252-2019 - page 6

6
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứSáu1-11-2019
Người cha đánh chết con ruột xin được
nhận án tử hình
Ngày 31-10, TAND tỉnh Gia Lai xử sơ thẩm, tuyên phạt Đỗ
Hữu Phong (trú huyện Đak Đoa) 15 năm tù về tội giết người.
Theo cáo trạng, Phong ly hôn vợ vào năm 2016, một mình
làm thuê nuôi ba con nhỏ. Trong quá trình đi làm, Phong đã
tích góp được 10 triệu đồng để lo việc học cho các con.
Sáng 20-5, trong lúc chuẩn bị chở con đi học, Phong nghe
con trai nói trong ví của em gái tên A. (SN 2010) có nhiều tờ
tiền 200.000 đồng. Nghe vậy, Phong đã kiểm tra và phát hiện
trong ví bé A. có 3,6 triệu đồng. Chạy xuống chỗ giấu tiền
dưới bếp, Phong thấy số tiền để dành bị thiếu 4,6 triệu đồng.
Nghi ngờ bé A. trộm tiền, Phong liền cầm cây chổi đót, dùng
phần cán đánh nhiều cái vào tay chân và mông của con. Bị
đánh đau, bé A. thừa nhận đã lấy 3,6 triệu đồng để ăn quà.
Lúc này, vì quá bực tức, Phong đã tát mạnh vào mặt và đạp
nhiều cái vào đầu khiến bé A. ngã xuống nền nhà. Chưa thỏa
cơn giận, Phong tiếp tục truy bé A. về 1 triệu đồng còn lại. Bé
nói không lấy thì Phong rút thanh tre trong cán chổi ra đánh
tiếp. Sau đó bị cáo đi giặt đồ, nấu cơm, còn bé A. được anh
trai bế lên giường nằm. Trưa cùng ngày, Phong đi vào phòng
ngủ thì thấy người bé A. tím tái, hơi thở yếu nên đã nhờ hàng
xóm đưa đi cấp cứu nhưng bé đã tử vong.
Tại tòa, Phong tỏ ra ăn năn, cho rằng tội giết con ruột của
mình không thể tha thứ nên đã xin HĐXX tuyên mình án tử
hình.
LỮ QUỲNH LOAN
Khá“bảnh” sắphầu tòa
Kêu oan, tòa không xem xét hình phạt (!?)
Tại tòa, ban đầu bị cáoTrầnThanh Hải không có ý kiến tranh luận với đại
diệnVKS. Chủ tọa nhắc:“Đây không phải là phần nói lời nói sau cùng. Bị cáo
có ý kiến gì khác với VKS chẳng hạn”. Khi ông Hải nói nhất trí với ý kiến của
VKS thì đại diện VKS nói: “VKS đề nghị cho được hưởng án treo, tức bị cáo
vẫn có tội, vậy bị cáo có phạm tội hay không cứ nói ra để HĐXX xem xét”.
Ông Hải cho rằng đã có đơn kháng cáo thể hiện mình không có tội nên
đề nghị HĐXX xem xét. Nghe vậy, chủ tọa tiếp: “Nếu bị cáo nói vậy thì tòa
chỉ xembị cáo có tội hay không thôi, chứ tòa không xemxét về hình phạt”.
Thấy vậy, LS Nguyễn Thị Kim Vinh, nguyên thẩm phán Tòa Phúc thẩm
TAND Tối cao tại TP.HCM, không phải là người bào chữa cho bị cáo nhưng
đứng lên xin được giải thích về quy định pháp luật. Theo LS Vinh, nếu các
bị cáo kêu oan nhưng xét thấy có tội và có căn cứ giảm án cho bị cáo thì
HĐXX vẫn xem xét. Không có quy định pháp luật nào cho rằng các bị cáo
kêu oan thì sẽ không xem xét giảm án. Vì thế, việc HĐXX cho rằng kêu oan
thì không giảm án là trái quy định pháp luật.
Nói lời sau cùng, các bị cáo gục mặt xuống bàn khóc nức
nở khi nói về công trình, người dự tòa cố nén nước mắt.
Nước mắt tại phiên
xử vụ án đường
Hồ Chí Minh
NGÂNNGA
N
gày 31-10, TANDCấp cao tại
Đà Nẵng tiếp tục phiên xử vụ
án đường Hồ Chí Minh với
phần tranh luận. Cuối ngày, HĐXX
tuyên bố tạm nghỉ và sẽ tuyên án
vào chiều nay.
Vụ án có 10 bị cáo, trong đó có
ba người từng được TAND tỉnh Kon
Tum xử sơ thẩm tuyên không phạm
tội vào năm 2009. Sau đó tòa phúc
thẩm hủy án, điều tra lại theo hướng
tất cả bị cáo không phạm tội. Nhưng
năm 2018, xét xử sơ thẩm lần hai,
TAND tỉnh Kon Tum lại thay đổi
quan điểm kết tội các bị cáo.
Đề nghị tòa tuyên
không phạm tội
Tại phần tranh luận, nhiều luật
sư (LS) đề nghị HĐXX tuyên đình
chỉ vụ án và tuyên các bị cáo không
phạm tội. Các LS cho rằng vụ án
không có thiệt hại xảy ra, Nhà nước
vẫn chưa thanh toán đủ tiền cho đơn
vị thi công là Công ty Thanh Nam
nhưng cuối cùng cả hai người của
công ty này lại vướng vào vòng lao
lý. Nếu tính đúng, đủ các chỉ số và
theo nguyên tắc tính thì giá trị công
trình còn cao hơn con số Viện Kinh
tế Bộ Xây dựng tính là 3,7 tỉ đồng.
Quá trình giải quyết vụ án, nhiều
Tới nay công trình
không xảy ra sự cố,
đường Hồ Chí Minh đã
đi vào lịch sử, các bị cáo
đã xây dựng công trình
trọng điểm quốc gia.
Các bị cáo gụcmặt xuống bàn khóc khi nói về vụ án. Ảnh: NGÂNNGA
lần CQĐT gửi văn bản sang Bộ Tài
chính, Bộ GTVT, Bộ Xây dựng
nhưng khi được trả lời theo quy
định pháp luật thì CQĐT lại không
áp dụng mà vẫn tiếp tục điều tra.
Khi nhận được nội dung trả lời của
các cơ quan chuyên môn mà không
đúng với định hướng của mình thì
CQĐT đã nhiều lần gửi văn bản cho
các bộ trưởng đề nghị chỉ đạo cấp
dưới. Cạnh đó CQĐT còn có văn
bản đề nghị cơ quan chức năng giả
định các văn bản mà họ cung cấp
là văn bản pháp quy để làm cơ sở
giám định, vậy mục đích để làm gì?
LS Lê Văn Hoan, Đoàn LS
TP.HCM, nói: “Theo báo cáo năm
2006 của VKSND tỉnh Kon Tum
gửi cho VKSND Tối cao nói rõ tại
phiên tòa trước đó, đại diện VKS
thấy có sự bất lợi khi không bảo vệ
được cáo trạng nên kiểm sát viên đã
rút truy tố từ khoản 4 xuống khoản
3, rồi lại xuống khoản 1. Tiếp đó,
thấy không bảo vệ được cáo trạng
thì kiểm sát viên đề nghị tòa trả hồ
sơ để điều tra bổ sung. Lẽ ra thấy
không đủ căn cứ buộc tội thì phải
tuyên vô tội, chứ không phải theo
ý chí bảo vệ cáo trạng cho bằng
được…”.
Theo các LS, nếu ngay từ đầu
các cơ quan tiến hành tố tụng xác
định Công ty Thanh Nam được trả
thêm số tiền gần 1 tỉ đồng như cấp
sơ thẩm tuyên thì có lẽ đã không
có vụ án. Điều đáng nói là tới nay
công trình không hề xảy ra sự cố,
đường Hồ Chí Minh đã đi vào lịch
sử, các bị cáo xây dựng công trình
mang tính trọng điểm quốc gia.
Cả phòng xử nghẹn ngào
Tranh luận tại tòa, đại diện VKS
vẫn cho rằng vụ án có thiệt hại xảy ra
là hơn 3,6 tỉ đồng và trong các giám
định không có chỗ nào nêu không có
thiệt hại. Việc các LS nói không có
thiệt hại là suy đoán của LS. Nếu LS
cho rằng biên bản nghiệm thu, kết
luận giám định không có thiệt hại
thì đề nghị tòa bác, VKS có quyền
tham khảo hoặc không tham khảo
văn bản này. Ngoài ra, phía bị hại
từ chối không thừa nhận mình là bị
hại thì đó là quyền của họ.
Nói lời nói sau cùng, nhiều bị cáo
gụcmặt xuống bàn nghẹn ngào khóc.
Theo các bị cáo, vụ án kéo dài đã
16 năm, trải qua gần hai chục lần
ra tòa khiến cho các bị cáo mất hết
cả thanh xuân.
Ông Bùi Hải Nhân bật khóc: “Bị
cáo không ngờ hành vi của mình lại
làm liên lụy đến các bị cáo khác.
Nhưng bị cáo không có động cơ
trục lợi gì hết, chỉ mong HĐXX xử
đúng người, đúng tội. Trước phiên
tòa lần này, bị cáo đã phải nộp hai
bằng khen của Bộ GTVT bởi vợ bị
cáo bảo tòa cho ở nhà được ngày
nào thì hay ngày đó”.
Bị cáo Lê Quang Tứ, người đang
bị bệnh ung thư được tòa cho ngồi
tại chỗ nói lời nói sau cùng. Sau
một lúc im lặng, ông Tứ chảy nước
mắt nghẹn ngào: “Bị cáo không có
gây nguy hiểm gì cho xã hội, mà
làm con đường cho người dân đi an
toàn tuyệt đối…”.
Ngoài ra, các bị cáo còn cám ơn
đại diện VKS dù bảo lưu quan điểm
nhưng đã đề nghị giảm án sâu (có
người từ án tù được đề nghị án treo
và hai người được đề nghị miễn
trách nhiệm hình sự - PV).
Cuối buổi xét xử, không khí
phiên tòa trùng xuống, nhiều người
dự khán đã phải cố giấu nước mắt
đang trực trào ra…•
Ngô Bá Khá tại thời điểmbị bắt.
Ảnh: TP
Ngày 31-10, một nguồn tin cho biết
VKSND thị xã Từ Sơn (Bắc Ninh) đã
chuyển cáo trạng sang TAND cùng
cấp để truy tố Ngô Bá Khá (tức Khá
“bảnh”) cùng đồng phạm về hành vi
đánh bạc và tổ chức đánh bạc.
Dự kiến giữa tháng 11-2019, vụ án
sẽ được đưa ra xét xử sơ thẩm. Đến nay
Khá “bảnh” cùng các bị can không có
luật sư nào tham gia bào chữa.
Khá “bảnh” là một “giang hồ mạng”
khá nổi tiếng, phiên tòa sắp tới có
thể sẽ có nhiều “anh em xã hội” của
nhóm bị can này tới tham dự. Do vậy,
lực lượng an ninh sẽ được tăng cường
nhằm đảm bảo tốt nhất cho công tác an ninh trật tự.
Ngoài hội trường xét xử, TAND thị xã Từ Sơn sẽ bố
trí thêm hệ thống loa phát thanh ra bên ngoài để người
dân có thể tới theo dõi phiên tòa.
Như
Pháp Luật TP.HCM
đã đưa tin, tháng 4-2019,
công an đã khởi tố, bắt tạm giam Khá “bảnh” cùng
bốn người khác là Nguyễn Văn Quang (32 tuổi),
Nguyễn Hữu Hội (31 tuổi), Ngô Lương An (33 tuổi)
và Trịnh Hữu Quý (27 tuổi, cùng trú Bắc Ninh) về hai
tội đánh bạc và tổ chức đánh bạc. CQĐT đã thu giữ
nhiều vật chứng liên quan đến hành
vi đánh bạc và tổ chức đánh bạc bằng
hình thức ghi số lô, số đề của Khá
“bảnh” và đồng phạm.
Trên mạng xã hội Facebook, Khá
“bảnh” nổi tiếng với điệu nhảy “múa
quạt”, ngoài ra có nhiều clip nói tục,
chửi thề, mang dao kiếm... đầy tính
“giang hồ, xã hội đen”. Trước khi bị
bắt, Khá “bảnh” cùng nhóm bạn dàn
hàng ngang chụp ảnh trên đường cao
tốc Hà Nội - Hải Phòng khiến cơ quan
chức năng phải vào cuộc xử lý. Hay
như vụ việc Khá “bảnh” đốt chiếc xe
máy được cho là của mình rồi đăng tải
clip lên mạng xã hội…
Dù liên tục có các hành vi lệch chuẩn nhưng điều
lạ lùng là Khá “bảnh” lại được rất nhiều giới trẻ tung
hô, thậm chí là hâm mộ. Khá “bảnh” từng sở hữu một
kênh YouTube với hơn 1,8 triệu người đăng ký, trang
Facebook cá nhân với hơn 600.000 người theo dõi.
Các nội dung clip mà Khá “bảnh” đăng tải xoay quanh
cuộc sống của giới “giang hồ”, mỗi clip luôn có từ
hàng trăm ngàn đến cả triệu lượt xem.
TUYẾN PHAN
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook