252-2019 - page 13

13
PHẠMANH-NGUYỄNQUYÊN
T
heo kế hoạch, năm học
2020-2021, chương trình
giáo dục phổ thông mới
sẽ chính thức triển khai bắt
đầu từ lớp 1. Từ thời điểm
này, các trường tiểu học và
giáo viên liên tục có những
đợt tập huấn, bồi dưỡng để
đáp ứng cho sự đổi mới của
chương trình.
Vừa tập huấn
vừa bồi dưỡng
giáo viên cốt cán
TrườngĐHSưphạmTP.HCM
đã họp với Sở GD&ĐT của
19 tỉnh, thành phía nam triển
khai kế hoạch bồi dưỡng cho
giáo viên cốt cán để thực hiện
chương trình giáo dục phổ
thông mới.
Ông Đinh Văn Quốc, Phó
TrưởngphòngĐào tạo,Trường
ĐH Sư phạm TP.HCM, cho
biết thời gian này trường đã
cử 95 giảng viên chính để đi
tập huấn theomô hình kết hợp
giữa trực tiếp và trực tuyến
cho khoảng 8.000 giáo viên
cốt cán ở các khối lớp. Sau
đó họ sẽ về cơ sở triển khai
cho giáo viên đại trà. Trong
đó, năm nay ưu tiên cho giáo
viên lớp 1 để kịp thời cho
năm học tới.
Theo ôngQuốc, lộ trình này
sẽ kéo dài đến năm 2022, các
đợt liên tục cho từng nhóm
tỉnh, thành, trung bình mỗi
đợt khoảng ba ngày. Nội dung
chủ yếu giúp giáo viên hiểu
được chương trình tổng thể
và chương trình môn học,
hoạt động giáo dục mà Bộ
GD&ĐT đã ban hành.
“Cụthểnhưmụctiêuchương
trình mới, những điểmmới là
gì, quanđiểmxâydựngchương
trìnhmới, định hướng phương
pháp giảng dạy và kiểm tra,
đánh giá, chuẩn bị trang thiết
bị để thực hiện... Từ đó họ
phải xây dựng được kế hoạch
hỗ trợ cho đồng nghiệp ở cơ
sở” - ông Quốc nói.
Song song đó, ông Quốc
cho biết Trường ĐH Sư phạm
TP.HCM sẽ tiến hành khảo
sát nhu cầu và đánh giá chất
lượng đội ngũ giáo viên hiện
tại để có kế hoạch bồi dưỡng
trung hạn cho giáo viên sẵn
có để có thể dạy tích hợp,
như giáo viên hóa học thì bồi
dưỡng thêm chuyên môn vật
lý, sinh học...
Ngoài ra, ông Quốc cũng
cho hay về lâu dài trường đã
và đang xây dựng các chương
trình đào tạo để mở các mã
ngành mới cho các môn tích
hợp như khoa học tự nhiên,
khoa học xã hội, giáo dục
công dân và giáo dục kinh
tế pháp luật, mỹ thuật và âm
nhạc... và sẽ bắt đầu tuyển
sinh trong năm 2020.
Ông Nguyễn Văn Hiếu,
Phó Giám đốc Sở GD&ĐT
TP.HCM, cho biết trước mắt
các giáo viên, nhà trường
cần thực hiện tốt về đổi mới
phương pháp, hình thức tổ
chức dạy học, đổi mới kiểm
tra, đánh giá học sinh…Và
sở đã có những chương trình
bồi dưỡng nhiều chuyên đề,
nội dung để trang bị sẵn sàng
cho cán bộ, giáo viên những
kiến thức, kỹ năng cần thiết
nhằm bảo đảm việc triển khai
chương trình mới.
Các trường tiểu học
đã sẵn sàng
ÔngVõMinh Thông, Hiệu
trưởng Trường Tiểu học Kim
Đồng, quận Gò Vấp, cho hay
nhà trường đã triển khai toàn
bộ hội đồng sư phạm nắm
quan điểm về chương trình
giáo dục phổ thông mới. Bên
cạnh đó, trường cũng chuẩn
Một giờ học của cô trò lớp 1 tại Trường Tiểu học TrầnQuốc Thảo, quận 3. Ảnh: NGUYỄNQUYÊN
Lộ trình chương trình giáo dục
phổ thông mới
Nămhọc 2020-2021 đối với lớp 1; nămhọc 2021-2022 đối
với lớp 2 và lớp 6; năm học 2022-2023 đối với lớp 3, lớp 7
và lớp 10; năm học 2023-2024 đối với lớp 4, lớp 8 và lớp 11;
năm học 2024-2025 đối với lớp 5, lớp 9 và lớp 12.
Theo chương trình tiểu họcmới, lớp 1 và lớp 2 cóbảymôn
học, lớp 3 có chín môn học, lớp 4 và lớp 5 có 10 môn học.
Chương trình mới của các lớp THCS và THPT đều có 12
môn học, thay vì 17 môn học như trước đây.
Tiêu điểm
Bà Phạm Thị Bé Hiền làm hiệu trưởng
Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong
Trưa 31-10, trao đổi với
Pháp Luật TP.HCM
, ông
Nguyễn Thành Trung, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT
TP.HCM, cho biết sở vừa công bố các quyết định bổ
nhiệm, tái bổ nhiệm thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Sở
GD&ĐT.
Trong đó có công bố quyết định bổ nhiệm bà Phạm Thị
Bé Hiền từ phó hiệu trưởng phụ trách chung của Trường
THPT chuyên Lê Hồng Phong lên giữ chức hiệu trưởng từ
năm học này.
Trước đó hiệu trưởng của trường này là bà Nguyễn Thị
Yến Trinh. Vào ngày 16-5-2019, Sở GD&ĐT TP.HCM
có nhận được đơn xin nghỉ việc của hiệu trưởng Trường
THPT chuyên Lê Hồng Phong sau khi hết nhiệm kỳ năm
năm vào đầu tháng 5-2019 vì lý do sức khỏe và chỉ còn
hai năm nữa là nghỉ hưu theo chế độ.
Tại thời điểm đó, Sở GD&ĐT TP.HCM đã có phiên họp
và đưa ra kết luận không nhất trí với đơn xin nghỉ việc này
và sẽ làm việc trực tiếp với hiệu trưởng cùng tập thể chi bộ
và ban giám hiệu Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong.
Trong đợt này, ngoài bổ nhiệm hiệu trưởng Trường
THPT chuyên Lê Hồng Phong, sở còn tái bổ nhiệm ông
Nguyễn Quang Sơn tiếp tục giữ chức phó chánh Thanh
tra Sở GD&ĐT TP.HCM; bà Nguyễn Thị Thu Nguyệt tiếp
tục giữ chức phó chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM;
ông Nguyễn Tất Thành tiếp tục giữ chức phó hiệu trưởng
Trường THPT Bình Khánh (Cần Giờ)...
NGUYỄN QUYÊN
Kiểm tra, xử lý vụ giáo viên bị trừ lương
đóng bảo hiểm 10 năm
Liên quan đến sự việc nhiều giáo viên Trường THCS
Trần Văn Ơn (xã Ea Knuếc, huyện Krông Pắk, Đắk Lắk)
phản ánh về trường hợp bị trừ lương đóng bảo hiểm mà
không hay biết, ngày 30-10, Sở TT&TT tỉnh Đắk Lắk đã
có văn bản phản hồi.
Theo đó, Sở TT&TT tỉnh Đắk Lắk đã đề nghị UBND
huyện Krông Pắk chỉ đạo kiểm tra, làm rõ các nội dung mà
báo chí đã phản ánh, phản hồi bằng văn bản cho báo chí,
đồng thời gửi UBND tỉnh và Sở TT&TT trước ngày 6-11.
Như
Pháp Luật TP.HCM
 đã đưa tin, một số giáo viên
Trường THCS Trần Văn Ơn cho hay từ năm học 2009-
2010 đến năm học 2018-2019, hằng năm kế toán nhà
trường là bà NTD đều tự ý thu tiền mua bảo hiểm thân thể
(bảo hiểm tự nguyện) cho giáo viên mà không thông báo
với giáo viên nên giáo viên không hề biết. Do bị trừ lương
vô cớ, họ đã gặng hỏi và yêu cầu kế toán đưa thẻ bảo hiểm
thân thể để thực hiện quyền lợi của mình thì bà D. trả lời
không có thẻ.
Theo tìm hiểu của PV, từ năm học 2009-2010 đến năm
học 2018-2019, Trường THCS Trần Văn Ơn mua bảo
hiểm thân thể tự nguyện cho giáo viên tại hai đơn vị bảo
hiểm là Công ty Bảo Việt Đắk Lắk và Bảo Minh Đắk
Lắk. Đáng nói là cả hai hợp đồng trên đều đứng tên bà
NTD - kế toán nhà trường và chỉ ký tên chứ không đóng
dấu của trường.
Ông Trần Quốc Vĩnh, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra
Huyện ủy Krông Pắk, cho biết nơi đây đã chuyển đơn tới
UBND huyện kiểm tra, xử lý.
HUY TRƯỜNG
TạiTP.HCM, thời gian này, Sở
GD&ĐT TP.HCM đã cử khoảng
70 hiệu trưởng và gần 500 giáo
viêncốt cáncủaTP thamgiabồi
dưỡng giáo viên do BộGD&ĐT
tổ chức. Từ đó sẽ xây dựng đội
ngũbáocáoviên,cácchuyênđề
nhằmthựchiệnviệcbồi dưỡng,
tập huấn về chương trình giáo
dục mới cho toàn ngành.
Đời sống xã hội -
ThứSáu1-11-2019
Rốt ráo chuẩn bị chương trình
phổ thông mới
Ngoài việc tập huấn, đào tạomới, các giáo viên dạy đơnmôn hiện nay sẽ được bồi dưỡng để có thể
dạy tích hợp theo chương trìnhmới.
bị về tư tưởng, tinh thần từ
giáo viên lẫn phụ huynh.
Trong những phiên họp phụ
huynh đầu năm học, các thầy
cô cũng thông tin về việc thay
sách giáo khoa lớp 1 và thực
hiện chương trìnhmới từ năm
2020 để phụ huynh nắm.
“Hiện trường đang rà soát,
đầu tư thêm đồ dùng dạy học
cho lớp 1, trang bị, bổ sung
thêm các phương tiện dạy
học hiện đại. Đối với phòng
chức năng, do điều kiện nên
trường chỉ có thể đáp ứng tối
thiểu phòng tin học, phòng
Anh văn” - ông Thông nói.
Ông Thông cũng nói thêm,
trường đang dự kiến sẽ rà
soát, chuẩn bị nhân sự để bố
trí vào lớp 1 năm tới sẽ là
những giáo viên đã có kinh
nghiệm, phù hợp, đáp ứng
nhu cầu sử dụng công nghệ
thông tin, các phương pháp
đổi mới hiện đại.
Tương tự, Trường Tiểu học
Mê Linh, quận 3 đang triển
khai cho giáo viên quen dần
với đổimới phươngphápgiảng
dạy, nghiêng về trải nghiệm.
Ông Nguyễn Văn Hùng,
Hiệu trưởng nhà trường, cho
hay do số học sinh ít nên cơ sở
vật chất của trường bảo đảm
để học sinh được học bán trú
100%. Hiện trường đã bố trí
giáo viên đủ khả năng, năng
lực đứng lớp, nhất là trong
chương trình thay sách lớp 1
năm 2020-2021. Nhà trường
cũng đã cử giáo viên chuẩn
bị tham gia lớp tập huấn về
chương trình theo quy định
của Phòng GD&ĐT.
Bên cạnh đó, về phương
pháp giảng dạy mới, trường
đã tiến hành cho giáo viên đi
theo hướng thực hành, trải
nghiệm thực tế đối với học
sinh từ năm học này. Trong
năm học này, trường cũng
tổ chức open house, tổ chức
thêm các hoạt động ngoài
trời theo các chủ đề thực tế.•
Sở đã có những
chương trình bồi
dưỡng nhiều chuyên
đề, nội dung để
trang bị sẵn sàng
cho cán bộ, giáo viên
những kiến thức, kỹ
năng cần thiết.
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16
Powered by FlippingBook