252-2019 - page 14

14
Bạn đọc -
ThứSáu1-11-2019
VŨHỘI
C
hiều 31-10, trao đổi với
Pháp Luật TP.HCM
,
chị Nguyễn Thị Kim
Hoàng Linh Phương (ngụ
huyện Nhơn Trạch, Đồng
Nai) cho biết UBND huyện
Nhơn Trạch đã mời chị đến
làm việc và cho làm thủ tục
đổi tên theo yêu cầu.
“Đại diện UBND huyện
Nhơn Trạch đã làm việc và
giải thích ban đầu từ chối việc
đổi tên cho tôi là do ban đầu
trong đơn nói lý do không rõ.
Sau khi làm việc thì đã hiểu
nguyệnvọng của tôi nênhuyện
đã chấp nhận đổi tên của tôi
thành Nguyễn Kim Phương,
bỏ đi ba từ đệm” - chị Phương
cho biết thêm.
Chiều cùng ngày, trao đổi
với PV, bà Võ Thị Xuân Đào,
Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh
Đồng Nai, cho biết đơn trình
bày của công dân Phương để
thay đổi tên đệm với lý do là
tên dài. Lý do này không có
căn cứ để thay đổi tên đệm,
không thuộc một trong các
trường hợp được thay đổi tên
đệm theo khoản 1 Điều 28
BLDS 2015. Vì vậy, UBND
huyện Nhơn Trạch có văn
bản trả lời việc từ chối hồ
sơ xin thay đổi tên đệm của
công dân Phương là có căn
cứ, cơ sở.
“Tuy nhiên, cũng phải xét
nếu như công dân đang gặp
những khó khăn và cũng là
trường hợp đặc biệt thì huyện
có thể trao đổi với SởTư pháp
hỗ trợ cho người dân. Có thể
mình nói điều kiện để thay
đổi tên theo quy định chưa
đủ nhưng cán bộ cần phải
hướng dẫn cho công dân
có những lý do làm sao phù
hợp hơn…” - bà Xuân Đào
nói thêm.
Cũng theo giám đốc Sở Tư
pháp tỉnh Đồng Nai, sau khi
sở nhận được thông tin thì đã
liên hệ với huyện Nhơn Trạch
để trao đổi. Ngay trong sáng
31-10, UBND huyện Nhơn
Trạch đã làm việc với chị
Phương để hướng dẫn các
thủ tục đổi tên cho công dân.
“Khi thay đổi tên liên quan
đến rất nhiều giấy tờ khác
nhau, thay đổi tên từ hộ tịch
là giấy tờ gốc và sẽ kéo theo
thay đổi toàn bộ giấy tờ cá
nhân của một con người. Do
đó cần rất thận trọng khi đổi
tên” - đại diện Sở Tư pháp
tỉnh Đồng Nai nói thêm.
ĐạidiệnNgânhàngAgribank
Nam Đồng Nai cho biết sau
khi làm việc với chị Phương
Sự bất tiện đã được đề cập ngay từ đầu
Ngày 27-9, chị Nguyễn Thị Kim Hoàng Linh Phương gửi
hồ sơ lên UBND huyện Nhơn Trạch xin đổi tên. Theo hồ sơ,
chị Phương cómột đơn xin đổi chữ đệm trong tên với lý do
là tên dài. Cán bộ có hướng dẫn chị làm bản cam kết chịu
trách nhiệmvề việc xin đổi tên. Trong bản camkết (gửi kèm
theo đơn), chị Phương viết:
“Từ trước đến nay tôi đang sử dụng tên là NguyễnThị Kim
Hoàng Linh Phương. Tuy nhiên, tên của tôi dài nên trong
một số thủ tục hồ sơ việc ghi tên rất bất tiện, có nhiều khó
khăn và cũng như bị bạn bè chọc ghẹo. Nay tôi kính xin cơ
quan các cấp cho tôi được xin đổi tên để tạo sự thuận tiện
trong công việc và xã hội. Cụ thể, Nguyễn Thị Kim Hoàng
Linh Phương thànhNguyễnThị KimPhương.Tôi xin camkết
đã đọc và hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của mình. Tôi xin xác
nhận nội dung trên là hoàn toàn tự nguyện và chịu trách
nhiệm pháp luật về nó”.
Ngày 3-10, UBND huyện có văn bản trả lời về việc từ chối
hồ sơ xin thay đổi chữ đệm của công dân như sau, trong
đó có nêu:
“Đối với trường hợp của bà Nguyễn Thị Kim Hoàng Linh
Phương,theotrìnhbàycủabàthìviệcsửdụngtênnhưhiệntại
gây khó khăn, bất tiện cho bà khi thực hiệnmột số giao dịch
dân sự do tên dài…Qua xem xét, UBND huyện Nhơn Trạch
nhận thấy yêu cầu thay đổi chữ đệm tên của bà như trên là
không có cơ sở, không phù hợp với quy định của pháp luật,
cụ thểkhông thuộcmột trongcác trườnghợpcôngnhậnviệc
thay đổi tên theoquy định tại khoản 1Điều 28 BLDS 2015…”.
Người có tên quá dài gây rắc rối
được đổi tên
và UBND huyện thì phía
ngân hàng cũng cho khách
hàng làm thẻ ATM theo yêu
cầu với cái tên đã được đổi,
ngắn hơn tên ban đầu.
Trước đó, khi trao đổi với
chúng tôi, ôngLươngHữu Ích,
Phó Chủ tịch UBND huyện
Nhơn Trạch, cho biết huyện
Chị
Phương
đã được
UBND
huyện
đồng ý
cho bỏ
bớt ba
chữ đệm
để họ và
tên được
ngắn hơn.
Ảnh:
VŨHỘI
Phía ngân hàng
cũng cho khách hàng
làm thẻ ATM theo
yêu cầu với cái tên đã
được đổi, ngắn hơn
tên ban đầu.
Chị NguyễnThị KimHoàng Linh Phương đã được UBNDhuyệnNhơn Trạch, Đồng Nai cho bỏ ba từ đệm
để tên được ngắn hơn.
Sẽ xửphạt hành chínhngười đánh sinhviên thực tậpbáo
PhápLuật TP.HCM
Công an phường đã gửi công văn đề xuất Công an quậnBìnhThạnh xử phạt hành chính 2,5 triệu đồng người đánh sinh viên thực tập báo
Pháp Luật TP.HCM
.
Sáng 31-10, trao đổi với chúng tôi về việc một sinh
viên thực tập báo
Pháp Luật TP.HCM
 trong quá trình tác
nghiệp tại chùa Diệu Pháp đã bị người bán cá phóng sinh
hành hung, Trung tá Đặng Văn Nghiêm (Trưởng Công an
phường 13, quận Bình Thạnh) cho biết như trên.
Theo Trung tá Nghiêm, sau khi sự việc xảy ra, công an
phường đã mời các bên đến làm việc. Tại buổi làm việc,
bà Lê Thanh V. cho biết có dùng tay đánh vào mặt Kiều
Thư, là sinh viên thực tập báo
Pháp Luật TP.HCM
và đã
thừa nhận hành vi của mình là sai trái. Công an phường
cũng đã có báo cáo nhanh vụ việc này đến lãnh đạo công
an quận. Đồng thời, qua trao đổi xin ý kiến của lãnh đạo
công an quận, công an phường đã đề xuất xử lý hành
chính đối với Lê Thanh V. và Nguyễn Thế H., người đã
dùng tay bóp cổ một người trong chùa sau đó.
Cụ thể, công an phường đề xuất mức phạt 2,5 triệu đồng
đối với hành vi cố ý gây thương tích, xâm hại đến sức
khỏe người khác theo Nghị định 167/2013. Ngoài ra, công
an phường cũng đề xuất phạt ba trường hợp bán cá trước
cổng chùa Diệu Pháp với mức phạt 200.000 đồng về hành
vi gây rối trật tự nơi công cộng.
“Theo chỉ đạo của Đảng ủy phường 13, hiện công an
phường đã bố trí lực lượng chốt chặn tại cổng chùa để bảo
đảm an ninh trật tự trong khu vực. Đối với việc giải quyết
vấn đề này triệt để thì phải chờ UBND phường báo cáo
lên UBND quận để có hướng giải quyết cụ thể” - Trung tá
Nghiêm cho biết thêm.
Ông Nguyễn Hồng Lĩnh (Phó Chủ tịch UBND phường
13, quận Bình Thạnh) cho hay đối với vấn đề an ninh trật
tự trong khu vực thì do lực lượng công an phường phụ
trách. UBND phường phụ trách liên quan đến việc lấn
chiếm lòng lề đường. Hiện phường đã có báo cáo toàn bộ
sự việc đến UBND quận và hướng dẫn chỉ đạo.
Như báo
Pháp Luật TP.HCM
đã thông tin, sáng 30-10,
sau khi đăng tải bài viết
“Bắt cá phóng sinh còn hành
hung Phật tử, đánh công an”
, báo tiếp tục nhận được
thông tin chùa Diệu Pháp (trên đường Nơ Trang Long,
quận Bình Thạnh, TP.HCM) vừa đóng cổng chùa cũ, di
dời cổng chùa đến địa điểm mới cách cổng cũ khoảng 50
m để tránh tình trạng nhiều người chích điện cá phóng
sinh rồi đem lên ngay cổng chùa Diệu Pháp bán lại. Tuy
nhiên, khi cổng di dời thì các hộ buôn bán chim, cá phóng
sinh vẫn tiếp tục di dời đến cổng chùa mới để bán.
Sinh viên thực tập Kiều Thư được báo
Pháp Luật
TP.HCM
 cử đến chùa Diệu Pháp để ghi nhận thông tin nói
trên. Khi Kiều Thư đến trước cổng chùa Diệu Pháp cũng là
lúc lực lượng chức năng phường 13, quận Bình Thạnh đang
cưỡng chế, giải tỏa các điểm buôn bán chim, cá phóng sinh
lấn chiếm lề đường trước cổng mới của chùa. Kiều Thư đã
chuẩn bị máy để ghi nhận các hình ảnh đang cưỡng chế. 
Tuy nhiên, khi Kiều Thư chuẩn bị ghi hình thì bị một
phụ nữ buôn bán chim, cá phóng sinh tên V. túm lấy tóc,
tát nhiều lần vào đầu và có những lời lẽ xúc phạm.
NGUYỄN HIỀN
Công an cómặt thường trực để bảo vệ an ninh trật tự khu vực đã
xảy ra vụ việc gây rối trật tự tại chùaDiệu Pháp. Ảnh: MINHTÂM
Một đại diện Công an quận Bình Thạnh cho biết công an
quận sẽ chỉ đạo công an phường cùng phối hợp với lực lượng
giao thông đường thủy để xử lý các cá nhân chích điện cá
phóng sinh dưới sông. Trên bờ thì cử lực lượng ra chốt chặn
trong vòng nửa tháng. Đồng thời công an quận sẽ tiến hành
xử phạt vi phạm hành chính đối với những người vi phạm
theo thẩm quyền.
cũng đã từng làmviệc với Chi
nhánh Ngân hàngAgribank ở
Nhơn Trạch. Theo quy định
của ngành ngân hàng, khi mở
thẻ, độ dài của tên tối đa 26
ký tự (kể cả khoảng trắng).
Trong khi tên của chị Phương
dài 33 ký tự nên chi nhánh
không thể thực hiện được.•
1...,4,5,6,7,8,9,10,11,12,13 15,16
Powered by FlippingBook