258-2019 - page 8

8
Tiêu điểm
Đô thị -
ThứSáu8-11-2019
Thanh tra giao thông thường xuyên tổ chức các đợt kiểm tra
liên ngành, trong đó có tiến hành kiểm tra việc xếp dỡ, ràng
buộc hàng hóa có chắc chắn hay không. Tuy nhiên, hiện nay
container khôngphải là đối tượng chằngbuộc như các phương
tiện khác. Vì vậy, cần chờ Nghị định 46 sửa đổi, bổ sung xem
có quy định rõ ràng hay không.
Đại diện Phòng CSGT Công an tỉnh Bình Dương
Hiện nay việc khóa chốt gù containermới chỉ mang tính chất
tuyên truyền, nhắc nhở doanh nghiệp, tài xế trong quá trình
thamgia giao thông.Tuy nhiên, khi container rơi xuống đường
thì không có quy định cụ thể để xử phạt, bởi thùng container
không cần phải chằng buộc theo Nghị định 46/2016.
Vì vậy, trước tình hình không đảm bảo an toàn giao thông,
nguy cơ xảy ra tai nạn thì cần xem xét, kiến nghị để sửa đổi, bổ
sung Nghị định 46 để có sự điều chỉnh cho phù hợp. Từ đó các
đơn vị chức năngmới có cơ sở xử phạt các trường hợp vi phạm.
Ông
NGUYỄN NGỌC TƯỜNG
,
Phó ban chuyên trách
Ban An toàn giao thông TP.HCM
Lúng túng xử phạt tài xế
xe container không gài chốt
Nhiều ý kiến cho rằng cần phải có quy định rõ ràng để xử phạt được tài xế không gài chốt container.
Đ.TRANG-V.LONG- L.ÁNH
L
iên tiếp các vụ rơi thùng
container khi đang lưu
thôngtrênđườngởTP.HCM
khiến dư luận lo lắng. Trong
đó, nhiều ý kiến cho rằng quy
định xử phạt tài xế không gài
chốt container lưu thông trên
đường chưa thực sự rõ ràng.
Dẫn luật lòng vòng
Một CSGT ở TP.HCM
cho biết hiện nay, để xử
phạt các trường hợp làm rớt
thùng container trên đường
mà không gây thiệt hại về
người và tài sản là rất khó.
Đa số các tài xế xe container
sẽ lấy lý do rằng container
không cần phải chằng buộc
hay xếp dỡ gọn gàng nên rất
khó xử phạt.
Vì vậy, để giải thích cho tài
xế hiểu thì lực lượng CSGT
phải dẫn dắt rất nhiều cơ sở
pháp lý quy định việc xếp
hàng lên xe phải đảm bảo
an toàn.
Cụ thể, Luật Giao thông
đường bộ 2008 quy định
khoản 1 Điều 20 về việc
xếp hàng hóa trên phương
tiện giao thông đường bộ
phải gọn gàng, chằng buộc
chắc chắn, không rơi vãi dọc
đường và không cản trở việc
điều khiển xe.
Đồng thời tại điểm a khoản
1 Điều 72 quy định vận tải
hàng hóa bằng ô tô phải được
xếp gọn gàng và chằng buộc
chắc chắn. Ngoài ra, tại khoản
3 Điều 8 Thông tư 35/2013
của Bộ GTVT quy định về
Hiện chưa
có quy định
về xử phạt vi
phạmtài xế
xe container
quên gài chốt.
Ảnh: Đ.TRANG
Để giải thích cho tài
xế hiểu thì lực lượng
CSGT phải dẫn dắt
rất nhiều cơ sở pháp
lý quy định việc xếp
hàng lên xe phải
đảm bảo an toàn.
Theo ôngNguyễnVănThạch,
VụtrưởngVụAntoàngiaothông
(Bộ GTVT) việc tăng mức phạt
một hành vi nào ban soạn thảo
đều phải cân nhắc, đặt hành vi
đó trong mối tương quan với
các hành vi tương đương.
Đặc biệt phải bám theo quy
địnhcủaLuậtXửlýviphạmhành
chính, không thể quy định vượt
khung.Vì vậy, sắp tới BộTưpháp
sửaLuậtXửlýviphạmhànhchính
theo hướng nângmức xử phạt,
lúc đó Nghị định 46/2016 mới
điều chỉnh nâng lên tiếp được.
Trao đổi với
Pháp Luật TP.HCM
, đại diện UBND phường
Tam Phước (TP Biên Hòa, Đồng Nai) cho biết: Trung tâm
dạy nghề lái xe Sài Gòn (trụ sở tại TP Biên Hòa) có đơn tự
nguyện xin tháo dỡ công trình xây dựng làm khu dạy lái xe
sai quy định tại khu phố Thiên Bình.
Theo hồ sơ ghi nhận, vào tháng 8-2018, Trung tâm dạy
nghề lái xe Sài Gòn đã thi công xây dựng nhiều hạng mục
công trình phục vụ dạy nghề lái xe ô tô tại khu phố Thiên
Bình (phường Tam Phước) khi chưa được cấp phép. Phát
hiện công trình xây trái phép, UBND phường Tam Phước
và Đội Quản lý trật tự đô thị TP Biên Hòa đã lập biên bản
đình chỉ thi công và yêu cầu giữ nguyên hiện trạng.
Lúc này Trung tâm dạy nghề lái xe Sài Gòn có văn bản
xin cấp giấy phép xây dựng có thời hạn đối với công trình
Trung tâm sát hạch lái xe loại hai tại vị trí nêu trên. Nhưng
khi chưa được sự chấp thuận của cơ quan chức năng, trung
tâm này đã tiếp tục thi công hạng mục đường bê tông sa
hình sát hạch lái xe ô tô.
Trước những sai phạm trên, ngày 4-4, UBND TP Biên
Hòa có quyết định xử phạt vi phạm hành chính công trình
xây dựng không phép với số tiền 7 triệu đồng. Nội dung
xử phạt là về hành vi chuyển mục đích sử dụng đất nông
nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất
rừng đặc dụng sang đất phi nông nghiệp mà không được cơ
quan có thẩm quyền cho phép (diện tích hơn 10.000 m
2
).
Bên cạnh đó còn buộc trung tâm này khôi phục hiện trạng
ban đầu của đất.
Mới đây nhất, ngày 31-10, TP Biên Hòa có văn bản chỉ
đạo và giao cho UBND phường Tam Phước xây dựng kế
hoạch cưỡng chế, buộc Trung tâm dạy nghề lái xe Sài Gòn
phải khôi phục hiện trạng ban đầu của đất.
Tuy nhiên, ông Hồ Đinh Thái Hòa, Giám đốc Trung tâm
dạy nghề lái xe Sài Gòn, cho rằng: Việc xử lý của cơ quan
chức năng địa phương đối với công trình không được thuyết
phục. Vì trước khi xây dựng làm các hạng mục, người đứng
tên quyền sử dụng đất đã có đơn xin cải tạo, sửa chữa nhà
và làm đường bê tông trong khu đất nhưng UBND phường
Tam Phước không có văn bản trả lời.
“Khu đất được quy hoạch khu dân cư, vì vậy đến thời
điểm này chúng tôi chưa sử dụng vào việc dạy lái xe nên
nếu chúng tôi chỉ làm đường bê tông đi trong khu đất cho
sạch sẽ và trồng cây xung quanh thì có sai quy định hay
không? Ví dụ, những nhà có vườn cây rộng họ làm đường
bê tông để đi lại và vận chuyển trái cây, phân bón thì cũng
bị xử phạt và buộc phải tháo dỡ?” - ông Hòa đặt vấn đề.
Cũng theo ông Hòa, thời gian tới Trung tâm dạy nghề lái
xe Sài Gòn sẽ thực hiện theo yêu cầu tháo dỡ của cơ quan
chức năng địa phương để trả lại hiện trạng đất. Sau đó trung
tâm sẽ tiến hành làm các thủ tục pháp lý theo đúng quy định
của pháp luật.
VŨ HỘI
Đường bê tông được làmhoàn thiện với mục đích phục vụ việc dạy
lái xe. Ảnh: VŨHỘI
Trường lái xe khôngphépởĐồngNai xin tự tháodỡ
xếp hàng vào container và
xếp container trên ô tô thì
sử dụng các thiết bị để định
vị container với xe, đảm bảo
container không bị xê dịch
trong quá trình vận chuyển.
Vị CSGT này kiến nghị
cần có cơ sở pháp lý rõ ràng
hơn để CSGT có thể xử lý
các trường hợp vi phạm này.
Tương tự, đại diện Phòng
CSGT Công an tỉnh Bình
Dương cho hay hiện chưa có
quy định rõ để xử phạt hành
vi làm rơi thùng container
xuống đường. Vì vậy, trong
nhiều lần xảy ra tình trạng
rớt container xuống đường,
CSGT chỉ làm nhiệm vụ giải
phóng hiện trường, nhắc nhở
tài xế mà không có cơ sở để
ra quyết định xử phạt.
Trong khi đó, ôngTrầnQuốc
Khánh, Chánh Thanh tra Sở
GTVT TP.HCM, nhận định:
Để xử lý được các trường hợp
này thì phải chờ Nghị định
46 sửa đổi, bổ sung. Lúc đó
lực lượng chức năng mới có
cơ sở để xử phạt. “Còn hiện
nay chúng tôi chỉ nhắc nhở
để các tài xế chú ý gài chốt
đảm bảo an toàn khi tham gia
giao thông” - ông Khánh nói.
Chủ doanh nghiệp
cũng phải có
trách nhiệm
ÔngNguyễnVănThạch, Vụ
trưởng VụAn toàn giao thông
(Bộ GTVT), cho biết: Để hạn
chế tình trạng container rớt trên
đường, đơn vị kinh doanh vận
tải phải ban hành quy trình,
quy phạm. Trong quy trình cần
ghi rõ trách nhiệm của từng bộ
phận, từ việc bốc xếp đến khi
rời cảng, bến, nhà ga và khi
tham gia giao thông đường bộ.
Khi xảy ra sự cố nghiêm trọng
thì ngoài trách nhiệm chính
của tài xế còn có trách nhiệm
của chủ doanh nghiệp và các
bộ phận liên quan.
Ông Thạch cũng đánh giá:
Nếu chủ doanh nghiệp không
thực hiện đúng quy định pháp
luật, bộ phận quản lý an toàn
giao thông chưa làm hết trách
nhiệm cần xử phạt, thậm chí
để xảy ra sự việc nghiêm
trọng cần truy tố trách nhiệm
hình sự.•
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook