263-2019 - page 17

13
Những bông hoa nghề giáo
ngát hương
NGUYỄNQUYÊN
S
áng 13-11, công đoàn
ngành giáo dụcTP.HCM
tổ chức buổi giao lưu
“Trái tim người thầy” nhân
dịp kỷ niệm ngày Nhà giáo
Việt Nam 20-11.
Tiếp nối giấc mơ còn
dang dở của cha
Câu chuyện của cô Phạm
Thị Thanh Nhung, giáo viên
Trường THCS Nguyễn An
Khương, huyện Hóc Môn,
chia sẻ về lý do chọn nghề
sư phạmkhiến cả khán phòng
lặng đi vì xúc động.
Cô Nhung cho biết cô
chọn nghề giáo xuất phát từ
tình yêu, từ sự thần tượng
những người thầy đã dạy từ
thời phổ thông. Họ luôn mẫu
mực, chân tình và yêu thương
học trò. Chính điều đó khiến
cô nghĩ sư phạm là một nghề
cao quý và bản thân phải theo
đuổi đến cùng.
“Tuy nhiên, lý do thôi thúc
tôi đến với nghề giáo là muốn
tiếp tục thực hiện ước mơ còn
dang dở của cha” - cô Nhung
nghẹn ngào, đôi mắt đỏ hoe,
rớm lệ.
CôNhung thổn thức: “Ngày
xưa cha tôi rất thích nghề sư
phạm. Cha đã học tới năm thứ
haikhoangữvăn.Nếumaymắn
và thuận lợi, cha đã trở thành
thầygiáo…Thế nhưngvì hoàn
cảnh gia đình, cha không thể
tiếp tục con đường học vấn.
Cha phải giã từ giảng đường
và làm một người nông dân
để lo cho gia đình. Vì thế, khi
còn nhỏ tôi luôn tự nhủ sẽ cố
gắng học để đi tiếp con đường
mà cha đã chọn lựa”.
Nhắc đến cha, ánh mắt cô
Nhung lấp lánh yêu thương.
“Khi trở thành giáo viên, gặp
những khó khăn trong công
việc chính cha là người cho
tôi lời khuyên bổ ích. Đặc
biệt, khi tôi tham gia các
cuộc thi, cha luôn lắng nghe
và góp ý cách thực hiện. Cha
luôn đồng hành cùng tôi trong
mỗi cuộc thi. Tôi hạnh phúc
vì điều đó” - cô Nhung bày tỏ.
Là người có nhiều năm
làm công tác chủ nhiệm,
cô Nhung cho biết để làm
tốt nhiệm vụ này, giáo viên
không những giỏi chuyên
môn mà còn biết lắng nghe,
thấu hiểu và quan tâm đến
cuộc sống của từng học sinh.
“Năm tôi chủ nhiệm lớp
7, có một học sinh trong lớp
thường không tập trung. Trong
giờ học, em cứ thẫn thờ, thậm
chí gục xuống bàn. Tôi tới
hỏi chuyện em chỉ im lặng.
Gọi điện thoại cho phụ huynh
để trao đổi, họ lại từ chối vì
không có thời gian. Không bỏ
cuộc, tôi tìm đến tận nhà em.
Tới nơi tôi mới biết cha mẹ
em vừa ly hôn, em sống với
mẹ cùng em gái. Hiểu được
hoàn cảnh, tôi thường dành
thời gian trò chuyện động
viên em. Tôi cũng nói với
các bạn trong lớp quan tâm
đến em hơn. Nhờ vậy em dần
xóa bỏ sự tự ti mặc cảm, cố
gắng học tập. Cuối năm em
đạt học sinh giỏi” - cô Nhung
nhớ lại.
Trước câu hỏi điều gì khiến
cô hạnh phúc nhất khi làm
nghề giáo, côNhung đáp: “Đó
là vào dịp 20-11, các học trò
cũ về thăm trường, chạy đến
ôm lấy tôi, kể say sưa về quá
trình học ở môi trường mới.
Nhìn thấy học trò tiến bộ, tôi
thấy vui vô cùng”.
Trao động lực cũng quan trọng
như trao kiến thức
Khi đang là học sinh lớp 7, tôi học toán rất bình thường
nhưng trong một lần được cô nhận xét “Em có những tố
chất rất thông minh”đã khiến tôi thay đổi. Nghe lời nói đó,
tôi sung sướng, về nhà cố gắng tìm tòi đọc sách. Làm xong
một bài toán tôi không dừng lại mà còn tìm nhiều cách
giải khác nhau. Đó chính là bước ngoặt khiến tôi đam mê
với môn toán.
Nhắc đến trường hợp của mình, tôi muốn nói rằng việc
giáo viên trao động lực, trao yêu thương cho học sinh cũng
quan trọng như trao kiến thức. Vì thế, tôi mong rằng ngoài
việc cung cấp kiến thức, mỗi người thầy hãy luôn động viên,
khích lệ học sinh dù là việc nhỏ nhất.
Ông
NGUYỄNVĂN HIẾU
,
Phó Giám đốc Sở GD&ĐT TP.HCM
Cô Nhung cho biết
để làm tốt nhiệm
vụ này, giáo viên
không những giỏi
chuyên môn mà còn
biết lắng nghe, thấu
hiểu và quan tâm
đến cuộc sống của
từng học sinh.
Đời sống xã hội -
ThứNăm14-11-2019
Dù gặp không ít khó khăn trong nghề nhưng các thầy cô luôn làmviệc bằng cái tâmvà
yêu thương học trò hết mực.
Cô giáo có biệt tài dạy
học trò “đặc biệt”
Tại buổi giao lưu, những
lời chia sẻ của cô Nguyễn
Thị Hồng Phượng, giáo
viên Trường Mầm non Long
Trường, quận 9, trong việc
dạy các trẻ mầm non cũng
khiến nhiều người thán phục.
Theo cô Phượng, đối với
giáo viên mầm non, cái tâm
phải đi trước cái tài. Bởi khi
có tâm, người thầy sẽ muốn
làm tất cả vì học sinh thân
yêu của mình, từ đó nỗ lực
trong giảng dạy. Khi có tâm,
người thầy sẽ biết để ý, quan
tâm đến trẻ, cố gắng tìm mọi
biện pháp để giúp trẻ hoàn
thiện kỹ năng và phát triển
mỗi ngày.
Nhắc đếnmột kỷ niệmđáng
nhớ trong nghề, cô Phượng
kể về trường hợp cậu học trò
“đặc biệt” của mình bị chứng
tự kỷ tăng động.
“Khi tôi nhận lớp, nhiều
đồng nghiệp thương cảm còn
cảnh báo với tôi em đó khó
dạy, hay quậy phá trong lớp.
Nghe thấy thế tôi cũng hơi
sợ nhưng quyết tâm không
bỏ cuộc” - cô Phượng nói.
Những ngày đầu bé không
nói chuyện với ai, thường đánh
bạn bè, cào cấu cô. Cô giáo trẻ
tìmcáchdỗngọt, chiều chuộng
mọi yêu cầu của cậu bé nhưng
kèm theo điều kiện “Mỗi ngày
phải nói chuyện với cô”. Cứ
thế, hai cô trò ngày càng thân
thiết với nhau.
“Để bé hòa nhập với mọi
người, tôi dẫn bé đi chơi cùng
đám trẻ, dỗ dành các em hôm
nay bạn rất ngoan, không
còn đánh nữa để chúng chơi
cùng” - cô Phượng kể lại.
Và cứ thế, em dần tiến bộ,
biết chơi với bạn. Mẹ cũng
khoe là về nhà bé ngoan hơn,
biết phụmẹ, thích thú với việc
học. “Cuối năm em được lên
nhận thưởng trong sự ngạc
nhiên của nhiều người.Mẹ em
đã chạy đến ôm tôi và khóc.
Vì bà nghĩ rằng con mình sẽ
phải học trường chuyên biệt
khi vào cấp 1. Nhưng bằng
tình yêu, sự dạy dỗ của tôi,
em đã tiến bộ rõ rệt. Năm nay
em đã học lớp 7 và học rất
khá” - cô Phượng cười bảo.•
Tiêu điểm
Buổi giao lưuđã tônvinh130
cán bộ quản lý, giáo viên chủ
nhiệmgiỏitiêubiểucủaTP.HCM,
những tấm gương luôn nỗ lực
hết mình vì nghề cao quý.
CôNguyễn Thị Hồng Phượng,
giáo viên TrườngMầmnon
Long Trường, quận 9,
trong chương trình.
Ảnh: NGUYỄNQUYÊN
Các thầy côgiáonhậnhoa chúcmừng saukhi thamdự tọađàmtại chương trình “Trái timngười thầy”.
Ảnh: NGUYỄNQUYÊN
Bộ LĐ-TB&XH vừa có văn bản
gửi UBND TP Hà Nội đề nghị đặt
tên đường, phố trên địa bàn TP
Hà Nội mang tên ông Tô Quang
Đẩu, nguyên Thứ trưởng Bộ LĐ-
TB&XH.
Theo đó, Bộ LĐ-TB&XH cho
biết gia đình ông Tô Quang Đẩu
mong muốn có một tên đường, phố
mới ở Hà Nội mang tên ông. Vì vậy,
Bộ LĐ-TB&XH đề nghị UBND TP
Hà Nội xem xét, đưa tên ông Tô
Quang Đẩu vào danh mục đặt tên
cho các tên đường, phố của thủ đô.
Liên quan đến vấn đề này, UBND TP Hà Nội cho biết
đã giao Sở VH&TT TP Hà Nội tổng hợp, nghiên cứu, đề
xuất theo quy định.
Theo bản đề xuất của Bộ LĐ-TB&XH, ông Tô Quang
Đẩu (sinh năm 1906) tức Tô Điển, là nhà hoạt động cách
mạng. Từ tháng 9-1939 đến tháng 3-1945, Chiến tranh thế
giới thứ hai bùng nổ, ông bị mật thám bắt và đưa xuống
Hải Phòng, TAND TP Hải Phòng xử sáu tháng tù về tội
tuyên truyền sách báo cách mạng.
Hết hạn tù, đang chờ thành ủy phân công công tác ông lại
bị bắt và bị kết án tù năm năm, đày đi nhà tù Sơn La. Trải
qua các nhà tù ở Hà Nội, Hải Phòng, Hòa Bình và Sơn La,
ông vẫn giữ vững khí tiết của người chiến sĩ cách mạng.
Hết hạn tù Sơn La, vừa trở về Hà Nội hoạt động, ông lại
bị bắt vào nhà tù Hỏa Lò. Sau ngày Nhật đảo chính Pháp
(ngày 9-3-1945), ở Hỏa Lò ra ông là cán bộ Xứ ủy An
toàn khu ở làng Vạn Phúc, thị xã Hà Đông. Sau đó ông
làm chánh văn phòng xứ ủy.
Ông cũng nguyên là chủ tịch Ủy ban Hành chính tỉnh
Kiến An, chủ tịch Ủy ban Hành chính tỉnh Quảng Yên,
phó chủ tịch Ủy ban Kháng chiến hành chính liên khu
10, thứ trưởng kiêm bí thư Đảng đoàn Bộ Nội vụ (nay là
Bộ LĐ-TB&XH) từ năm 1957 đến 1975. Năm 1959, ông
kiêm chức hiệu trưởng Trường Hành chính Trung ương.
Ông mất ngày 25-11-1990 tại Hà Nội, hưởng thọ 84 tuổi.
Với những công lao đóng góp cho cách mạng, ông được
Nhà nước tặng huân chương Độc lập hạng Nhất, huân
chương Kháng chiến hạng Nhất và huân chương Chống
Mỹ hạng Nhất, huy hiệu 50 năm tuổi Đảng. Năm 1991,
ông được truy tặng huân chương Hồ Chí Minh.
VIẾT LONG
Đề xuấtHàNội có thêmtênđườngTôQuangĐẩu
Ông TôQuangĐẩu,
nguyên Thứ trưởng
Bộ LĐ-TB&XH.
Ảnh: Internet
1...,7,8,9,10,11,12,13,14,15,16 18,19,20
Powered by FlippingBook