249-2019 - page 7

7
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứBa29-10-2019
HOÀNGYẾN
H
ômnay 29-10, TANDCấp cao
tại TP.HCMmở lại phiên tòa
phúc thẩm vụ ly hôn giữa bà
Lê Hoàng Diệp Thảo và ông Đặng
Lê Nguyên Vũ (Chủ tịch HĐQT
kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Cà
phê Trung Nguyên).
Xử kín theo yêu cầu
của nguyên đơn
HĐXX phúc thẩm gồm ba thẩm
phán cấp cao, trong đó thẩm phán
Nguyễn Hữu Ba làm chủ tọa, hai
thẩm phán còn lại là Trương Văn
Bình và Phan Đức Phương. Dự kiến
phiên xử sẽ kéo dài trong ba ngày
từ 29 đến 31-10.
Theo nguồn tin riêng của
Pháp
Luật TP.HCM
, trước ngày xử, bà
Thảo đã có đơn xin hoãn phiên tòa
vì có công việc trùng với lịch xử.
Tuy nhiên, đơn xin hoãn này phải
được HĐXX xem xét có chấp nhận
hay không.
Vụ ly hôn này được cấp phúc
thẩm thụ lý từ ngày 9-5 đến nay.
Tại phiên tòa gần đây nhất ngày
18-9, nguyên đơn là bà Thảo không
có mặt tại tòa. Ông Vũ có mặt từ
sớm nhưng né tránh, không trả lời
các câu hỏi của báo chí. Sau phần
thủ tục, HĐXX đã quyết định hoãn
phiên tòa bởi bà Thảo cùng luật sư
của bà và luật sư của bảy công ty
liên quan có đơn xin hoãn phiên xử.
Đáng chú ý, HĐXX cũng chấp
nhận yêu cầu xử kín của bà Thảo tại
phiên tòa mở lại để đảm bảo quyền
cá nhân, bí mật đời tư, bí mật kinh
doanh. Bà Thảo cho rằng thời gian
qua, vụ án ly hôn của mình được
đăng tải tràn ngập trên báo chí và các
phương tiện truyền thông, mạng xã
hội. Với bất kỳ người phụ nữ nào,
ly hôn luôn là nỗi đau và việc phải
gánh chịu những sóng gió thị phi
vì ly hôn còn làm nỗi đau nhân lên
gấp bội. Từ đó bà viện dẫn khoản
2 Điều 15 BLTTDS 2015 đề nghị
xử kín theo quy định.
VKS đề nghị hủy án
sơ thẩm
Như
Pháp Luật TP.HCM
đã thông
tin, bà Thảo và ông Vũ kết hôn hơn
20 năm trước, có bốn con chung.
Sau thời gian dài xảy ra nhiều mâu
thuẫn, năm 2015 bà Thảo đệ đơn ra
tòa xin ly hôn. Từ đây cuộc chiến
pháp lý ly hôn giữa hai bên kéo dài
đến nay chưa có hồi kết.
Sau nhiều năm thụ lý giải quyết,
TAND TP.HCM mở 10 phiên hòa
giải nhưng hai bên không tìm được
tiếng nói chung. Mãi đến tháng 3
vừa qua, TAND TP.HCM mới đưa
ra phán quyết. Tuy nhiên, ngay sau
đó, từ phía hai bên cũng như VKS
đều có kháng cáo và kháng nghị đối
với bản án này.
Án sơ thẩm của TAND TP.HCM
tuyên chấp nhận việc thuận tình ly
hôn của vợ chồng cà phê Trung
Nguyên, giao các con cho bà Thảo
nuôi dưỡng, ông Vũ cấp dưỡng 10
tỉ đồng mỗi năm. HĐXX xác định
ông Vũ “có công lớn hơn”, được sở
hữu 60% tổng tài sản chung của vợ
chồng, nắm quyền điều hành Trung
Nguyên và có nghĩa vụ trả lại bà
Thảo bằng tiền tương ứng với số
cổ phần bà sở hữu.
Sau đó bà Thảo, ông Vũ đều có
kháng cáo. Trong đơn kháng cáo,
bà Thảo nhấn mạnh việc HĐXX
sơ thẩm xác định tỉ lệ phân chia tài
sản ông Vũ 60%, bà 40% là không
khách quan, thiên vị một bên và
phủ nhận công sức đóng góp của
bà trong việc điều hành Tập đoàn
Trung Nguyên…
Ngược lại, ông Vũ chỉ kháng cáo
xem xét phân chia tài sản theo tỉ
lệ 70% (ông Vũ), 30% (bà Thảo)
đối với phần tài sản là cổ phần,
phần góp vốn của cả hai tại Trung
Nguyên, tài sản là tiền, vàng…hơn
1.764 tỉ đồng.
VKSNDTP.HCM cũng có kháng
nghị dài 16 trang về hơn 10 vấn đề
liên quan đến bản án sơ thẩm, đề
nghị cấp phúc thẩm hủy toàn bộ
bản án sơ thẩm.•
Phúc thẩm vụ ly hôn
vợchồngTrungNguyên
Tòa chấp nhận yêu cầu xử kín của bàThảo để đảmbảo quyền cá
nhân, bí mật đời tư, bí mật kinh doanh như nguyện vọng của bà.
ÔngĐặng Lê Nguyên Vũ và bà Lê HoàngDiệp Thảo tại phiên tòa sơ thẩm.
Ảnh: HOÀNGGIANG
Bà Thảo cho rằng thời
gian qua vụ án ly hôn
của mình được đăng tải
tràn ngập trên báo chí và
các phương tiện truyền
thông, mạng xã hội.
Trongmộtdiễnbiếnkhác,nguồn
tin của PV cũng cho biết phía tòa
ánSingaporedựkiếnchuẩnbịmở
phiênxửtranhchấpgiữavợchồng
ôngĐặngLêNguyênVũ (Chủ tịch
HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tập
đoàn Cà phê Trung Nguyên) và
bà Lê Hoàng Diệp Thảo vào đầu
năm sau. Vì thế tòa án này đang
có công văn chờ trả lời kết quả
phiên xử ly hôn này để xem xét,
giải quyết.
Theo dự kiến, sáng nay (29-10), TAND tỉnh Phú Thọ
mở phiên sơ thẩm xét xử bị cáo Đinh Bằng My (cựu hiệu
trưởng Trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS Thanh
Sơn) về tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình
dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi và dâm
ô đối với người dưới 16 tuổi.
Người bị hại trong vụ án chính là hàng loạt nam sinh tại
trường này. Do các bị hại đều là trẻ em nên phiên tòa sẽ
được xét xử kín.
Theo điều tra, từ năm 2016 đến 2018, ông My nhiều lần
gọi các nam sinh của trường đến phòng làm việc với lý do
nhắc nhở vi phạm, hỏi thăm tình hình học tập.
Tại đây ông My đưa các nam sinh vào
giường, yêu cầu cởi quần áo và thực hiện hành
vi xâm hại tình dục. Mỗi lần như vậy ông My
thường cho các học sinh bánh kẹo hoặc cho
tiền 20.000-50.000 đồng, dặn không được nói
với ai.
Cũng theo cơ quan điều tra, với cương vị
là hiệu trưởng, lẽ ra ông My phải có nghĩa vụ
giáo dục, bảo vệ, chăm sóc học sinh nhưng để thỏa mãn
nhu cầu sinh lý sai lệch của bản thân, bị can đã có hành
vi xâm hại tình dục các nạn nhân.
Hành vi này rất nghiêm trọng, gây ảnh hưởng
đến sự phát triển tâm sinh lý của học sinh, gây
phản cảm trong dư luận, ảnh hưởng đến hình
ảnh ngành giáo dục nói chung, tình hình an
ninh trật tự địa phương nói riêng.
TUYẾN PHAN
Xét xử kín cựu hiệu trưởng xâm hại tình dục hàng loạt nam sinh
Cựu hiệu trưởngĐinh BằngMy.
Quy định mới về tiền sử dụng đất
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 79/2019 sửa đổi Điều 16
Nghị định 45/2014 quy định về thu tiền sử dụng đất (SDĐ). Nghị
định này có hiệu lực thi hành từ ngày 10-12-2019.
Theo đó, hộ gia đình, cá nhân (gồm: người có công với cách
mạng; hộ nghèo; hộ gia đình, cá nhân là đồng bào dân tộc thiểu
số; hộ gia đình, cá nhân có hộ khẩu thường trú tại địa bàn cấp
xã được công nhận là địa bàn kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn
kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn) được ghi nợ tiền SDĐ trong
trường hợp được giao đất tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
theo quy định của pháp luật về đất đai.
Mức tiền SDĐ ghi nợ đối với hộ gia đình, cá nhân trên được
xác định bằng chênh lệch giữa tiền SDĐ phải nộp khi được giao
đất tái định cư trừ (-) giá trị được bồi thường về đất, hỗ trợ về đất
khi Nhà nước thu hồi đất.
Hộ gia đình, cá nhân trên được trả nợ dần trong thời hạn năm
năm kể từ ngày có quyết định giao đất tái định cư và không phải
nộp tiền chậm nộp trong thời hạn năm năm này.
Trường hợp sau năm năm kể từ ngày có quyết định giao đất tái
định cư mà hộ gia đình, cá nhân trên chưa trả hết nợ tiền SDĐ
ghi trên giấy chứng nhận quyền SDĐ, quyền sở hữu nhà ở và
tài sản khác gắn liền với đất thì phải nộp đủ số tiền SDĐ còn
nợ và tiền chậm nộp tính trên số tiền còn nợ theo mức quy định
của pháp luật về quản lý thuế từ thời điểm hết thời hạn năm năm
được ghi nợ tới thời điểm trả nợ.
DƯƠNG DUNG
Ông lão 70 đánh chết hàng xóm
một cách tàn độc vì... đất
Ngày 28-10, TAND TP Cần Thơ xử sơ thẩm đã tuyên phạt
Trịnh Văn Linh (74 tuổi) tù chung thân về tội giết người. Ngoài
ra, tòa còn buộc bị cáo phải bồi thường tổn thất tinh thần và phí
mai táng còn lại cho gia đình nạn nhân là hơn 120 triệu đồng.
HĐXX nhận định nạn nhân đã bị tước đoạt tính mạng một
cách tàn độc với 21 vết thương trên cơ thể, trong đó có nhiều vết
thương vùng đầu. Bị cáo phạm tội có tính chất côn đồ. Trong
quá trình điều tra, bị cáo có bệnh
lý tâm thần trầm cảm giai đoạn
nhẹ, hạn chế khả năng nhận thức
và điều khiển hành vi nhưng vẫn
phải chịu trách nhiệm về hành vi
đã thực hiện.
Bị cáo thành khẩn nhận tội, là
người già 70 tuổi, bị hạn chế năng
lực hành vi, gia đình bị cáo đã
khắc phục một phần hậu quả cho
gia đình nạn nhân nên được áp
dụng các tình tiết giảm nhẹ. Từ đó
tòa quyết định tuyên án như trên.
Theo cáo trạng, đầu năm 2018,
ông Lê Thành Trí (ngụ Hậu
Giang) đến sống với bà TTT (ngụ huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ)
như vợ chồng. Linh là láng giềng, có đất giáp ranh đất của bà T.
Linh và ông Trí nhiều lần mâu thuẫn dẫn đến cự cãi từ việc tranh
chấp ranh đất.
Sáng 10-4, bị cáo lấy cây leng đi ra ruộng thì thấy ông Trí
đang đào đất trồng chuối liền hỏi: “Tôi làm gì mà chú hăm thủ
tiêu tôi?”. Ông Trí nói: “Mấy ông ở đây ăn hiếp vợ tôi dữ lắm,
để tôi về đây trị mấy ông”. Nói xong ông Trí quay lưng lại để
tiếp tục đào đất.
Thấy vậy bị cáo dùng cây leng tấn công ông Trí khiến nạn
nhân ngã gục. Sợ bị phát hiện, bị cáo dìm nạn nhân xuống kênh
gần đó rồi đi rửa cây leng và về nhà tắm giặt, sinh hoạt bình
thường. Theo kết luận giám định, nạn nhân tử vong do ngạt nước
sau choáng chấn thương sọ não nặng.
Trước, trong khi phạm tội Linh không bị bệnh lý tâm thần.
Sau khi phạm tội và hiện tại bị cáo có bệnh lý tâm thần giai đoạn
trầm cảm nhẹ.
NHẪN NAM
Bị cáo Trịnh Văn Linh tại tòa
ngày 28-10. Ảnh: NN
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook