249-2019 - page 6

6
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứBa29-10-2019
huyệnĐăkGlei và ôngTrần Phú Lợi
- Chánh án TAND huyện Ia H’drai.
Còn vị chánh án tỉnh ký lệnh điều
động này là thẩm phánABrao Bim.
Sau khi HĐXX tuyên cả năm bị
cáo không phạm tội thì cuối tháng
8-2018, TANDTối cao đã điều động
Chánh ánABrao Bimvề làmphó vụ
trưởng Vụ Thi đua - Khen thưởng
TAND Tối cao (và mới đây ông A
Brao Bim đã nhận nhiệm vụ mới
là phó giám đốc Sở Ngoại vụ tỉnh
Kon Tum). Thay thế ông A Brao
Bim làm chánh án là ông Nguyễn
Văn Dũng, tiến sĩ luật, Phó Chánh
án TAND tỉnh Bắc Giang.
Lại nói về bản án phúc thẩm tuyên
năm bị cáo vụ cưa gỗ khô không
phạm tội, như
Pháp Luật TP.HCM
từng phản ánh, bản án này sau đó
bị chánh án TAND Tối cao kháng
nghị giám đốc thẩm (do phó chánh
án ký thay). Tháng 6-2019, TAND
Cấp cao tại Đà Nẵng xét xử giám
đốc thẩm đã hủy bản án phúc thẩm
này và yêu cầuTAND tỉnhKonTum
xét xử phúc thẩm lại theo hướng có
tội. Ngày 12-8, TAND tỉnhKonTum
xử phúc thẩm (lần ba) đã tuyên năm
bị cáo phạm tội trộm cắp tài sản...
Sau phiên tòa này, ba thẩm phán
Thành, Luân và Lợi phải viết bản
kiểm điểm, theo Quyết định 120/
QĐ-TANDTC ngày 19-6-2017 về
xử lý trách nhiệm người giữ chức
danh tư pháp.
Tự nhận các hình thức
xử lý trách nhiệm
Được biết cả ba bản kiểm điểm
(của ba thẩm phán) có nội dung rằng
khi xét xử phúc thẩm lần hai, họ đều
nhất trí áp dụng Thông tư liên tịch
số 19/2007 của Bộ NN&PTNT, Bộ
Tư pháp, Bộ Công an, VKSND Tối
cao, TAND Tối cao (hướng dẫn áp
dụng một số điều của BLHS về các
tội phạm trong lĩnh vực quản lý rừng,
bảo vệ rừng và quản lý lâm sản).
Khúc gỗ trắc mà các bị cáo chặt ở
rừng đặc dụng Đăk Uy là rừng tự
nhiên, không phải rừng trồng, rừng
khoanh nuôi tái sinh. Do đó cả ba
thẩm phán đều cho rằng hành vi
của năm bị cáo không đủ yếu tố cấu
thành tội trộm cắp tài sản.
Cạnh đó, thực tiễn nhiều năm qua
cho thấy các vụ án tương tự xảy ra tại
rừng đặc dụng Đăk Hà, Vườn quốc
gia Chư Mon Ray thuộc tỉnh Kon
Tum và trên cả nước cũng không
có địa phương nào xét xử các bị cáo
cưa gỗ khô về tội trộm cắp tài sản.
Các thẩm phán cho rằng hiện bản
án phúc thẩm lần ba ngày 12-8-2019
(do Phó Chánh án tỉnh Đỗ Thị Kim
Thư làm chủ tọa) kết tội cả năm bị
cáo phạm tội trộm cắp tài sản đã có
hiệu lực. Từ đó thẩm phán Nguyễn
MinhThành (chủ tọaphiênphúc thẩm
lần hai) nhận hình thức xử lý là miễn
nhiệmchức danh chánh án, ôngPhạm
Hữu Luân nhận hình thức xử lý là hạ
một cấp bậc chức vụ xuống làm phó
chánh án, ông Trần Phú Lợi nhận
hình thức kiểm điểm về mặt Đảng.
“Phải bị xử lý dừng
nhiệm vụ xét xử”
Ngày 12-9, TAND tỉnh Kon Tum
báo cáo kết quả họp kiểmđiểm thẩm
phánvềTANDTối cao. SauđóTAND
Tối cao có văn bản gửi đến Chánh án
TAND tỉnh Kon Tum Nguyễn Văn
Dũng có nội dung rằng: Việc HĐXX
phúc thẩm lần hai tuyên năm bị cáo
không phạm tội là bỏ lọt tội phạm
thuộc trường hợp bị xử lý trách nhiệm
theo Quyết định 120/QĐ-TANDTC
của chánh án TAND Tối cao.
“Đối với thẩmphánNguyễnMinh
Thành, với tư cách là chủ tọa, do đó
trách nhiệm của ông Thành trong vụ
NGÂNNGA
H
ẳn bạn đọc còn nhớ sự kiện
chánh án TAND tỉnh Kon
Tum từng điều động ba chánh
án huyện về tòa án tỉnh này để làm
HĐXX phúc thẩmvụ cưa gỗ khô lần
hai vào ngày 1-6-2018. Và HĐXX
này đã ra phán quyết khiến những
người dự khán phiên tòa đồng loạt
vỗ tay: Cả năm bị cáo đều được
tuyên trắng án.
Nay cả ba thẩm phán này đang
phải đối diện với các hình thức xử lý
trách nhiệmdo đã ra phán quyết này.
Đồng nghiệp xử có tội, ba
thẩm phán làm kiểm điểm
Ba thẩm phán ấy là ông Nguyễn
MinhThành -Chánh ánTANDhuyện
KonRẫy (làmchủ tọa phiên tòa), ông
Phạm Hữu Luân - Chánh án TAND
Ba chánh án từng làmHĐXX tuyên nămbị cáo không phạmtội trộmcắp tài sản. Ảnh: NGÂNNGA
Vụgỗkhô:
Ba thẩmphán
tuyên không
phạm tội bị
kiểm điểm
Sau khi TAND tỉnh Kon Tumxét xử phúc
thẩm lần ba tuyên nămbị cáo phạm tội,
cả ba thẩmphán trong HĐXX từng tuyên
nămbị cáo không phạm tội trước đó phải
làmkiểmđiểm…
án này là cao nhất. Theo quy định
ban hành kèm theo Quyết định 120/
QĐ-TANDTC thì không có hình
thức “miễn nhiệm chức vụ chánh
án” mà hành vi vi phạm của ông
Thành phải bị xử lý dừng nhiệm vụ
xét xử để bố trí công việc khác. Do
đó, TAND tỉnh Kon Tum cần đối
chiếu với quy định để bố trí công
việc khác đối với thẩm phán Thành
cho phù hợp với nguyện vọng cá
nhân và nhu cầu của cơ quan, đơn
vị” - công văn nêu.
Cũng theo TANDTối cao, đối với
thẩm phán PhạmHữu Luân và Trần
Phú Lợi là thành viên của HĐXX,
khi tham gia xét xử, vai trò của các
thành viên hội đồng được đánh giá
là thấp hơn so với trách nhiệm của
chủ tọa phiên tòa. Vì vậy, khi xem
xét trách nhiệm đối với hai thẩm
phán này cần áp dụng hình thức xử
lý trách nhiệm thấp hơn. Ban thanh
tra (TAND Tối cao) nhận thấy các
hình thức xử lý trách nhiệmmà thẩm
phán Phạm Hữu Luân và Trần Phú
Lợi tự nhận và được sự nhất trí của
TAND tỉnh Kon Tum là phù hợp với
vai trò, trách nhiệm với tư cách là
thành viên của HĐXX.
Từ đó TAND Tối cao đề nghị
chánh án TAND tỉnh Kon Tum
căn cứ vào các quy định ban hành
kèm theo Quyết định 120/2017,
các quy định của pháp luật có liên
quan và tình hình thực tế để xử lý
trách nhiệm đối với các thẩm phán
có hành vi vi phạm, báo cáo kết quả
tới TAND Tối cao.•
“Việc HĐXX phúc thẩm
lần hai tuyên năm bị cáo
không phạm tội là bỏ lọt
tội phạm thuộc trường
hợp bị xử lý trách nhiệm
theo Quyết định 120/QĐ-
TANDTC.”
Công văn của TAND Tối cao
Gọi điện thoại quấy rối cảnh sát PCCC sẽ bị phạt tới 3 triệu đồng
Mới đây Bộ Công an đã công bố văn bản mới nhất về
dự thảo sửa đổi Nghị định 167/2013. Theo đó Bộ Công
an bổ sung thêm rất nhiều hành vi vi phạm trong lĩnh
vực an ninh trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn
xã hội; PCCC; phòng, chống bạo lực gia đình. Đáng
chú ý, hành vi gọi điện thoại đến số điện thoại khẩn
cấp 113, 114, 115 hoặc đường dây nóng của cơ quan,
tổ chức để quấy rối, đe dọa, xúc phạm sẽ bị xử phạt 2-3
triệu đồng.
Đây là lần đầu tiên có quy định cụ thể về mức phạt đối
với hành vi trên. Bởi thực tế, tình trạng gọi điện thoại tới
các đường dây khẩn cấp, nhất là cảnh sát PCCC đang diễn
ra nhiều nơi, nhiều lúc. Đến nỗi trao đổi với báo chí, Cảnh
sát PCCC TP.HCM từng cho biết vào dịp lễ, tết, các đối
tượng có khi gọi điện thoại trên 1.000 cuộc để quấy rối,
báo tin giả. Tính trung bình mỗi ngày có ít nhất 250-300
cuộc gọi như thế. Hậu quả của việc làm này có thể dẫn
tới nghẽn đường truyền khiến các cuộc gọi điện thoại báo
cháy thật từ người dân sẽ không đến nơi được. Sau mỗi tin
báo cháy giả, cán bộ phải tiến hành xác minh tốn kém thời
gian, công sức.
Ngoài ra, dự thảo cũng bổ sung hàng loạt hành vi vi
phạm đáng chú ý khác như để vật nuôi, cây trồng hoặc các
vật khác xâm lấn vỉa hè, vườn hoa, sân chơi, khu đô thị,
nơi sinh hoạt chung trong khu dân cư; vô ý gây thương
tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác…
TUYẾN PHAN
Tiêu điểm
TraođổivớiPVbáo
PhápLuậtTP.HCM
qua điện thoại về việc ba chánh án bị
kiểmđiểm,TrưởngbanNội chínhTỉnh
ủy KonTumĐặngThanh Long nói đề
nghị PV liên hệ với TAND tỉnh này để
nắm thông tin. Tuy nhiên, khi chúng
tôi đến TAND tỉnh đăng ký gặp lãnh
đạo thì đơn vị này từ chối tiếp PV.
Đoàn đại biểu (ĐB) Quốc hội (QH) TP Đà Nẵng vừa có
văn bản gửi tới Ủy ban Thường vụ QH, chủ nhiệm Ủy
ban Tư pháp của QH, trưởng Ban Dân nguyện, chánh
án TAND Tối cao kiến nghị tiến hành giám sát và xem
xét lại vụ án cưa gỗ khô.
Qua nghiên cứu, Đoàn ĐBQHTP Đà Nẵng nhận thấy
quá trình giải quyết vụ án tồn tại nhiều điểm bất hợp
lý, không phù hợp với quy định của pháp luật.
Cụ thể, tại phiên họp Ủy ban Tư pháp của QH ngày
8-8, đại diện cơ quan chuyên môn thuộc Bộ NN&PTNT
khẳng định cho đến thời điểm xử lý vụ án nói trên, đã
có trên 1.500 vụ việc cóhành vi tương tự và đềuđã được
xử lý về hành vi vi phạmcác quy định về quản lý và bảo
vệ rừng. Tuy nhiên, riêng vụ cưa gỗ khô thì tòa án lại
cáo buộc các bị cáo về tội trộm cắp tài sản.
“Như vậy, ngay sau khi vụ án này được đưa ra xét xử
thì đã làm nảy sinh hệ quả pháp lý mang tính tất yếu,
đó là đã có hơn 1.500 vụ đã bị các cơ quan tiến hành
tố tụng hoặc bỏ lọt tội phạm hoặc làm oan người vô
tội. Việc này nếu đúng thì cần phải được QH giám sát
ở cấp độ tối cao để có kết luận đầy đủ và các cơ quan
tiến hành tố tụng sẽ phải khôi phục lại trình tự tố tụng
đối với 1.500 vụ nói trên”- ĐoànĐBQHTPĐà Nẵng nêu.
Từ đó Đoàn ĐBQH TP Đà Nẵng kiến nghị chánh án
TANDTối cao xemxét lại việc đánhgiá chứng cứbuộc tội
đối với năm bị án trong vụ án này để đảm bảo việc xét
xử đúng người, đúng tội theo trình tự giám đốc thẩm.
Trước đó ĐBQH Nguyễn Đức Sáu (Đoàn TP.HCM)
cũng có văn bản kiến nghị gửi Chánh án TAND Tối cao
Nguyễn Hòa Bình, Viện trưởng VKSND Tối cao Lê Minh
Trí đề nghị kháng nghị giámđốc thẩmhủy bản án phúc
thẩm (lần ba) kết tội năm bị cáo.
Đoàn đại biểu Quốc hội TP Đà Nẵng kiến nghị vụ án
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook