến
Anh bằng phà
tại Dover vào ngày 8-10-2015.
Sau đó chúng được chuyển đến
Những kẻ cầm đầu
nói với họ rằng sang
Anh sẽ kiếm được
nhiều tiền nhưng
thực tế họ phải lao
động trong những
không gian chật hẹp
đầy ô nhiễm hoặc
các trang trại gia
cầm hay nhà máy
tái chế rác thải.
Vượt biên sang Anh:
Khốc
Các nạn nhân bị lừa phỉnh để lên
những chiếc xe mà họ có thể mất
mạng bất kỳ lúc nào trước khi đặt
chân đến Anh, nơi họ lại gặp nhiều
bi kịch khác.
LTS:
Cảnh sát Anh
vừa phát hiện xe
container chở 39 thi
thể (31 nam, 8 nữ)
tại khu công nghiệp
Waterglade thuộc hạt
Essex, phía đông bắc
London, nước Anh
hôm 23-10 (giờ địa
phương). Vụ án gây
chấn động bởi nạn
buôn người đã và
đang trở thành một
bài toán rất khó cho
chính quyền Anh và
các nước.
Pháp Luật
TP.HCM
xin gửi đến
quý độc giả bài viết
mô tả những chặng
hành trình rủi ro,
Những kẻ buôn người trong đường dây buôn bán 400 nô lệ bị bắt ở Anh hồi tháng 7-2019. Ảnh: BBC
Góc nhìn
Thảm kịch 39 người tử vong khi cố vượt biên từ Bỉ qua
Anh được phát hiện hôm 23-10 khiến nhiều người không
khỏi suy nghĩ: Động cơ nào để họ dấn thân vào một chuyến
phiêu lưu mạo hiểm, tốn kém để sang Anh?
Theo báo cáo mới đây được Cao ủy Chống nạn nô lệ độc
lập (IASC) trực thuộc chính phủ Anh công bố, Việt Nam là
một trong ba nước có nhiều nạn nhân bị bán sang Anh nhất.
Số liệu mà các tổ chức chính phủ và phi chính phủ Anh ghi
nhận được cho thấy mỗi năm có hàng trăm người Việt nhập
cư lậu vào nước này theo các đường dây buôn người.
Có thể lý giải việc nhiều người chọn Anh làm “điểm đến
lý tưởng” vì ít nhất ba lý do. Thứ nhất, các đường dây buôn
người hoạt động xuyên quốc gia còn rất mạnh và theo giới
quan sát, đưa lậu người vào Anh là một “ngành kinh doanh
béo bở”. Các đường dây buôn người này nhắm đến người
Việt thiếu thông tin và vẽ ra viễn cảnh “việc nhẹ, lương cao”
và “cuộc sống giàu sang” một khi đặt chân đến châu Âu.
Theo báo
The Telegraph
, đằng sau mỗi vụ đưa người vượt
biên đều có một “đầu rắn lớn” kiểm soát toàn bộ hành trình.
Họ thường là những “người tiên phong” đã ra nước ngoài
và có được quốc tịch nước ngoài hoặc quyền cư trú dài hạn.
Các “đầu rắn” sử dụng nhiều cách khác nhau, bằng cách
dùng các hộ chiếu giả hay dùng tiền hối lộ để đưa người
vượt biên đi từ nước này sang nước khác cho đến khi nào tới
được đích đến. Tuy nhiên, khi chuyện bị bại lộ thì đa số nạn
nhân không thể biết thân thế, nguồn gốc của các “đầu rắn”
này đến từ đâu. Nói cách khác là “đường dây ma”.
Theo tổ chức chống buôn người Precarious Journeys,
năm 2019, mỗi người phải bỏ ra số tiền dao động từ 10.000
USD (hơn 230 triệu đồng) đến 40.000 USD (hơn 930 triệu
đồng) để được đưa sang Anh. Các nhóm môi giới này
khẳng định số tiền càng nhiều thì quãng đường sẽ ngắn
và ít nguy hiểm hơn. Lý giải về điểm đến nước Anh, ThS
Quảng Trọng Ngọc Ân, nghiên cứu về vấn đề vượt biên tại
Phần Lan, nhận định: “Nhiều người Việt sang Anh trồng
cây thuốc phiện, nếu không bị cảnh sát bắt thì kiếm được
nhiều tiền nên nhiều người làm liều. Thậm chí trong cộng
đồng người sang Anh, có nhiều người hay nửa đùa nửa
thật: “Sang Anh có trồng cỏ (thuốc phiện) không?”. Người
này đi mà “may mắn” thoát thì kéo thêm người khác qua”.
Bên cạnh đó, ông Ân cũng cho rằng Anh rất cần lao
động, trong khi lao động chui thì giá lại rất rẻ nên nhiều
nhóm buôn người tìm cách đưa người bất hợp pháp sang
đây để bóc lột kiếm lời. Ngoài ra, một người nhập cư
sống tại Đức từ những năm 1990, thường xuyên tiếp xúc,
mua bán với cộng đồng người nhập cư, nói với
Pháp Luật
TP.HCM
: So với một số nước khác trong khu vực thì chính
sách tị nạn ở Anh dễ hơn. “Nhiều người quyết định mạo
hiểm đi lậu qua Anh vì người khác rỉ tai rằng: Bên Anh dễ
được nhận tị nạn, đồng thời kiếm tiền cũng dễ hơn. Mặc dù
khi qua đó toàn phải sống chui, làm chui” - vị này kể.
LýdonhànhàkéonhausangAnh“đổi đời”
1 3,4,5,6,7,8,9,10,11,12,...16
Powered by FlippingBook