252-2019 - page 16

16
Góc nhìn
Quốc tế -
ThứSáu1-11-2019
Họ đã nói
“Trung Quốc không cần dầu khí,
muốn giúp Philippines”: Vô lý!
Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin Jr. mới đây nói rằng
Trung Quốc (TQ) không cần dầu mỏ, khí đốt của Philippines,
đồng thời khai thác chung tỉ lệ 60/40 giữa hai nước là một lời
đề nghị giúp đỡ từ phía Bắc Kinh.
Cả hai ý này của ông Teodoro Locsin Jr. đều có vấn đề. Thứ
nhất, không thể nói Bắc Kinh không cần dầu khí, dù là của
Philippines hay nước khác. Tất nhiên, dầu khí khôngphải làmục
tiêu duy nhất của TQ nhưng cho đến lúc này, các chỉ số về nhu
cầu năng lượng và tăng trưởng kinh tế của TQ cho thấy năng
lượng không bao giờ là thừa với TQ.
Một số nghiên cứu chỉ ra ở biển Đông, trữ lượng tài nguyên
dầu mỏ khoảng 20-30 tỉ tấn dầu, trong khi trữ lượng khí đốt
khoảng 200 tỉ m
3
. BiểnĐông được xem làmột trong những bồn
trũng chứa dầu và khí đốt lớn nhất trên thế giới. Trong khi đó,
trữ lượng dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines
dù không cao nổi bật nhưng cũng không nằm ngoài nhu cầu
rất cao của Bắc Kinh.
Giới quan sát nhận định tập đoàn dầu khí Hải dương TQ
(CNOOC) đã và đang hoạt động rất mạnh, thậm chí là mạnh
nhất khu vực biển Đông. Hồi đầu tháng 10, truyền thông quốc
tế đưa tin TQ triển khai giàn khoan Hải Dương 982 mới trên
vùng biển sâu đến 3.000 m ở biển Đông, dù chưa thể biết tọa
độ chính xác. Phía Việt Nam cho biết các lực lượng chức năng
đang xácminh thông tin, đồng thời yêu cầu các nước phải tuân
thủ luật quốc tế. Trước đó, năm 2014, TQ từng triển khai giàn
khoan Hải Dương 981 trái phép vào biển Việt Nam.
Gần đây TQ triển khai các đội tàu khảo sát địa chấn, tàu hải
cảnh và dân quân biển nhằmđe dọa, ngăn cản hoạt động khai
thác dầu khí củaMalaysia, Việt Nam, bất chấp bị dư luận quốc
tế lên án. Điều đó không chỉ nhằm vào việc tái khẳng định yêu
sách đường lưỡi bò (vốn đã bị phán quyết của tòa bác năm
2016) mà còn cho thấy TQ chủ động bảo vệ nguồn tài nguyên
nằmtrong đường lưỡi bò phi pháp, trong đó đặc biệt là dầu khí.
Mặt khác, không thể nói như Ngoại trưởng Teodoro Locsin
Jr. rằng TQ chỉ muốn giúp và là bên duy nhất đề xuất giúp đỡ
Philippines phát triển dầu khí. Thamvọng bá quyềnmuốn biến
biểnĐông thành “ao nhà” của TQđã không thể bị giấu nhẹm, ít
nhất là từ khi TQngangngược chiếmbãi cạn Scarboroughnăm
2012, cho xây dựng trái phép hàng loạt đảo nhân tạo ở Trường
Sa, Hoàng Sa từ năm 2013 và quân sự hóa các thực thể ấy.
Nếumuốn nói “khai thác chung” làmột hình thức giúp đỡ thì
việc giúp đỡ ấy lại càng không giống ai. Thực tế trong lịch sử,
việc các nước gác lại tranh chấp để cùng nhau khai thác chung
trên biển không phải hiếm, thậmchí được xem làmột giải pháp
hiệu quả. Ví dụ, hai quốc gia có các vùng biển chồng lấn về yêu
sách, tức là có tranh chấp; hoặc hai quốc gia dù đã phân định
biên giới trên biển nhưng có nguồn tài nguyên vắt ngang biên
giới hai bên. Khi đó các bên có thể dựa vào Công ước Liên Hiệp
Quốc về Luật Biển (UNCLOS) thực hiện các biện pháp hợp tác
khác nhau để khai thác nguồn tài nguyên.
Tuy nhiên, trường hợp “gác tranh chấp, cùng khai thác” kiểu
TQ đang làm và lôi kéo Philippines tham gia thì chưa từng có
tiền lệ. Lý do là TQ dựa vào yêu sách đường chín đoạn ôm gần
hết biểnĐông để đơn phương tạo tranh chấp. Phần lớn các khu
vựcmà TQdùngđủ sức épđể đề nghị “gác tranh chấp, khai thác
chung” đều nằm trên khu vực thuộc EEZ hoặc thềm lục địa của
nước khác, điểnhình là Philippines. Như vậy, chấpnhậnăn chia
với TQđồng nghĩa với việc thừa nhận có tranh chấp với TQ, qua
đó gián tiếp thừa nhận sự hiện diện của yêu sách đường chín
đoạn vốn đã bị tòa bác từ năm 2016.
Nếu “tử tế” đếnmứcmuốn giúp đỡ Philippines phát triển dầu
khí thì việc đơn giản nhấtmà TQ có thể làm là thượng tôn pháp
luật, tuân thủ phán quyết của Tòa Trọng tài, hành xử phù hợp
với luật pháp quốc tế. Thế nhưng tất cả những gì cho đến nay
cho thấy điều mà Philippines gọi là “công bằng”, “giúp đỡ” đều
là vô lý.
ĐỖ THIỆN
Biển Đông: Trung Quốc giúp đỡ
hay giăng bẫy Philippines?
Mặc dù về danh nghĩa hai nước đang “bắt tay” nhau để triển khai cái gọi là “khai thác chung” nhưng phía sau
tiềmẩn nhiều rủi ro lớn với hệ lụy lâu dài.
HOÀNGPHÚ
H
ôm 30-10, Bộ Ngoại
giao Philippines chính
thức xác nhận Manila
và Bắc Kinh đã thành lập Ủy
ban Giám sát liên chính phủ
Philippines - Trung Quốc
(TQ) về hợp tác phát triển
dầu khí tại cuộc họp ở TQ
vào hai ngày trước đó, tờ
Philippine Star
viết.
Trung Quốc muốn
giúp Philippines?
Bất chấp rất đông chính trị
gia, cựu chính trị gia, chuyên
gia và người dân Philippines
phản đối chủ trương ăn chia
với TQ theo tỉ lệ 60/40, chính
quyền Tổng thống Rodrigo
Duterte vẫn kiên quyết đường
lối khai thác chung với TQ ở
vùng biển được cho là vùng
đặc quyền kinh tế (EEZ) của
Philippines.
Giới chính trị gia hoài nghi
cú bắt tay Trung-Philippines
lưu ý ông Duterte rằng: (i)
Nếu muốn hợp tác với TQ
thì Bắc Kinh phải công nhận
chủ quyền của Philippines
tại vùng biển hai nước khai
thác chung; (ii) Ông Duterte
không có thẩm quyền bác bỏ
phán quyết của Tòa Trọng
tài 2016 để đổi lại bản hợp
đồng với TQ như gợi ý từ
phía Bắc Kinh.
Trong chuyến thăm của
ông Duterte đến TQ vào cuối
tháng 8, Đại sứ Philippines
Chito Sta Romana nói với
báo chí tại Bắc Kinh rằng:
“Tôi nghĩ rằng hợp đồng
(khai thác chung giữa TQ và
Philippines - PV) phải tuân
thủ hiến pháp Philippines và
Công ước Liên Hiệp Quốc về
Luật Biển (UNCLOS). Bên
cạnh đó, vì TQ cũng là bên
liên quan nên bản hợp đồng
cũng cần phải phù hợp với
hiến pháp TQ”.
Gần đây nhất, Ngoại trưởng
Philippines Teodoro Locsin
Jr. tiếp tục trấn an người
dân trên Twitter rằng: “TQ
không cần dầu mỏ và khí
đốt của chúng ta. Chúng ta
mới chính là người cần. TQ
là bên duy nhất đề xuất giúp
đỡ phát triển (việc khai thác
dầu khí)”.
Thông tin này của ông
Teodoro Locsin Jr. gặp phải
sự phản biện từ nhà báo người
Anh Bill Hayton. Theo đó,
So với câu chuyện
TQ không dọa chiến
tranh, chỉ muốn
giúp Philippines thì
khả năng Manila
sập bẫy Bắc Kinh
dường như khả dĩ
hơn rất nhiều.
Có hai
kịch bản
liên quan
đến khả
năng TQ
chấpnhận
tuân thủ
phánquyết.
Trườnghợp
thứnhất, BắcKinhhoàn toàn tự
nguyệnchịutuânthủ.Khảnăng
này gần như không thể xảy ra.
Trường hợp còn lại là Bắc Kinh
bị các nước trên thế giới buộc
phải chấp hành phán quyết.
Liệu việc bị quốc tế lên án có
quan trọng choTQkhông? Câu
trả lời là có, bởi nước này cũng
cần phải thông thương với các
nước khác để sinh tồn.
Cựu phó chánh án Tòa Tối cao
Philippines
ANTONIO CARPIO
Các tàu hải cảnh TrungQuốc thamgia cuộc tập trận an ninh trên biểnHoaĐông năm2009.
Ảnh: GETTY
ông Hayton đặt hoài nghi
đối với nhận định TQ là bên
duy nhất đề xuất phát triển
dầu khí với Philippines. Hai
tập đoàn Shell (củaAnh - Hà
Lan) và Chevron (Mỹ) cũng
đã và đang giúp Philippines
phát triển dầu khí. “TQ đang
đe dọa gây chiến tranh nhằm
ngăn cản Philippines phát triển
các nguồn lực tài nguyên” -
ông Hayton viết trên trang
Twitter hôm 28-10.
Một ngày sau, Ngoại trưởng
Teodoro Locsin Jr. bác bỏ
nhận định của ông Hayton,
khẳng định TQ không dọa
chiến tranh với Philippines
liên quan đến các vấn đề tài
nguyên. Vị này nói thêm với
các vùng biển không có tranh
chấp, TQ không có vấn đề gì
khi thực hiện các camkết theo
luật pháp của Philippines.
Hay Manila sập bẫy
Bắc Kinh?
Thực tế, không thể bác bỏ
việc TQ đe dọa gây chiến
tranh với Philippines ở biển
Đông nhằmyêu cầu nước này
thay vì chống lại Bắc Kinh,
phải chuyển sang trạng thái
sẵn sàng thảo luận về các đề
xuất khai thác chung của TQ.
Rất nhiều lần chính ông
Duterte đề cập đến khả năng
xung đột vũ trang với TQ nếu
Manila đưa quân đội ra biển
Đông, thậm chí trong khu vực
EEZ của mình. Ông Duterte
không ngại thừa nhận nếu xảy
ra chiến tranh, Philippines sẽ
sớm thất bại, thiệt hại. “Ông
Tập muốn đánh cá và không
ai có thể cản ông ấy” và vì đó,
theo người đứng đầu chính
phủ Philippines, phải hợp tác
với TQ để hưởng lợi “nhiều
hơn” (tức 60%).
Thứhai, sẽ không có chuyện
TQ chấp nhận các khu vực
khai thác chung thuộc chủ
quyền Philippines. Chí ít là
đến lúc này, quan điểm chính
thức của Bắc Kinh không đổi
với bốn không: (i) không
tham gia, (ii) không công
nhận thẩm quyền của tòa,
(iii) không chấp nhận và (iv)
không thi hành phán quyết.
Bắc Kinh nhiều lần thông
qua nhiều kênh khẳng định:
Hãy quên phán quyết đi, rồi
Philippines-TQ sẽ cùng hợp
tác để khai thác tài nguyên;
hoặc TQ sẽ tiếp tục khẳng
định lập trường không chấp
thuận phán quyết của tòa.
Như vậy, so với câu chuyện
TQ không dọa chiến tranh,
chỉ muốn giúp Philippines thì
khả năngManila sập bẫy Bắc
Kinh dường như khả dĩ hơn
rất nhiều. Theo đó, TQ thành
công trong việc biến vùng
biển trong EEZ Philippines
thành vùng có tranh chấp, từ
đó tạo cơ sở lấn lướt và thâu
tóm như trường hợp bãi cạn
Scarborough năm 2012. Nên
nhớ, khi các doanh nghiệp dầu
khí TQ xuất hiện ở vùng biển
Philippines thì việc can dự,
không loại trừ bằng biện pháp
quân sự, từ phía Bắc Kinh
càng trở nên dễ dàng hơn.•
1...,6,7,8,9,10,11,12,13,14,15 16
Powered by FlippingBook