248-2019 - page 7

7
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứHai 28-10-2019
TẤNLỘC
N
gày 27-10, nguồn tin của
Pháp Luật TP.HCM
xác nhận
Cơ quan CSĐT Công an tỉnh
Khánh Hòa vừa ban hành kết luận
điều tra bổ sung vụ án tham ô tài
sản xảy ra tại Công ty TNHHMTV
Khai thác công trình thủy lợi Nam
Khánh Hòa (Công ty Nam Khánh
Hòa). Đây là vụ chống hạn… trên
giấy để tham ô tài sản mà
Pháp Luật
TP.HCM
đã nhiều lần phản ánh.
Truy tố tội danh theo
yêu cầu của tòa
Cơ quan CSĐT Công an tỉnh
Khánh Hòa đề nghị VKSND tỉnh
truy tố bảy bị can với vai trò đồng
phạm giúp sức cho Đỗ Hồng Hải,
cựu chủ tịch HĐQT kiêm giám đốc
Công ty Nam Khánh Hòa, về tội
tham ô tài sản. Bảy bị can này đều
là cán bộ, nhân viên Công ty Nam
Khánh Hòa, gồm Ngô Mạnh (cựu
phó giám đốc), Đặng Thanh Xuân,
Đỗ Xuân Đoan, Phan Tuấn Nam,
Lương Thành Nam, Nguyễn Văn
Tiến, PhạmThị Ngọc Phi (kế toán).
CQĐT xác định bảy bị can trên
thực hiện theo chỉ đạo của giám
đốc Đỗ Hồng Hải đã lập khống,
ký khống hồ sơ để ông Hải chiếm
đoạt 6,1 tỉ đồng ngân sách nhà nước.
Trong đó, CQĐT xác định số tiền
mà từng bị can đã giúp sức cho ông
Hải chiếm đoạt.
Kết luận điều tra bổ sung trên được
đưa ra sau khi TAND tỉnh Khánh
Hòa trả hồ sơ để điều tra bổ sung
vụ án. Ngày 22-8, sau hơn 10 ngày
xét xử, TAND tỉnh Khánh Hòa đã
quyết định trả hồ sơ cho VKSND
tỉnh để điều tra bổ sung đối với hành
vi của bảy bị cáo có dấu hiệu đồng
phạm, giúp sức cho Đỗ Hồng Hải
phạm tội tham ô tài sản.
Ngoài bảy bị can trên, trong vụ
án này còn có bốn bị can khác đã bị
VKSND tỉnh Khánh Hòa truy tố tội
tham ô tài sản, gồm ba cán bộ Công
ty Nam Khánh Hòa là cựu chủ tịch
HĐQTkiêmgiámđốcĐỗHồngHải,
cựu phó giám đốc Đoàn Phi Dũng,
nguyên kế toán trưởng Diệp Thụy
Khánh Trân và Nguyễn Văn Minh
(giám đốc Công ty TNHH Thương
mại xây dựngThànhKhánhQuyên).
Trở lại với tội danh ban đầu
Theo hồ sơ, trước đây toàn bộ 11
bị can trong vụ án này đều bị Cơ
quan CSĐT Công an tỉnh Khánh
Hòa khởi tố tội tham ô tài sản.
Sau hơn một năm điều tra, tháng
3-2018, CQĐT ra bảy quyết định
thay đổi tội danh đối với bảy bị can
trên. Trong đó, sáu bị can được đổi
sang tội vi phạm quy định về đầu
tư công trình xây dựng gây hậu
quả nghiêm trọng. Riêng Phạm
Thị Ngọc Phi được chuyển sang
tội vi phạm quy định về kế toán
gây hậu quả nghiêm trọng. Đây
là hai tội danh mới được quy định
trong BLHS 2015 và nhẹ hơn tội
tham ô tài sản.
Trong quá trình chuẩn bị đưa vụ
án ra xét xử, ngày 5-6, TAND tỉnh
Khánh Hòa cũng có quyết định trả
hồ sơ cho VKSND tỉnh để điều tra
bổ sung. Tại quyết định này, TAND
tỉnh nêu: Xét thấyVKSND tỉnh truy
tố bảy bị can các tội vi phạmquy định
về đầu tư công trình xây dựng gây
hậu quả nghiêm trọng, vi phạm quy
định về kế toán gây hậu quả nghiêm
trọng nhưng chứng cứ trong hồ sơ vụ
án cho thấy hành vi các bị can này
đã phạm tội khác, có dấu hiệu đồng
phạm với vai trò giúp sức cho Đỗ
Hồng Hải phạm tội tham ô tài sản.
Tuy nhiên, ngày 26-6, VKSND
tỉnh có công văn giữ nguyên cáo
trạng, đề nghị TAND tỉnh đưa vụ
án ra xét xử. VKSND tỉnh cho rằng
hành vi của bảy bị can không cấu
thành tội tham ô tài sản với vai trò
đồng phạmcùng bị canHải mà phạm
tội vi phạm quy định về đầu tư xây
dựng gây hậu quả nghiêm trọng và
vi phạm quy định về kế toán gây
hậu quả nghiêm trọng.
Khi tiến hành điều tra bổ sung
theo yêu cầu của TAND tỉnh, ngày
7-10, VKSND tỉnh phải ban hành
các quyết định hủy bỏ quyết định
khởi tố bổ sung vụ án, thay đổi quyết
định khởi tố bị can. Như vậy, sau
hơn hai năm rưỡi khởi tố, điều tra,
truy tố, xét xử, vụ án đã quay lại
với tội danh cũ.•
Vụ án kéo dài vì…
xà quần với tội danh
Tại phiên tòa hồi tháng 8-2019, TAND tỉnh KhánhHòa đã trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung bảy bị cáo có dấu hiệu
đồng phạmthamô tài sản. Ảnh: TL
Ban đầu, 11 bị can đều
bị khởi tố tội tham ô tài
sản; sau hơn một năm
điều tra, CQĐT ra bảy
quyết định thay đổi tội
danh đối với bảy bị can;
và bây giờ cơ quan tố
tụng đổi tội danh như
ban đầu.
Chống hạn trên… giấy nhưng lấy tiền thật
CQĐT Công an tỉnh Khánh Hòa xác định: Trong hai năm2014, 2015, lợi
dụng chủ trương bổ sung kinh phí khắc phục hậu quả hạn hán, phục vụ
tưới tiêu thủy lợi chống hạn của UBND tỉnh Khánh Hòa, giám đốc Công
ty Nam Khánh Hòa đã tham ô, chiếm đoạt tổng cộng 6,1 tỉ đồng ngân
sách nhà nước.
Theo đó, Đỗ Hồng Hải chỉ đạo cấp dưới câu kết với doanh nghiệp lập
khống hồ sơ 24 công trình nạo vét chống hạn, gây thiệt hại đối với ngân
sách nhà nước gần 5 tỉ đồng. Cùng thời điểm trên, Hải chỉ đạo cấp dưới
lập khống khối lượng dầu bơm chống hạn với tổng kinh phí hơn 1,1 tỉ
đồng, trong đó thanh quyết toán khống gần 900 triệu đồng.
Khi bí thưTP.HCM
truy vấnvề nhà trái phép
(Tiếp theo trang1)
Thì ra ông Phó Chủ tịch HĐND quận Thủ Đức Lệ Hữu
Thành cùng người thân đã xây dựng nhiều công trình trên
khu đất thuộc quy hoạch đất ga dự trữ, trong đó công trình
đầu tiên được phát hiện từ năm 2012, tức là đã bảy năm
trước. Nhiều công trình đã được UBND phường Hiệp Bình
Chánh lập biên bản đình chỉ thi công, ra quyết định xử
phạt vi phạm hành chính, quyết định cưỡng chế tháo dỡ.
Giấy tờ lớp lang vậy chứ trên thực tế các công trình này
vẫn tồn tại bình thường.
Bí thư Nguyễn Thiện Nhân đặt vấn đề: “Có đến bảy công
trình sai phạm, lý do gì mà bảy năm chưa xử lý xong? Có
phải quận chưa nghiêm túc, cán bộ địa bàn chưa nghiêm
túc, người trong cuộc cũng cho qua luôn? Từng làm chủ
tịch MTTQ quận mà làm sai, làm sao vận động người dân
chấp hành pháp luật? Giờ làm phó chủ tịch HĐND quận
mà làm sai, làm sao đi giám sát?”.
Sau cùng, Bí thư Nhân dứt khoát: “Phải chấm dứt ngay
tình trạng này”. Kèm theo đó là những lưu ý có thể hiểu
là không chỉ dành cho người vi phạm mà còn cho nhiều cơ
quan chức năng trong quận. Đó là “cần tự xác định xem
có đủ điều kiện tiếp tục làm phó chủ tịch HĐND quận nữa
không” và “phải sắp xếp lại”.
Hiện tại, nhà không phép, sai phép ở TP.HCM còn nhiều
quá, nhất là ở quận, huyện có tốc độ đô thị hóa nhanh. Đi
kèm theo đó là những hậu quả rất nghiêm trọng khi công
trình vi phạm cũ chưa giải quyết xong thì lại có thêm nhiều
công trình vi phạm mới. Nhiều khu dân cư, khu nhà xưởng
đã hình thành tự phát, phá vỡ quy hoạch, gây ô nhiễm
môi trường, gây mất an ninh trật tự, gây khó cho công tác
chỉnh trang và phát triển đô thị…
Lấy sự tồn tại bảy công trình nêu trên làm đơn cử để
phân tích lỗi phải sẽ thấy trong vấn nạn nhà trái phép, nếu
người dân lỗi một thì những cán bộ xây dựng trái phép và
thỏa hiệp, tiếp tay cho sự trái phép đó lỗi mười.
Nhiều lỗi ấy xuất phát từ ba yếu kém sau đây:
Thứ nhất là thiếu gương mẫu trong việc chấp hành pháp
luật. Muốn xây nhà xưởng hợp pháp thì phải có đất phi
nông nghiệp hợp pháp và có giấy phép xây dựng. Ấy thế
mà công trình của phó chủ tịch HĐND quận Thủ Đức và
của người nhà được tạo nên từ hai hành vi vi phạm. Gồm
tự ý biến đổi đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp;
xây dựng công trình trái quy hoạch không có giấy phép
xây dựng trên đất không được phép xây dựng.
Thứ hai là phân biệt đối xử giữa quan với dân. Khi bị
báo chí phát hiện, Quận ủy Thủ Đức đã báo cáo với bí thư
Thành ủy là sẽ xử lý nghiêm mọi hành vi sai phạm, nhất là
với cán bộ lãnh đạo trong thực thi nhiệm vụ thì sẽ không có
vùng cấm, không có ngoại lệ và cũng không có sự bao che.
Liệu nói có đi đôi với làm không khi bảy công trình trái
phép đã không được đập bỏ ngay từ đầu và cũng không có
sự cưỡng chế tháo dỡ đúng quy định mà để “ầu ơ ví dầu”
đến bảy năm? Chẳng lẽ dư luận cứ phải bức xúc hoài nhà
của quan được đối xử đặc biệt, còn nhà dân thì đừng hòng.
Thứ ba là né tránh trách nhiệm, đùn đẩy lên trên. Mặc
dù đã được pháp luật cấp quyền nhưng nhiều người có
trách nhiệm vì kiêng nể, tư lợi… đã không thẳng tay xử lý
vi phạm. Để rồi cấp xã đẩy việc lên cấp huyện, cấp huyện
để kéo dài hoặc chờ cấp tỉnh chỉ đạo xử lý. Như ở bảy
công trình trái phép trên, theo lẽ UBND (hay Quận ủy)
Thủ Đức chỉ đạo giải quyết cho rồi thì phải đợi đích thân
bí thư Thành ủy có ý kiến mới hớt hải làm.
Nhất định ba hạn chế to đùng này phải được giảm thiểu
mà trước mắt là các công trình không phép phải được khẩn
trương tháo dỡ để giữ được kỷ cương.
Đồng thời, Thường trực HĐND quận Thủ Đức cần căn
cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND để quyết định về chức
tước của người vi phạm. Khi phó chủ tịch HĐND quận
không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân thì
xem xét bãi nhiệm. Đối với chủ tịch phường, chủ tịch
quận… đã để sai phạm kéo dài tới bảy năm gây ra nhiều
điều tiếng cũng cần có sự chế tài tương thích.
Tóm lại, dẫu bí thư Thành ủy TP.HCM chỉ lưu ý “phải sắp
xếp lại” chứ không nêu rõ chi tiết thì vẫn phải hiểu là bất kỳ
sai đã phạm luật thì cứ theo pháp luật mà xử thật nghiêm!
NGUYÊN THY
Luật và đời
Sauhơnhai nămrưỡi điều tra, truy tố, xét xử, vụ án thamô tài sản
ở KhánhHòa phải quay lại với tội danh như ban đầu.
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook