258-2019 - page 16

16
Thế giới 24 giờ
Quốc tế -
ThứSáu8-11-2019
Tiêu điểm
15
ngườinhậpcưtráiphépvừabịcảnhsátAnh
phát hiện trongmột xe tải ở hạtWiltshire,
phía tây nam nước này, hôm 6-11 (giờ địa
phương), đài
BBC
đưa tin. 14 người bị tạm
giữ vàmột người được đưa đến bệnh viện
để kiểm tra sức khỏe. Hiện chưa rõ quốc
tịch của những người này. Tài xế 50 tuổi
cũng bị bắt giữ với cáo buộc đưa người
nhập cư trái phép vào Anh.
PHẠM KỲ
Khả năng thành lập liên minh
toàn diện Mỹ-Triều
Trong bối cảnhMỹ và Triều Tiên dường như không thể tạo ra được thêmmột đột phá nào trong tiến trình
đàmphán phi hạt nhân hóa, tình hình đòi hỏi một giải phápmạnhmẽ và triệt để hơn.
VĨ CƯỜNG
H
iện tại TriềuTiên không
dành nhiều kiên nhẫn
cho Mỹ. Hầu hết các
cuộc gặp gần đây giữa hai
bên, như cuộc gặp giữa Tổng
thống Mỹ Donald Trump và
nhà lãnh đạo CHDCNDTriều
TiênKimJong-un tại biên giới
liên Triều hồi tháng 6 và cuộc
đối thoại giữa quan chức hai
nước ở TP Stockholm (Thụy
Điển) hồi tháng 10 đều nhanh
chóng đổ vỡ.
Ngay sau đó Washington
cáo buộc Bình Nhưỡng tiếp
tục mở rộng chương trình hạt
nhân và đang thử nghiệm các
tên lửa tầm ngắn. Triều Tiên,
ngược lại, chỉ trích việc bị Mỹ
đưa vào danh sách các quốc
gia tài trợ khủng bố là sự khiêu
khích nghiêm trọng, có động
cơ chính trị.
Tuy nhiên, hôm 6-11, Cơ
quan Tình báo Quốc gia Hàn
Quốc (NIS) khẳng định các
cuộc đối thoạiMỹ-Triều có thể
vẫn sẽ sớm được nối lại vào
giữa tháng 11 này hoặc muộn
nhất là đầu tháng 12 tới. Thậm
chí một cuộc gặp thượng đỉnh
Mỹ-Triềumới vẫn có thể diễn
ra ngay trong cuối năm nay,
theo tờ
The Washington Post
.
Triều Tiên đang
dịu giọng?
Các học giả cho rằng việc
này xuất phát từ việc ôngKim
đang muốn tiến tới việc xây
dựng một liên minh với Mỹ.
Điều này hoàn toàn có cơ sở
khi cónguồn tin cho rằng trong
lần đầu tiên tổng thốngMỹ và
nhà lãnh đạo Triều Tiên gặp
nhau tại Singapore năm2018,
ông Kimđã chia sẻ rằngTriều
Tiên muốn đạt được một mối
quan hệ chiến lược cơbản giữa
hai nước.
Bình Nhưỡng chưa
bao giờ tin tưởng
người hàng xóm bên
cạnh và bây giờ ông
Kim đang muốn
chống lại sức ảnh
hưởng ngày càng gia
tăng của Bắc Kinh.
Lầu Năm Góc bác bỏ chỉ trích của
Triều Tiên về tập trận chung Mỹ-Hàn
Hôm6-11, LầuNămGóc ra tuyên bố bác bỏ những chỉ trích
củaTriềuTiên về các hoạt độngdiễn tập khôngquânđược lên
kế hoạch giữaMỹ và HànQuốc, khẳng định rằngWashington
và Seoul không thực hiện các hoạt động diễn tập chung dựa
trên những phản ứng của Bình Nhưỡng.
Tuyên bố cũng khẳng định các hoạt động diễn tập giữa
nước này và HànQuốc là nhằmđảmbảo sự sẵn sàng và nâng
cao khả năng tương hỗ giữa hai quân đội, trong khi cho phép
các nhà ngoại giao có không gian cần thiết để tiến hành các
cuộc đối thoại cởi mở với Triều Tiên.
Được biết Bộ Ngoại giao Triều Tiên trước đó cùng ngày đã
lên án các hoạt động diễn tập trên không theo kế hoạch của
Mỹ với Hàn Quốc, cho rằng cuộc tập trận này không khác gì
một tuyên bố về “đối đầu” với nước này trong bối cảnh hai
bên chuẩn bị bước vào vòng đàm phán mới.
Trong quãng thời gian ngắn
ngủi hiện tại, cả Mỹ và Hàn
Quốc đều tỏ ra thân thiện với
Triều Tiên. Nếu Bình Nhưỡng
muốn có một thỏa thuận hạt
nhân thuận lợi, đây chính là
thời điểm thích hợp.
Nhà phân tích chính trị
ROBERT E. KELLY
,
ĐH Quốc gia
Busan (Hàn Quốc)
Tổng thống
Mỹ Donald
Trump và
Chủ tịch
Triều Tiên
KimJong-
un tham
dự Thượng
đỉnhMỹ-
Triều tại thủ
đôHàNội
(Việt Nam)
hồi tháng
2-2019.
Ảnh:
REUTERS
l
Mỹ:
Tờ
Daily Mail
hôm 7-11 khẳng định
các nhà khoa học thuộc phòng thí nghiệmAbbott
hợp tác cùngĐHMissouri đã phát hiện ra chủng
mới của virus HIV gây suy giảm hệ miễn dịch
ở người trong 19 năm qua. Chủng mới là một
phiên bản của HIV-1, chủng HIV hiện có khả
năng lây truyền cao trên phạmvi toàn cầu. Việc
phát hiện ra một chủng HIVmới là quan trọng
và sẽ giúp giới nghiên cứu hiểu rõ hơn về sự
tiến hóa của virus này.
l
Pháp:
Một thỏa thuận hợp tác được ký hôm
6-11 nhân chuyến thăm chính thức của Tổng
thống Pháp Emmanuel Macron tới TrungQuốc
sẽ cho phép các chuyên gia Trung Quốc tham
gia trùng tu nhà thờ Đức Bà Paris sau vụ cháy
hồi tháng 4-2019. Giám đốc Học viện Di sản
văn hóa Trung Quốc khẳng định nước này có
nhiều kinh nghiệm trong cải tạo công trình gỗ
bị cháy và sẽ hỗ trợ phục dựng phần mái có
khung gỗ sồi của nhà thờ, theo hãng tin
Reuters
.
l
Philippines:
Chính quyền nước này ngày
7-11đãkhẩn trươngmởchiếndịchcứuhộsaukhi
một chiếc phà chở ít nhất 60 người bị lật gần đảo
Cebu sáng cùng ngày
(ảnh)
. Hiện chưa có con số
thươngvongvề người. Lực lượngbảovệ bờbiển
Philippines cho biết chiếc phà đang di chuyển thì
thủy thủđoànphát tínhiệucầucứudobị nước tràn
vào. Được biết
phà là phương
tiệnchủyếugiúp
hàngtriệungười
Philippines di
chuyển qua lại
giữa các đảo,
theo đài
CNN
.
PHẠMKỲ
Vậy tại saoTriềuTiênmuốn
liênminh vớiMỹ?Chuyên gia
cho rằng điều này xuất phát
từ việc Bình Nhưỡng chưa
bao giờ tin tưởng người hàng
xóm bên cạnh và bây giờ ông
Kimđangmuốn chống lại sức
ảnh hưởng ngày càng gia tăng
của Bắc Kinh. Đặc biệt, rất có
thể điều này được Triều Tiên
củng cố sau Hội nghị thượng
đỉnhMỹ-Triều lần hai tại Việt
Nam. Năm2016, BắcKinh đã
đồng ý gây áp lực lớn hơn đối
với Triều Tiên. Trung Quốc
đã bỏ phiếu ủng hộ các lệnh
trừng phạt mới của Hội đồng
Bảo an Liên Hiệp Quốc và
hạn chế nhập khẩu vật liệu sản
xuất hạt nhân, đồng thời ngăn
chặn Bình Nhưỡng giao dịch
khoáng sản và than đá.
Trả lời phỏng vấn của tờ
The
New York Times
, chuyên gia
về khu vực Đông Á Richard
Johnson nhận định chừng nào
Triều Tiên còn xung đột với
Mỹ, họ sẽ không thể phát triển
kinh tế đúng cách.
“TrungQuốcsẽ thửmọi cách
thức có thể để giữ Triều Tiên
trong vòng kiểm soát vì họ
muốn một quốc gia làm “sân
sau”. Tuy nhiên, Triều Tiên
có những điều kiện cần thiết
để thoát khỏi sự kìm kẹp của
Trung Quốc nếu tăng cường
mối quan hệ sâu sắc với Mỹ
mà không cần phát triển vũ
khí hạt nhân” - ông Johnson
giải thích.
Hai mục tiêu trọng tâm của
BìnhNhưỡng lâunay luôn làan
ninh quốc gia và cứu trợ kinh
tế.Tuynhiều lần trong các phát
ngôn chính thức,TriềuTiênđặt
nhu cầu liên quan đến viện trợ
vàkhôi phụcnềnkinh tếcầnđặt
lên hàng đầu nhưng thực chất
an ninh quốc gia mới là mối
quan tâm chính của nước này.
Do đó, chủ nhân Nhà Trắng
có vẻ đã đánh giá sai Triều
Tiên khi mới chỉ yêu cầu Bình
Nhưỡng xóa bỏ hoàn toàn
kho vũ khí hạt nhân mà chưa
từng để ý đến việc ông Kim
thực sự muốn gì. Washington
cũng chưa đưa bất cứ điều gì
liên quan đến việc xây dựng
một liên minh với Triều Tiên
lên bàn đàm phán, dẫn đến
việc Bình Nhưỡng không sẵn
sàng thảo luận chi tiết tất cả
các bước để hoàn thành việc
phi hạt nhân hóa.
Liên minh Mỹ-Triều
trong tương lai:
Nhiều khó khăn?
Với các phân tích trên, con
đường trở thành đồng minh
Mỹ của Triều Tiên sẽ không
hề dễ dàng. Hiện khả năng để
Quốc hội Mỹ chấp nhận thiết
lập mối quan hệ đồng minh
với Bình Nhưỡng gần như
bằng không khi phần lớn các
nghị sĩ ở cả hai đảng đều xem
Triều Tiên là mối nguy hiểm
lớn luôn thường trực.
Ngay cả cục diện an ninh
khu vực,Mỹ sẽ đimột nước cờ
cực kỳmạo hiểmnếu đểTriều
Tiên trở thànhmột đồngminh.
Trong trườnghợpnếuquânđội
Mỹ rút khỏi Hàn Quốc và để
hai miền tự giải quyết, động
thái này cũng sẽ làm thay đổi
cán cân quyền lực ở khu vực
Đông Bắc Á và chắc chắn sẽ
thu hút sự chú ý của BắcKinh.
Điều đó không những không
giúp tăng cường an ninh cho
khu vực mà có thể sẽ dẫn tới
một cuộc xung đột tiềm tàng.
Bên cạnh đó, phe bảo thủ
ở Seoul sẽ khó có thể chấp
nhận viễn cảnh Mỹ đồng ý
liênminh với TriềuTiên. Nhật
Bản cũng sẽ gặp nhiều sức ép
nếu Mỹ thêm Triều Tiên vào
danh sách đồng minh chiến
lược tại châu Á.
Do đó, để giải quyết lo ngại
về an ninh của Triều Tiên,
việc tiến hành liên minh song
phương sẽ không đủ mà cần
một cách tiếp cận toàn diện
hơn. Theo đó, một cách tiếp
cận toàn diện phải bao gồm
tất cả các bên liên quan trong
khu vực và bất kỳ quyết định
nào của Mỹ gây ảnh hưởng
đến trật tự hiện tại phải có sự
đồng thuận của các nước này.
Các chuyên gia đề xuất có
thể bắt đầu tiến trình hòa bình
ba hoặc bốn bên và ra tuyên bố
kết thúc chiến tranh, cam kết
đàm phán một hiệp ước hòa
bình. Đồng thời, một khu vực
không có vũ khí hạt nhân sẽ
được thiết lập nhằm ràng buộc
về mặt pháp lý quá trình phi
hạt nhân hóa của Triều Tiên.
Điều này cũng có thể đóng
vai trò như một sự bảo đảm
cho Triều Tiên. Một khi quốc
gia này được chứng minh là
không sở hữu vũ khí hạt nhân
thì quốc gia này sẽ không phải
là đối tượng của bất kỳ mối
lo ngại nào từ phía Mỹ. Bình
Nhưỡng qua đó cũng sẽ được
bảo đảm an ninh chống lại bất
kỳmối đe dọa nào. Hai bên có
thể từng bước camkết với các
biện pháp xây dựng lòng tin
lẫn nhau để tiến tới mục đích
xa hơn trong tương lai.•
1...,6,7,8,9,10,11,12,13,14,15 16
Powered by FlippingBook