249-2019 - page 8

8
Đô thị -
ThứBa29-10-2019
Dự kiến lập thành phố
thuộc TP.HCM
ở phía đông
Kiến nghị Bộ Chính trị cho TP được thí điểmmô hình chính quyền đô thị,
trong đó định hướng sẽ tổ chức lại các đơn vị hành chính ở các quận 2, 9 và
ThủĐức thuộc khu đô thị sáng tạo phía đông.
TÁ LÂM
S
ở Nội vụ vừa có tờ trình
gửi Chủ tịch UBND
TP.HCM Nguyễn Thành
Phong về dự thảo văn bản kiến
nghị Bộ Chính trị chấp thuận
cho TP.HCM được thí điểm
mô hình chính quyền đô thị.
Theo dự thảo tờ trình, đề
cương sơ bộ của đề án thí điểm
mô hình chính quyền đô thị
tại TP.HCM gồm bốn phần.
Cụ thể phần thứ nhất nêu lên
sự cần thiết, căn cứ và cơ sở
lý luận thực tiễn xây dựng đề
án. Trong phần này, TP.HCM
nêu lên thực trạng của quá trình
đô thị hóa diễn ra nhanh chóng
trên địa bàn; kinh nghiệm về tổ
chức và hoạt động của chính
quyền đô thị ở một số nước và
kinh nghiệm thực hiện thí điểm
không tổ chức HĐND quận,
huyện, phường tại TP, cũng
như kinh nghiệm tổ chức thí
điểm cơ chế, chính sách đặc
thù phát triển TP.HCM.
Phần thứ hai nêu lên thực
trạng tổ chức chính quyền tại
TP.HCM, trong đó có thực
trạng xây dựng chính quyền
điện tử và đô thị thông minh.
Phần thứ ba nêu rõ định
hướng và nội dung thí điểm
quản lý theo mô hình chính
quyền đô thị tại TP.HCM. Cụ
thể, định hướng thí điểm mô
hình tổ chức chính quyền đô
thị TP.HCM sẽ theo hướng:
Xây dựng mô hình tổ chức
một cấp chính quyền (cấp
TP) và hai cấp hành chính
(quận, huyện, TP thuộc TP và
phường, xã, thị trấn). TP.HCM
cũng dự kiến đề xuất không
tổ chức HĐND ở quận, huyện,
TP thuộc TP mà chỉ tổ chức
cơ quan hành chính theo thiết
chế UBND. Tương tự cũng
sẽ không tổ chức HĐND ở
phường, xã, thị trấn mà chỉ
tổ chức cơ quan hành chính
theo thiết chế UBND.
Ngoài ra, đề án cũng nêu rõ
định hướng tổ chức lại các đơn
vị hành chính (quận 2, 9, Thủ
Đức) thuộc khu đô thị sáng tạo
phía đông (thành lập TP thuộc
TP.HCM).
Về cơ chế, chính sách phân
cấp quản lý, đề án nêu rõ sẽ
tiếp tục đẩy mạnh phân cấp
giữa chính quyền các cấp TP
và những vấn đề kiến nghị
trung ương phân cấp cho TP
phù hợp với điều kiện chính
quyền đô thị tại TP.
Phần thứ tư nói rõ cách thức
tổ chức thực hiện, trong đó có
dự báo tác động của việc triển
khai mô hình.
Sở Nội vụ TP.HCM đã dự
thảo đề cương sơ bộ của đề án
thí điểm mô hình chính quyền
đô thị và tờ trình của Ban cán
sự đảng UBND TP trình Ban
Thường vụThành ủy và tờ trình
của Ban Thường vụ Thành ủy
trình Bộ Chính trị xem xét,
quyết định.
Trước đó Thường trực
Thành ủy TP.HCM đã chỉ
đạo xây dựng đề cương sơ
bộ của đề án này và dự thảo
các tờ trình, dự kiến trình
Ban Thường vụ Thành ủy
TP thông qua trong tháng
11-2019 để trình Bộ Chính
trị trong tháng 12-2019.•
Khu đông gồmba quận: quận 2, quận 9 và ThủĐức định hướng sẽ là thành phố thuộc TP.HCM. Ảnh: HOÀNGGIANG
Định hướng thí điểm
mô hình tổ chức
chính quyền đô thị
TP.HCM sẽ theo
hướng: Xây dựng
mô hình tổ chức một
cấp chính quyền (cấp
TP) và hai cấp hành
chính (quận, huyện,
TP thuộc TP và
phường, xã, thị trấn).
25 quốc gia đến Việt Nam bàn về
giao thông thông minh
Từ nay đến ngày 30-10, tại Hà Nội, Bộ GTVT chủ
trì, phối hợp với Bộ TN&MT, Bộ Xây dựng, UBND
TP Hà Nội, Bộ Môi trường Nhật Bản, Trung tâm
Phát triển vùng Liên Hiệp Quốc đồng tổ chức Diễn
đàn liên chính phủ về GTVT bền vững môi trường
khu vực châu Á lần thứ 12 - EST12.
Phát biểu tại phiên khai mạc, Phó Thủ tướng Trịnh
Đình Dũng gợi ý các đại biểu tập trung thảo luận về
các giải pháp thúc đẩy phát triển TP thông minh, hệ
thống giao thông thông minh. Điều này sẽ góp phần
giảm phát thải khí nhà kính, phát thải chất gây ô
nhiễm, bảo vệ môi trường, đặc biệt là ô nhiễm môi
trường không khí tại các đô thị.
Diễn đàn mang chủ đề “tiến tới TP thông minh và
có khả năng thích ứng thông qua hệ thống GTVT
thông minh và cacbon thấp”, thể hiện vai trò, trách
nhiệm là thành viên của Liên Hiệp Quốc trong nỗ
lực chung phát triển GTVT bền vững về môi trường.
Các nội dung chính của diễn đàn EST12 gồm:
Thảo luận các chính sách về GTVT bền vững với
môi trường, tích hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất và phát triển đô thị, phát triển dịch vụ vận tải và
kết cấu hạ tầng giao thông bền vững.
Bên cạnh đó, việc ứng dụng công nghệ kỹ thuật
tiên tiến và các giải pháp về thể chế, cơ chế tài chính
mới cũng như mối quan hệ đối tác vào việc xây
dựng các TP và cộng đồng an toàn, thông minh...
cũng được chú trọng.
Đồng thời nhấn mạnh việc chuyển đổi sử
dụng nhiên liệu sạch, năng lượng sạch cho ô tô, mô
tô, xe máy; nâng cao mức tiêu chuẩn khí thải đối với
xe cơ giới; phát triển hạ tầng giao thông cho người
đi xe đạp, người đi bộ tại các đô thị.
VIẾT LONG
Khẩn trương sửa chữa đường băng
Tân Sơn Nhất, Nội Bài
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản thông báo
kết luận của Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình về
công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông quý III
và nhiệm vụ quý IV.
Theo đó, Phó Thủ tướng nhận định thời gian qua
tình trạng tài xế vi phạm nồng độ cồn, sử dụng ma
túy, chất kích thích còn là vấn đề gây lo ngại. Đây
là nguyên nhân dẫn tới các vụ tai nạn giao thông
đặc biệt nghiêm trọng, cũng như các hành vi chống
đối lực lượng thực thi công vụ… Tuy nhiên, vai trò
quản lý, ngăn ngừa tài xế vi phạm về ma túy, nồng
độ cồn của chủ xe, chủ doanh nghiệp vận tải còn
rất hạn chế.
Vì vậy, thời gian tới Phó Thủ tướng yêu cầu tổ
chức kiểm tra việc thực hiện các quy định về an toàn
giao thông đối với các đơn vị kinh doanh vận tải, xử
lý nghiêm vi phạm. Đặc biệt là hành vi ép tài xế làm
việc quá sức, quá thời gian quy định.
Phó Thủ tướng cũng giao Bộ GTVT khẩn trương
chỉ đạo việc sửa chữa đường cất, hạ cánh và đường lăn
Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất và Nội Bài,
đảm bảo tuyệt đối an toàn cho hoạt động hàng không.
Bên cạnh đó, yêu cầu Bộ GTVT phối hợp với Bộ
Công an và các cơ quan có liên quan có phương án
quản lý, khai thác hiệu quả tuyến cao tốc TP.HCM -
Trung Lương theo đúng quy định của pháp luật.
Đối với Bộ Công an, Phó Thủ tướng yêu cầu điều
tra, xác minh, xử lý theo quy định của pháp luật
các tổ chức, cá nhân có hành vi mua bán giấy phép
lái xe, giấy khám sức khỏe giả đang tồn tại trên thị
trường, có báo cáo kết quả tại kỳ họp tổng kết cuối
năm.
PHÚ PHONG
Chiều 28-10, do ảnh hưởng của triều cường, hàng loạt
tuyến đường trên địa bàn TP.HCM bị ngập sâu khiến nhiều
xe bị chết máy, người dân đi lại khó khăn.
Ghi nhận của PV tại một số tuyến đường như Trần
Não, Nguyễn Văn Hưởng, Trần Ngọc Diện (quận 2), Lê
Văn Lương (huyện Nhà Bè), Huỳnh Tấn Phát, Trần Xuân
Soạn (quận 7), Phú Định (quận 8), Hồ Học Lãm (quận
8, quận Bình Tân), quốc lộ 50, quốc lộ 1 (huyện Bình
Chánh)… nước ngập sâu tới nửa bánh xe.
Theo dự báo của Đài Khí tượng thủy văn khu vực Nam
bộ, đỉnh triều ở TP.HCM đạt 1,7-1,75 m trong hôm nay
(29-10), có thể gây ngập úng các khu vực thấp, trũng.
Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu
nạn TP.HCM cũng đã gửi công văn khẩn đề nghị các quận,
huyện 7, 8, 12, Thủ Đức, Bình Thạnh, Gò Vấp, Bình Tân,
Nhà Bè, Củ Chi, Bình Chánh và Hóc Môn phải đặc biệt chú
ý trong việc ứng phó triều cường.
Các sở, ngành cũng được yêu cầu chuẩn bị lực lượng,
phương tiện xử lý các vị trí bờ bao, cống quan trọng cũng
như bố trí máy bơm nước di động để khắc phục sớm các sự
cố ngập úng.
Trước đó, đợt triều cường cuối tháng 9 đầu tháng 10 đạt
1,77-1,8 m trên sông Sài Gòn và Đồng Điền - đỉnh triều
cao nhất từ trước tới nay đã khiến một đoạn tường bao
trên đường Bến Mễ Cốc (quận 8) bị bể và gây ngập hàng
trăm nhà dân.
TỰ SANG - T.NGUYÊN
TP.HCM: Triều cường gây ngập trên diện rộng
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook