263-2019 - page 16

12
TRẦNNGỌC
B
ệnh viện Bình Dân và
BV quận 1 (TP.HCM)
vừa đưa vào sử dụng
hai công trình tiện ích phục
vụ khiến bệnh nhân và người
nhà vui cái bụng.
Bớtmỏi chânđứng chờ
xét nghiệm
Gà chưa gáy canh tư, ông
Thành (42 tuổi, ở tỉnh Long
An) lật đật đón xe lên BV
Bình Dân khám bệnh. Bước
vô cổng BV, ông thở dài vì
thấy bệnh nhân ra vô nườm
nượp. “Đông quá, không biết
khám khi nào mới xong đây.
Chỉ sợ trễ quá về tới nhà trời
tối thui” - ôngThành than thở.
Chờ một lát cũng tới lượt
ông Thành vô phòng khám.
Sau khi hỏi han nhiều câu, bác
sĩ (BS) chẩn đoán ông Thành
bị sỏi thận và niệu quản nên
cho xét nghiệmmáu và nước
tiểu, kể cả chụp X-quang lẫn
siêu âm.
Đưa ông Thành phiếu chỉ
định xét nghiệm huyết học,
BS Phạm Văn Viễn (Khoa
khám bệnh) chỉ vào những
dòng chữ dưới góc trái rồi
giải thích: “Hiện có 10 người
chờ chụp X-quang, thời gian
đợi khoảng 30 phút; 15 người
chờ xét nghiệm, thời gian đợi
khoảng 1 tiếng; 30 người chờ
siêu âm, thời gian đợi gần
1 tiếng rưỡi. Anh nên chụp
X-quang trước, kế đến xét
nghiệm rồi siêu âm để bớt
thời gian đứng đợi”.
NghelờiBS,ôngThànhđóng
tiền tất cả khoản xét nghiệm
rồi tới phòng chụp X-quang.
Quả thật ông Thành chỉ chờ
15 phút là tới lượt. Tiếp theo,
ông Thành không mất quá
nhiều thời gian để xét nghiệm
và siêu âm. “Nếu không được
BS hướng dẫn, có khi tôi siêu
âm trước, chụp X-quang sau
Bà Hương kể: “Tôi bị tiểu
đường khá lâu, điều trị tại BV
quận 1 cũng tầm hai năm và
cứ cách tháng phải tái khám.
Trong lúc ngồi đợi gọi tên vào
khám, tôi nghe nhiều giọng
đọc khác nhau, Nam, Trung,
Bắc đủ cả. Chưa hết, lúc thì
giọng của nam, khi thì giọng
của nữ. Do giọng mỗi người
mỗi khác nên nghe chẳng
xuôi tai”.
“Tôi cũng lớn tuổi rồi, lại
mang bệnh nên đôi khi lãng
tai. Do vậy, có lần tôi không
nghe rõ tên gọi do giọng đọc
khó nghe nên bỏ qua lượt
khám. Chờ lâu sốt ruột, tôi
hỏi cô điều dưỡng thì được
biết tôi đã được gọi tên hai
lần” - bà Hương kể tiếp.
Tương tự, ông Hoàng (50
tuổi, ở quận 3) cũng ưng cái
bụng mỗi lần nghe giọng gọi
tên. “Trước đây nhiều người
gọi tên bệnh nhân bằng loa
với giọng đọc và âm hưởng
khác nhau nên nghe chói tai,
lại không thân thiện. Đã vậy
có người đọc không tròn chữ,
tròn số nên khó nghe khiến
bệnh nhân bỏ qua lượt khám.
Chưa hết, có người còn bỏ
hai chữ “bệnh nhân” mà chỉ
đọc gọn lỏn: “Xin mời số 46
vào phòng số 2”. Bệnh nhân
chứ đâu phải con số mà đọc
vậy” - ông Hoàng nói.
“Giờ thì khác nhiều rồi,
giọng gọi tên nghe êm tai và
thân thiện lắm” - ông Hoàng
nói thêm.
BS Lê Thanh Vân, Phó
Giám đốc BV quận 1, cho
biết trước đây BV sử dụng
loa và nhân viên y tế gọi tên
bệnh nhân bằng nhiều giọng
trong tâm trạng vui buồn khác
nhau nên gây sự khó chịu cho
không ít người.
Theo BS Vân, để làm hài
lòng bệnh nhân, BV đã xây
dựng phầnmềmcó tên “Thân
thiện hóa giọng đọc của
máy khi gọi tên người
bệnh”. Những người viết
phần mềm đã chọn một
chị có giọng đọc chuẩn,
dễ nghe và ghi âm nhiều
câu định dạng sẵn như “xin
mời bệnh nhân”, “số”, “tới
phòng số”… 
“Những câu trên chuyển
thành
hàm lệnh rồi đưa vô
thư viện giọng nói. Tên bệnh
nhân, số thứ tự, khám phòng
nào sẽ được nhân viên y tế
đánh dấu rồi cũng đưa vô thư
viện giọng nói. Lập tức các
câu sẽ được ráp lại và phát ra
bằng chính giọng của chị đã
được thu âm trước đó” - BS
Vân cho biết thêm.•
Bệnh nhân hết phải nghe
giọng the thé gọi tên
Do biết được khu vực chụp X-quang ít người nên bệnh nhân chủ động đến thực hiện
mà không phải chờ lâu. Ảnh: TRẦNNGỌC
nên phải mất nhiều thời gian
đợi chờ” - ông Thành chia sẻ.
Tương tự, chẩn đoán bàMai
(40 tuổi, ở tỉnhAn Giang) bị
sỏi thận nên BS chỉ định siêu
âmvà chụpX-quang. BSViễn
cũng giải thích hiện có 15
người chờ siêu âm, thời gian
kéo dài khoảng 45 phút và 25
người chờ chụpX-quang, thời
gian chờ hơn 1 tiếng. Từ gợi
ý của BS Viễn, bà Mai siêu
âm trước, chụp X-quang sau
nên không phải đứng mỏi
chân chờ lâu.
TS-BS Trần Vĩnh Hưng,
Giám đốc BVBình Dân, cho
biết trước đây sau khi có chỉ
địnhxét nghiệm, siêu âm, chụp
X-quang… thì bệnh nhân tự
đi. Do không biết bao nhiêu
người đang chờ để được xét
nghiệm,siêuâm,chụpX-quang
ở các điểm nói trên nên bệnh
nhân đã đến khu vực nhằm
lúc đông người và buộc phải
chờ lâu, tốn nhiều thời gian.
“Sau khi nghiên cứu, BVđã
cho ra phần mềm “Hệ thống
Những người viết
phần mềm đã
chọn một chị có
giọng đọc chuẩn,
dễ nghe và ghi âm
nhiều câu định
dạng sẵn.
thông minh điều phối người
bệnh ngoại trú”. Phần mềm
này liên tục cập nhật lượt
bệnh nhân chờ xét nghiệm,
siêu âm, chụpX-quang…theo
thời gian thực tại và được in
rõ trong phiếu chỉ định thực
hiện xét nghiệm, siêu âm,
chụp X-quang... Căn cứ vào
thông tin này, bệnh nhân biết
được khu vực có số người chờ
thấp nhất để chủ động thực
hiện xét nghiệm hoặc siêu
âm trước nên không phải chờ
lâu” - TS-BS Hưng đúc kết.
Nghe giọng gọi tên
“lọt lỗ tai”
Gần đây, bước vào Khoa
khám bệnh BV quận 1, mọi
người sẽ nghe giọng gọi tên
thật êm tai: “Xin mời bệnh
nhân TMH số 68 tới phòng
số 5”.
Ngồi chờ tới lượt khám,
bà Hương (56 tuổi, ở quận 1)
nói: “Giọng ai gọi tên nghe dễ
thương ghê. Chẳng bù trước
đây giọng cứ the thé”.
Đời sống xã hội -
ThứNăm14-11-2019
Nhiều bệnh
viện TP.HCM
đã cho ra
nhiều công
trình y tế
nhằmmang
lại sự hài lòng
cho bệnh
nhân.
Tiêu điểm
Hai công trình
“Y tế thông minh”
được bình chọn
Theo Sở Y tế TP.HCM, phần
mềm “Hệ thống thông minh
điềuphốingườibệnhngoạitrú”
của BVBìnhDân và“Thân thiện
hóa giọng đọc củamáy khi gọi
tên người bệnh” là 2/37 công
trình được chọn vào vòng hai
trongđợtbìnhchọngiảithưởng
“Y tế thông minh” của ngành
y tế TP.HCM năm 2019 vì góp
phần làm hài lòng bệnh nhân.
Phát hiện đàn chim cổ rắn quý hiếm
tại Đồng Nai
Một đàn chim cổ rắn khoảng 500 cá thể vừa được
phát hiện tại khu du lịch Bửu Long, TP Biên Hòa, Đồng
Nai. Đây là loài động vật quý hiếm thuộc nhóm 1B.
Theo Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đồng Nai, sau khi nhận
được thông tin về một loài chim lạ về sinh sống tại khu du
lịch Bửu Long, cơ quan kiểm lâm đã tìm cách tiếp cận đàn
chim trên và xác định đây là loài chim cổ rắn.
Đây được cho là lần đầu tiên ghi nhận chim cổ rắn
xuất hiện ở Đồng Nai. Hiện Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đồng
Nai đang tiến hành theo dõi biến động của đàn chim,
đồng thời đề xuất biện pháp bảo tồn loài động vật quý
hiếm này.
Chim cổ rắn thuộc họ Anhingidae, bộ chim điên điển.
Chim có đặc điểm cổ dài, ngủ đứng rụt cổ, chân có màng
với khả năng bơi lặn giỏi; khi bơi phần thân chìm dưới
nước, phần cổ dài nổi lên giống loài rắn.
Hiện nay chim cổ rắn còn tồn tại tổng cộng bốn loài
trong một chi duy nhất, một trong đó hiện đang ở tình
trạng gần bị đe dọa tuyệt chủng. Chim cổ rắn sinh sống ở
khu vực vòng quanh xích đạo, trong vùng nhiệt đới và cận
nhiệt đới.
Những năm qua loài chim này bị săn bắt nhiều nên số
lượng suy giảm mạnh. Chim cổ rắn được xếp vào nhóm
1B, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm.
TX
Bộ Y tế khai trương cổng dịch vụ công
trực tuyến
Sáng 13-11, Bộ Y tế chính thức khai trương cổng dịch
vụ công trực tuyến Bộ Y tế. 
Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị
Kim Tiến cho biết: “Cổng dịch vụ công Bộ Y tế đi vào
hoạt động sẽ cho phép người dân dễ dàng tiến hành nộp
hồ sơ trực tuyến, tự tra cứu và biết được tình trạng giải
quyết thủ tục hành chính của mình mà không phải đến
tận cơ quan giải quyết thủ tục hành chính. 
Đồng thời người dân có thể giám sát chất lượng các
dịch vụ công một cách công khai, minh bạch, thông qua
phản hồi, đánh giá quá trình giải quyết thủ tục hành chính
của mình”.
Thực tế Bộ Y tế bắt đầu thực hiện cung cấp những dịch
vụ công mức độ bốn đầu tiên về cấp giấy tiếp nhận bản
công bố hợp quy và giấy xác nhận công bố phù hợp quy
định an toàn thực phẩm; cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ
điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm.
Sau năm năm triển khai, đến nay Bộ Y tế đã xây dựng
và đưa vào vận hành trên 60 dịch vụ công trực tuyến mức
độ ba, mức độ bốn ở nhiều lĩnh vực với gần 400 hồ sơ
được tiếp nhận/ngày.
A.HIỀN
1...,6,7,8,9,10,11,12,13,14,15 17,18,19,20
Powered by FlippingBook