263-2019 - page 9

9
Diện mạo mới của “con
đường đau khổ” Cao Lỗ
Sau gần hai năm thi công, dự án nâng cấp đường Cao Lỗ đã bước vào
giai đoạn nước rút.
ĐÀOTRANG
N
gày 13-11, đoàn kiểm tra
liên ngành tiến hành kiểm
tra dự án đường Cao Lỗ
(quận 8, TP.HCM). Thanh tra
giao thông đánh giá dự án đã
gần hoàn thiện, đáp ứng tình
hình giao thông hiện nay.
Công trình chồng
công trình
Nhiều năm nay dự án nâng
cấp, mở rộng đường Cao Lỗ
vẫn chưa thể hoàn thiện vì dự
án chồng dự án, gây bức xúc
cho người dân. Cũng trong
khoảng thời gian đó, người
dân phải sống chung với khói
bụi, sình lầy và tình trạng kẹt
xe nghiêm trọng tại tuyến
đường này.
Theo ghi nhận của PV, ngày
13-11, đường Cao Lỗ đã thông
thoáng, trên đường không có lô
cốt.Tuynhiên, dohai đầuđường
chưa tiến hành giải phóng mặt
bằng xong nên đường còn nhỏ
hẹp, các phương tiện còn bị ùn
ứ trong giờ cao điểm.
Ông Trương Ngọc Lâm, Phó
Giám đốc Ban quản lý dự án
(QLDA) đầu tư xây dựng khu
vực quận 8, cho biết đường Cao
Lỗ được đầu tư từ năm 1997
với bề mặt láng nhựa cho xe
chạy là 8 m, chưa có hệ thống
thoát nước. Tuyến đường này
bị xuống cấp nghiêm trọng, trời
mưa hoặc triều cường là xảy
ra tình trạng ngập. Trước thực
trạng trên, TP đã chấp thuận
triển khai dự án nâng cấp, mở
rộng đường Cao Lỗ theo lộ giới
quy hoạch là 30 m, bốn làn xe.
Phạm vi công trình từ đường
Phạm Thế Hiển đến giáp ranh
huyện Bình Chánh, chiều dài
1,2 km. Tổng mức đầu tư của
dự án này là gần 300 tỉ đồng.
Ông Lâm cho biết trong
quá trình triển khai, dự án
đã gặp nhiều phản ứng của
người dân bởi đoạn đường
này có nhiều công trình thi
công cùng lúc. Cụ thể là dự
án cải thiện môi trường nước
TP (giai đoạn hai), dự án thi
công tuyến cống bao thuộc
gói G và nhiều công trình hạ
tầng ngầm nổi làm ảnh hưởng
đến tiến độ thi công. Chính vì
vậy, nhiều người dân hiểu lầm
là công trình cứ đào lên, lấp
xuống rồi lại xới lên kéo dài
thời gian gây ảnh hưởng đến
người dân nhưng thực tế là các
công trình chồng lên nhau nên
dự án bị kéo dài.
Dự án hoàn thiện 70%
ÔngTrươngNgọc Lâmcũng
cho biết dự án này được khởi
công vào tháng 12-2017. Hiện
đã hoàn thiện một số hạng mục
như thảm bê tông nhựa nóng
lớp một được nửa đường, hệ
thống thoát nước, bó vỉa hè
bên phải tuyến đoạn từ Cầu
Mới đến cổng số 2 BV quận
8. Đồng thời thi công thảm bê
tông nhựa nóng lớp hai toàn
bộ mặt đường, hệ thống thoát
nước hai bên tuyến, hệ thống
hào kỹ thuật bên phải tuyến
(đoạn từ cổng số 2 BV quận
8 đến cuối tuyến) có chiều dài
khoảng 860 m. Hoàn thành lát
gạch vỉa hè bên phải tuyến,
đoạn từ đường số 84 Cao Lỗ
đến cuối tuyến và bên trái
tuyến đoạn trước chung cư
Tpaz, khối lượng thực hiện
đạt khoảng 70%.
“Dự án này không còn lô cốt
nằm trên đường, không còn tình
trạng kẹt xe, khói bụi khi nắng
mưa, đảm bảo giao thông trên
tuyến đường. Hiện hai đầu dự
án còn vướng mặt bằng do có
hai công trình đang chồng lấn.
Ngay khi hai dự án trên hoàn
thiện là công trình có thể bàn
giao 100%. Dự kiến năm 2021
sẽ hoàn thiện” - ông Lâm nói.
Nói về phương án bồi thường,
tái định cư cho những hộ dân
trong khu vực dự án còn bị
vướng, đại diện UBND quận
8 thông tin hiện nay Ban bồi
thường giải phóng mặt bằng
quận 8 đang xem xét quy mô,
tính chất và nhu cầu của người
dânđể đưa ra đơngiá bồi thường
hợp lý. Chậm nhất đến cuối
năm 2020 sẽ hoàn thiện công
tác giải phóng mặt bằng.
Chị Nguyễn Thị Hoài, một
người dânởđườngCaoLỗ, quận
8, chia sẻ: “Con đường này coi
như cũng hoàn thành rồi, mỗi
ngày tôi nhìn thấy cảnh công
trình đào lên lấp xuống rồi lại
xới lên mà xót ruột. Trước đây
người dân chúng tôi luôn phải
chịu cảnh khói bụi, sình lầy,
nhất là khi trời mưa”.•
Đường Cao Lỗ đã sắp hoàn thiện, không còn cảnh ổ gà,
ổ voi như trước. Ảnh: ĐÀOTRANG
Nhiều người dân quận 8 trước đó phải khổ sở vì đường Cao Lỗ.
Ảnh: THYNHUNG
Chủ đầu tư kêu khó!
Chủ đầu tư, Ban QLDA cho biết dự án còn vướng mặt bằng,
mặt đường thi công chật hẹp, mật độ các phương tiện giao
thông trên đường Cao Lỗ rất lớn nên công trình thi công gặp
nhiều khó khăn. Ngoài ra, dự án còn vướng nhiều công trình
hạ tầng kỹ thuật ngầm và nổi làm ảnh hưởng đến tiến độ thi
công. Đơn vị thi công phải đảm bảo an toàn giao thông, bảo
vệ hoặc phải di dời hệ thống tiện ích trong quá trình thi công
làm kéo dài thời gian thi công. Đồng thời, tại dự án này cũng
đang tiến hành thi công tuyến cống bao thuộc gói thầu G và
tuyến cống truyền nước thải thuộc gói I. Trước tình hình trên,
Ban QLDA kiến nghị các đơn vị liên quan sớm bàn giao để dự
án được bàn giao đúng tiến độ.
Dự án nâng cấp, mở
rộng đường Cao Lỗ
theo lộ giới quy hoạch
là 30 m, bốn làn xe.
Có chiều dài 1,2 km.
Tổng mức đầu tư của
dự án này là gần 300
tỉ đồng.
Đại biểuQuốchội
đặtnghi vấn
“cóvấnđề”vụgiá
nướcSôngĐuống
“Mức giá nước sạch của Nhà máy nước
Sông Đuống bán cho người dân thủ đô Hà Nội
tạm tính là 10.246 đồng/m
3
, trong đó có 2.003
đồng trả lãi vay của nhà đầu tư. Cách lý giải
này rất khó chấp nhận” - đại biểu (ĐB) Đỗ
Văn Sinh, Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh
tế của Quốc hội, nói.
ĐB Đỗ Văn Sinh đặt nghi vấn đầu vào “có
vấn đề”. Cung ứng nước sạch là một loại dịch
vụ công thì khi chọn lựa phải yêu cầu sản
phẩm đầu ra phải là chất lượng, đảm bảo môi
trường, giá thành hợp lý, rẻ nhất càng tốt và
không được thất thoát. Còn nhà đầu tư muốn
đầu tư bao nhiêu, theo cách thức nào là việc
của họ.
Về vấn đề nước sông Đuống tăng giá lúc xảy
ra vụ đổ dầu vào nước sông Đà ông Sinh cho là
không hợp lý. Ông nhấn mạnh: “Người dân chỉ
biết rằng một m
3
nước sạch đạt tiêu chuẩn thì
hết bao tiền và giá đó không thể cao hơn một
mặt bằng chung. Nếu tăng thì anh phải có lý giải
thuyết phục”.
Theo ĐB Sinh, quan trọng nhất là đấu thầu đấu
giá cuối cùng sản phẩm đầu ra một cách công
bằng nhất, minh bạch nhất. “Hiện nay giá mặt
bằng chung nước sạch tại Hà Nội chỉ khoảng
7.000 đồng/m
3
. Bất ngờ anh lại đưa ra mức giá
đắt hơn 2.000 đồng thì phải có lý do chính đáng
chứ không phải lý giải theo kiểu nó phải như
thế”- ông Sinh nhận định.
Ông Sinh cho rằng các dịch vụ công nếu cho
tư nhân vào thì phải có giá cả hợp lý và chọn
được nhà đầu tư tốt nhất, nhà nước không cần
phải chỉ định phải thế này hay thế kia. “Hiện nay
chúng ta mong muốn tất cả lĩnh vực đều phải
minh bạch, phải có sự đồng tình và giám sát của
người dân. Vì người dân phải trả tiền cho dịch
vụ nên họ phải được cung cấp thông tin, đặc
biệt là các danh mục đầu tư công hoặc các dịch
vụ công mà Nhà nước xã hội hóa thì phải minh
bạch. Nếu giá nước sạch không minh bạch sẽ dễ
xảy ra tình trạng như BOT giao thông thời gian
qua”- ông Sinh nói.
Ông Sinh cũng cho rằng để làm rõ việc có thiên
vị hay cạnh tranh không lành mạnh hay không tốt
nhất là mời các cơ quan thanh tra, kiểm tra hoặc
kiểm toán, thậm chí thông tin cho người dân tạo
sự đồng thuận.
Đồng tình, ĐB Nguyễn Anh Trí (Hà Nội)
cũng cho rằng cần tính toán lại chuyện tăng
giá nước nhưng không phải ở thời điểm nhạy
cảm này.
Về chiếc xe chở dầu đi lòng vòng rồi đổ dầu
vào nguồn nước sông Đà, ĐB Trí cho rằng:
“Việc tìm chỗ để mà đổ dầu vào nguồn nước
sông Đà rất đáng nghi vấn, chứng tỏ người
mang dầu đi đổ phải có tính toán. Không loại
trừ khả năng để hạ bệ nhau, công an cần phải
làm rõ được việc này”.
NHÓM PHÓNG VIÊN
ĐBĐỗ Văn Sinh nói nước sạch tại HàNội mà giá
trên 10.000 đồng/m
3
là khó chấp nhận.
Tiêu điểm
Theo Ban QLDA, chủ đầu tư
dự án nâng cấp đường Cao Lỗ,
sau khi công trình hoàn thành
sẽ đáp ứng nhu cầu giao thông
ngày càng tăng theo sự phát
triển của khu vực. Tăng cường
năng lực kết nối giao thông
của tuyến đường Cao Lỗ, hoàn
chỉnh hạ tầng giao thông theo
quyhoạchđượcduyệt, gópphần
chỉnh trang đô thị và phát triển
kinh tế - xã hội khu vực.
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16,17,18,19,...20
Powered by FlippingBook