263-2019 - page 15

11
Kinh tế -
ThứNăm14-11-2019
Thương hiệu sụp đổ vì gian dối
về nguồn gốc, xuất xứ
ANHIỀN
T
rước vấn nạn hàng giả,
hàng nhái, hàng lưu thông
không có nguồn gốc,
xuất xứ, sản phẩm chứa chất
cấm, độc hại ảnh hưởng tiêu
cực đến sức khỏe người tiêu
dùng, việc truy xuất nguồn
gốc (TXNG) được xem như
giải pháp để giải quyết vấn
nạn trên. Đặc biệt, đối với
xuất khẩu, việc TXNG giúp
các doanh nghiệp (DN) hướng
đến chinh phục thị trường
quốc tế.
Tuy nhiên, hiện nay việc
TXNG còn nhiều bất cập,
chồng chéo. Đó là đánh giá
của nhiều đại biểu tại tọa đàm
“Giải pháp quản lý TXNG
hàng hóa tại Việt Nam” tổ
chức ngày 13-11 ở Hà Nội.
Vàng thau lẫn lộn
vì lập lờ xuất xứ
Ông Lê Đại Dương, Giám
đốc Công tyTNHHViệt Nam
Trade, chỉ ra một thực tế về
vấn đề tem TXNG. Đó là đa
số người dân gần như không
hiểu TXNG thế nào là đúng
nhất. “Tôi thấy có khoảng
95% sản phẩm đang được
bày bán ở các siêu thị cũng
như các cửa hàng được gắn
mã QR code và được quảng
bá đó là TXNG nhưng thực tế
đó chỉ là truy xuất thông tin.
Việc hiểu sai như thế này dẫn
đến nhiều đơn vị lợi dụng để
in một mã QR code rồi dán
lên sản phẩm và quảng bá đó
là TXNG khiến cho việc thực
hiện chủ trương này đang gặp
vấn đề, không biết đâu là thật,
đâu là giả”.
Từphântíchtrên,ôngDương
cho rằng thời gian tới cơ quan
nhà nước cần phải xác định
rõ thế nào là TXNG thật, các
yếu tố nào cần để thực hiện
chuẩn, quy trình kiểm tra,
giám sát lại việc thực hiện.
Đồng thời Chính phủ cần có
quy định nhanh chóng, cụ thể,
rõ ràng về TXNG; đánh giá
lại xem đơn vị nào đang xây
dựng phù hợp với quy định
và có đủ năng lực xây dựng
các giải pháp TXNG.
Đồng ý kiến, bà Nguyễn
Thị Mai Hương, Vụ trưởng
Vụ Đánh giá hợp chuẩn hợp
quy (Tổng cục Tiêu chuẩn
Đo lường Chất lượng Bộ
KH&CN), thừa nhận thực
tế hoạt động TXNG ở Việt
Nam còn mang tính khép kín,
chưa thống nhất và loạn tem
TXNG hoặc có tem TXNG
nhưng trong temchỉ có những
thông tin rất giản đơn…
Theo bà Hương, nguyên
nhân của tình trạng này là
do tem truy xuất chưa thống
nhất về nội dung, hình thức;
việc truy xuất mới chỉ là mã
nội bộ, chỉ có khả năng truy
xuất trong hệ thống đơn vị
đó, chưa có tính mở để kết
nối với hệ thống TXNG bên
ngoài. “Hoạt độngTXNGchưa
đúng, chưa có quy định về
trách nhiệm của các bên liên
quan” - bà Hương nhận xét.
Là một trong các công ty
lớn chuyên xuất khẩu nông sản
sang thị trường Trung Quốc,
bà Nguyễn Thị Thành Thực,
Chủ tịch Công ty Xuất nhập
khẩu BAGICO, nói rất nhiều
nước cũngnhưngười tiêudùng
đều đòi hỏi các DNViệt Nam
phải làm thật và minh bạch về
TXNG.Bởi vì côngnghệ thông
tinngàycàngphát triểnvàđang
có rất nhiều công cụ miễn phí
để người dân có thể giám sát
được hàng có thật hay không.
“Anh có thể đổ tiền vào
làm, có thể che mắt người ta
một hai ngày nhưng không
thể gian dối mãi. Nếu một
ngày chỉ cần một thông tin
người tiêu dùng phát hiện
ra rằng anh làm không thật
thì thương hiệu của anh sẽ
hoàn toàn sụp đổ. Việt Nam
cũng đã có những trường hợp
sụp đổ như vậy rồi. Cho nên
đứng ở góc độ DN, tôi nghĩ
rằng chúng ta có thể chậm
một chút, tốn kém chi phí
ban đầu một chút nhưng về
nguyên tắc phải làm thật. Để
làm thật chúng ta phải tuân
Phải truy xuất nguồn gốc
hàng ngoại nhập
Tọa đàm“Giải pháp quản lý TXNG hàng hóa tại Việt Nam”
dobáo
Chất LượngViệtNam
tổ chức dưới sự chỉ đạo củaTổng
cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng. Phát biểu tại đây, Chủ
tịchCông tyXuất nhậpkhẩuBAGICONguyễnThịThànhThực
nhấn mạnh Việt Nam phải đáp ứng quy định của thị trường
xuất khẩunhưngngược lại cũngphải chúýquyđịnhvềTXNG
của những sản phẩm nông sản nhập khẩu vào Việt Nam.
“Điều này cho thấy ta cũng bình đẳng như đối tác, họ có
yêu cầu quy định đối với sản phẩm của ta thì ta cũng phải
có quy định tương đương quản lý sản phẩmnhập từ họ”- bà
Thành Thực nhấn mạnh.
Việc áp dụng TXNG
chưa được thực hiện
thống nhất, bài bản
và có hệ thống. Điều
này gây hoài nghi
về tính chất và hiệu
quả của chương
trình này.
Gạo Việt Nam vừa giành giải gạo ngon nhất thế giới
sau khi vượt qua các loại gạo của Thái Lan, Campuchia
tại cuộc thi gạo ngon thế giới (World’s Best Rice), do The
Rice Trader tổ chức tại Philippines.
Ngày 13-11, trao đổi với
Pháp Luật TP.HCM
, ông
Nguyễn Trung Kiên, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký
Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), cho biết: Trong
khuôn khổ Hội nghị thương mại gạo thế giới lần thứ 11
từ ngày 10-11 đến 13-11-2019 tại Philippines, gạo thơm
ST24 đại diện cho gạo Việt Nam dự thi đã lần đầu tiên
nhận giải thưởng cao nhất của cuộc thi sau 10 năm qua.
Trước đó, trong 10 lần tổ chức cuộc thi gạo ngon nhất
thế giới, ngôi vị cao nhất phần lớn thuộc về gạo Thái
Lan, Campuchia. Ngoài ra gạo Mỹ, Myanmar cũng từng
đoạt giải nhất.
Theo ông Kiên, loại gạo Việt Nam giành giải ngon nhất
thế giới là từ giống lúa ST24 do nhóm kỹ sư Hồ Quang
Cua, kỹ sư Nguyễn Thị Thu Hương và TS Trần Tấn
Phương lai tạo. Để hạt gạo Việt giành giải nhất, phải qua
nhiều vòng chấm điểm, từ đánh giá cảm quan ngoại hình,
mùi, vị hạt gạo, chất lượng, dư lượng... Sau đó, các đầu
bếp quốc tế, chuyên gia trong ngành lúa gạo thế giới sẽ
chấm điểm cho hạt gạo sau khi nấu cơm, cơm ngon, thơm,
dẻo theo các thang điểm tiêu chuẩn.
Thông tin thêm, đại diện VFA cho biết ST24 là giống
lúa cứng và cao cây, lá xanh bền, lâu tàn nên nuôi hạt
tốt, thân cứng nếu bón phân cân đối không đổ ngã.
Giống lúa ST24 không nhiễm bệnh sọc trong, đạo ôn lá
và khoan cổ bông... Trong điều kiện thời tiết tốt, năng
suất ST24 có thể đạt 8,5 tấn/ha.
Hiện nay gạo ST24 đang tạo sức hút mạnh tại thị trường
trong nước với giá bán 30.000-35.000 đồng/kg.
QUANG HUY
thủ pháp luật, kể cả đó là quy
định của nước sản xuất hay
nước nhập khẩu” - bà Thành
Thực nhấn mạnh.
Đừng tự loại mình
ra khỏi cuộc chơi
Ông Lê Thanh Hòa, Phó
Cục trưởng Cục Chế biến
và phát triển thị trường nông
sản, nêu thực trạng nhiều DN
Việt Nam xuất khẩu các mặt
hàng nông sản sang thị trường
Trung Quốc với xuất xứ Việt
Nam, tuy nhiên thực tế các
sản phẩm đó lại được…nhập
khẩu từ nước khác. Việc giả
mạo về nguồn gốc, xuất xứ
như vậy sẽ ảnh hưởng xấu
đến nền sản xuất trong nước.
Từ đó đòi hỏi cần phải thực
hiện mạnh mẽ việc TXNG.
“TXNG hiện tại đang làm
khá tốt đối với các sản phẩm
thủy sản xuất khẩu vào EU.
Đối với các thị trường lớn
như Mỹ, Nhật Bản…, việc
TXNG là bắt buộc. Nếu chúng
ta không đáp ứng được thì
việc mở rộng và phát triển
thị trường mới rất khó khăn”
- ông Hòa nhấn mạnh.
Tuy nhiên, Chủ tịch Công
ty Xuất nhập khẩu BAGICO
NguyễnThị ThànhThực nhận
xét các DN sản xuất truyền
thống ở trong nước khi nhận
được thông tin các nước yêu
cầu TXNG đối với hàng hóa
nhập khẩu đều rất ngỡ ngàng.
Trong khi đây là xu hướng
của thế giới, tạo ra nhiều giá
trị cho DN.
“Việc sử dụng công nghệ
trong TXNG để thúc đẩy
thương mại là xu hướng bắt
buộc và buộc phải thay đổi
ngay chứ không thể từ từ vì
chúng ta vốn đã chậm hơn
nhiều so với thế giới. Nếu
không thay đổi, không bắt
kịp xu thế, chúng ta sẽ tự loại
mình ra khỏi cuộc chơi” - bà
Thực nhấn mạnh.
Lấy dẫn chứng về thị
trường Trung Quốc, bà Thực
cho biết mặc dù Trung Quốc
đã thông báo về quy định áp
dụng với chín loại nông sản
trái cây của Việt Nam nhưng
hiện Trung Quốc chưa làm
chặt chẽ, chưa áp dụng đúng
theo quy định. Bởi vì căn cứ
trên dữ liệu của Trung Quốc
thì Việt Nam có khoảng 1
triệu ha trái cây song mới
cấp mã vùng trồng chưa
được 1%. Ngay như trong
chín loại trái cây được xuất
chính ngạch, Trung Quốc
mới chỉ yêu cầu TXNG với
dưa hấu và làm chưa đến nơi
đến chốn.
“Việc Trung Quốc làm theo
kiểu mắt nhắm mắt mở như
vậy sẽ tạo ra một tình huống
cực kỳ nguy hiểm cho người
Việt Nam, gây ra tâm lý chủ
quan rằng người ta có đòi
hỏi gì đâu, hàng vẫn xuất ầm
ầm, ngày nào cũng vài trăm
container. Chẳng may một
ngày đẹp trời khi hàng Việt
đến cửa khẩu, Trung Quốc
kiểm tra việc thực hiện và
thấy không đúng quy định,
lúc đó sẽ ùn ứ hàng trăm,
hàng ngàn container. Lúc bấy
giờ mới lại kêu cứu, giải cứu
nông sản. Do vậy, ngay từ
bây giờ Chính phủ cần phải
kiểm tra các bộ, ngành, các
địa phương xemđã thông báo,
hướng dẫn người dân thực
hiện quy định về TXNG của
nước nhập khẩu đến đâu chứ
không phải chỉ đi đàm phán
để giải cứu nông sản” - bà
Thực nhấn mạnh.•
Hiện nay đa số người dân gần như không hiểu truy xuất nguồn gốc thế nào là đúng, dẫn đến hàng hóa
thật giả, vàng thau lẫn lộn.
Không chỉ đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong nước, việc TXNG còn giúp sản phẩmnông sản
có được tấm“giấy thông hành” xuất khẩu ra thế giới. Ảnh: TÚUYÊN
Điểm đặc biệt của gạo Việt đoạt giải ngon nhất thế giới
1...,5,6,7,8,9,10,11,12,13,14 16,17,18,19,20
Powered by FlippingBook