258-2019 - page 11

11
Kinh tế -
ThứSáu8-11-2019
Bốn nhà bắt tay
phát triển sản
phẩm chủ lực TP.HCM
TP.HCMxác định lấy doanh nghiệp là trung tâm của đổi mới khoa học
công nghệ.
QUANGHUY
N
gày7-11,UBNDTP.HCM
chủ trì hội thảo “Kết nối
phát triển các nhóm sản
phẩm chủ lực của TP”. Tại
đây, bốn nhà gồm: Nhà nước,
nhà khoa học, ngân hàng và
doanh nghiệp (DN) đã cam
kết hình thành mối liên kết
chặt chẽ để phát triển công
nghệ trong các ngành công
nghiệp chủ lực: Cơ khí - tự
động hóa; điện - điện tử,
công nghệ thông tin; công
nghệ sinh học; y tế và nông
nghiệp.
Là đơn vị đang cung cấp
các robot, máy móc và công
cụ được điều khiển bằng máy
tính cho các công tyNhật Bản,
ông Bùi Thành Luân, Tổng
giám đốc Công ty Cơ điện tử
Hiệp Phát, đề xuất: TP.HCM
nên có chính sách riêng cho
những DN sản xuất, nhất là
với ngành chế tạo máy móc
công nghệ cao chứ không nên
đánh đồng với các sản phẩm
thông thường.
“Ví dụ, vớimôtơ dùng trong
các máy móc công nghệ cao
và máy cơ khí chính xác thì
nên có chính sách thuế riêng
chứ không thể áp mức thuế
cao giống như các loại môtơ
máy bơmnước thông thường.
TP.HCM cũng nên có chính
sách hỗ trợ vốn để thu hút
đầu tư sản xuất máy móc
công nghệ cao vào các khu
công nghiệp. Chẳng hạn, hỗ
trợ các sản phẩm công nghệ
cao có thể xuất khẩu và tiêu
thụ trong nước với số lượng
cụ thể. Nếu quá thời hạn cam
kết mà DN không làm được
như vậy thì phải trả lại nguồn
vốn mà TP đã hỗ trợ” - ông
Luân kiến nghị.
Đánh giá cao chính sách
cho vay vốn kích cầu của
TP.HCM trong thời gian qua,
ông Nguyễn Hữu Trí, Tổng
giámđốc Công tyTNHHLập
Phúc, cho biết chính sách này
đã giúpDNmở rộng phát triển
rất hiệu quả và đóng góp thiết
thực cho hoạt động sản xuất,
kinh doanh.
Tuy nhiên, hiện nay việc
sản xuất sản phẩm khuôn
mẫu của công ty đang bị
cạnh tranh rất khốc liệt với
hàng ngoại nhập, nhất là từ
Trung Quốc. Lý do là thuế
nhập khẩu máy móc, thiết bị
vào nước ta bằng 0%, thậm
chí có sản phẩm khuôn mẫu
nhập khẩu từ nước ngoài
về cũng được hưởng thuế
0%. Vì vậy, ông Trí kiến
nghị cần có chính sách rõ
ràng đối với các mặt hàng
ngoại nhập, từ đó tạo sự
cạnh tranh công bằng cho
DN trong nước.
Phát biểu tại hội thảo, Phó
Chủ tịch UBND TP.HCM
Lê Thanh Liêm nhấn mạnh:
Với vị trí là trung tâm kinh
tế, tài chính lớn nhất của
cả nước, TP.HCM có một
mạng lưới DN, ngân hàng,
nhà đầu tư tài chính, viện
nghiên cứu… với số lượng
lớn, quy mô đa dạng và
trình độ phát triển khá. Tuy
nhiên, việc kết nối các đơn
vị chưa thật sự chặt chẽ và
thể hiện rõ nét; chưa có một
số điểm chung về kết nối vì
sự phát triển của nền khoa
học công nghệ phục vụ cho
sự phát triển của TP.
“Việc tổ chức hội thảo lần
này với mục đích thúc đẩy
mối liên kết bốn nhà trong
hoạt động nghiên cứu khoa
học và phát triển công nghệ
trong các ngành công nghiệp
chủ lực. Qua đó nhằm phát
triển nguồn nhân lực, hình
thành các sản phẩm mới và
cải tiến, nâng cao năng suất,
chất lượng, năng lực cạnh
tranh cho DN trên địa bàn
TP” - ông Liêm cho biết.•
Đại diệnSởKhoahọc vàCôngnghệ khẳngđịnhTP.HCMrất
chú trọng đến việc thúc đẩy, hỗ trợ hoạt động đổi mới
công nghệ trong DN. TP xác định lấy DN là trung tâm của
đổi mới khoa học công nghệ. Nhờ đó, nhiều năm qua các
chương trình hỗ trợ của TP.HCM đã tạo dựng cơ chế liên
kết hợp tác các bên với kết quả khả quan. Ví dụ, trên 90%
nhiệm vụ khoa học và công nghệ xuất phát từ yêu cầu đổi
mới công nghệ thiết bị, dây chuyền sản xuất… của DN.
Theo Tổng cục Du lịch, Đại sứ quán Ấn Độ tại Hà Nội
vừa thông báo việc nước này quyết định giảm phí cấp thị
thực điện tử nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho khách
du lịch từ Việt Nam. Theo đó, phí cấp thị thực điện tử du
lịch thời hạn 30 ngày trong mùa thấp điểm (từ tháng Tư
đến tháng Sáu hằng năm) từ 25 USD giảm còn 10 USD;
phí cấp thị thực điện tử du lịch thời hạn một năm, ra vào
nhiều lần từ 80 USD giảm còn 40 USD.
Đáng chú ý, đối với việc xin cấp thị thực du lịch với
thời hạn năm năm, đi lại nhiều lần, du khách có thể làm
qua mạng. Phí cấp thị thực điện tử du lịch thời hạn năm
năm, ra vào nhiều lần là 80 USD.
Theo thống kê, năm 2018 khách Ấn Độ đến Việt Nam
đạt 132.000 lượt, tăng 21% so với năm trước đó. Trong
khi đó, lượng khách Việt Nam đến Ấn Độ đạt 31.408 lượt,
tăng 32%. Hiện nay Ấn Độ cấp thị thực điện tử cho 169
quốc gia gồm Việt Nam.
TÚ UYÊN
Nhiều doanh nghiệp thamgia hiến kế để phát triển công nghệ trong các ngành công nghiệp chủ lực
của TP.HCM. Ảnh: QH
TP.HCM nên có
chính sách riêng cho
những DN sản xuất,
chế tạo máy móc
công nghệ cao.
Ấn Độ giảm phí cấp thị thực qua mạng cho khách Việt
“10nhàđầu tưrời
TrungQuốc, 6nhà
đầu tưđênViêtNam”
TS Nguyễn Xuân Thành, ĐH Fulbright, cho biết
như vậy tại hôi thao về doanh nghiệp thực hiện phòng
vệ thương mại và hội nhập quốc tế trước cuộc thương
chiến Mỹ-Trung diễn ra ngày 7-11. Hội thảo do Trung
tâm Hỗ trợ hội nhập quốc tế TP.HCM phối hợp cùng
Hiệp hội Các doanh nghiệp khu công nghiệp TP.HCM
tổ chức.
TS Thành dẫn số liệu từ các cơ quan chức năng cho
thấy dong vôn đâu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng
ky mơi giam 14,6% so với cùng kỳ năm ngoái nhưng
sô dư an lại tăng 25,9%. Đặc biệt, FDI ngành công
nghiêp chê tao, chê biên đăng ký mơi đạt 9,1 tỉ USD,
tăng tới 33,2%.
Đáng chú ý, ông Thanh phân tích số liệu cho thấy
trong cuôc thương chiên My-Trung, cư 10 nhà đầu
tư rời Trung Quôc (TQ) thi có khoảng sau nhà đầu tư
đến Viêt Nam do môi trường đầu tư thuân lơi, co dư
đia phat triên. Song cac doanh nghiêp TQ dich chuyên
sang nước ta chu yêu quy mô nhỏ và vừa.
“Như vây, Viêt Nam đang có cơ hội thu hút nhà đầu
tư từ các nước, thay vì bị động từ các nhà đầu tư lớn như
trước đây. Lan sóng dich chuyên nay có thể tác động
làm tăng giá đất tai một số khu công nghiệp ơ Viêt Nam
nhưng đi kèm đo la nhưng quan ngại về quá tải cơ sở hạ
tầng, môi trường ô nhiễm” - ông Thành nói.
Bên cạnh đó cũng xuất hiện một số quan ngại từ
cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung đối với Việt Nam.
Đó là thặng dư Viêt Nam vào Mỹ tăng cao hàng chục
t USD. Đáng lo nhất là tình trạng hàng TQ núp bóng
hàng Viêt Nam rôi bán vào Mỹ để né thuế cao. Điển
hình như vụ kho nhôm 4,3 t USD xuất xứ TQ nghi
đội lốt thương hiệu Việt chờ xuất đi Mỹ ở Vũng Tàu.
“Nhưng vu viêc như thê nay có thể khiến phia My
ap dung chê tai đối với các san phẩm của Việt Nam.
Đây la vấn đề mà Viêt Nam cân xem xet thâu đao.
Bởi nếu bị Mỹ áp thuế cao thì Viêt Nam dễ bị tổn
thương hơn TQ, do sức chịu đựng cua nên kinh tê TQ
tốt hơn chung ta” - ông Thanh cảnh báo.
Số liệu từ cuộc hội thảo cũng ch ra tổng kim
ngach xuất khẩu của nước ta tăng trưởng chậm lại
trong những tháng đầu năm. Đáng chú ý, xuât khâu
hàng Việt sang TQ giảm khá mạnh. Ngươc lai, hàng
Việt xuât khâu sang My tăng đôt biên, như điên
thoai tăng hơn 94%, điên tư hơn 68% và may moc,
thiêt bi hơn 46%.
“Vơi tinh hình như hiện nay, Viêt Nam cân binh
tĩnh, ưng xư khéo léo chư không nên dựng thêm hang
rao đối với hàng hoa TQ vì họ vân là đối tác lớn đối
với Viêt Nam. Thay vao đo, nha chưc trach cân tăng
cương kiểm tra xuất xứ hàng hóa từ Viêt Nam sang
Mỹ đê han chê rui ro” - TS Thành khuyến nghị.
PHONG ĐIỀN
Thương hiệu quốc gia Việt Nam
tăng lên mức 247 tỉ USD
Cục Xúc tiến thương mại thuộc Bộ Công Thương
vừa dẫn thông tin mới nhất từ Brand Finance (tổ chức
tư vấn hàng đầu về định giá thương hiệu quốc gia có
trụ sở tại Vương quốc Anh) cho biết: Thương hiệu
quốc gia Việt Nam (VN) được định giá 247 t USD,
tăng 12 t USD (5,4%) so với năm 2018. VN đang xếp
thứ 42 trong bảng xếp hạng 100 thương hiệu quốc gia
giá trị nhất thế giới năm 2019.
Trong ba năm qua, thứ hạng của thương hiệu quốc
gia VN liên tục được cải thiện, tăng tám bậc và nằm
trong nhóm thương hiệu mạnh. Có được kết quả này
là nhờ những nỗ lực của Chính phủ về cải cách môi
trường, đầu tư kinh doanh, nâng cao thành tích xuất
nhập khẩu, hỗ trợ thương hiệu sản phẩm và doanh
nghiệp và những dự báo tích cực về tăng trưởng GDP.
Trong đó có sự đóng góp không nhỏ của chương trình
thương hiệu quốc gia VN (Vietnam Value).
Theo bảng xếp hạng của
Forbes
VN, năm nay tổng
giá trị của 50 thương hiệu hàng đầu VN đạt trên 9,3 t
USD. Trong đó, 50% doanh nghiệp có sản phẩm đạt
thương hiệu quốc gia như Thaco, Hòa Phát, Vinamilk,
Habeco, Vietcombank, Vietnam Airlines, Cadivi,
Viglacera, Saigontourist…
T.U
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10 12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook