263-2019 - page 14

10
Bất động sản -
ThứNăm14-11-2019
TTBP ngụ phường 13, quận
Tân Bình, TP.HCM gửi đơn
tố cáo ông Nguyễn Hữu Kha
(29 tuổi) ngụ Sông Lũy, Bắc
Bình, Bình Thuận có hành vi
lừa dối trong hợp đồng đặt
cọc, bán đất. Theo đơn tố
cáo, bà P. cho rằng ông Kha
đã nhận tiền đặt cọc mua đất
củamình. Lợi dụng lòng tin bà
nhờ đứng tên trên hợp đồng
chuyển nhượng quyền sử
dụng đất, ông đã chiếm đoạt
luôn số tiền này cùng nhiều
tỉ đồng bà P. cho ông vay.
Theo CQĐT, với tài liệu
ban đầu, xác định bà P. nhiều
lần chuyển tiền vào tài khoản
ngân hàng của ông Kha. Do
đó, để ngăn chặn thiệt hại có
thể xảy ra và phục vụ công
tác điều tra, xác minh nên
cần thiết phải phong tỏa tài
khoản của ông Kha để làm
rõ vụ việc.
Quảng cáo rộn ràng,
bán đất ảo rầm rộ
Trong một diễn biến khác,
đến thời điểm hiện tại đã có
đến chi nhánh công ty ở TP
Phan Thiết đòi lại tiền, nhiều
khách hàng tại TP.HCM còn
giăng băng rôn trên ô tô đến
đậu trước trụ sở của công ty
tại quận 9 để yêu cầu ông
Nguyễn Hữu Kha trả lại tiền
mua đất cho họ.
Theo nhiều người mua,
từ tháng 11-2018 đến nay,
Công ty Hưng Thịnh Phát
đã mở bán ít nhất 10 dự án
khu dân cư cao cấp với hình
ảnh hoành tráng và tên gọi
ấn tượng như City 1, City 2,
City 3; Hàm Liêm 1 - Hàm
Liêm 5; Phong Nẫm; Hưng
Thịnh Phát Residence Phan
Thiết; Ma Lâm Diamond
Town… Hàng trăm nền đất
đã bán và thu tiền.
Tương tự như cách thức
Công ty Địa ốc Alibaba đã
làm, công ty này cũng quảng
cáo rầm rộ bằng hình ảnh bắt
mắt, tên gọi ấn tượng; đưa ra
chiêu bài trả lãi suất cao nếu
chưa giao đất khiến khách
hàng tin tưởng đầu tư dù
chưa biết mặt mũi khu dân
cư đó ra sao.
Theo nguồn tin của chúng
tôi, cho đến thời điểm này
Công tyHưngThịnhPhát chưa
có một dự án nào được cấp
có thẩm quyền ở Bình Thuận
đồng ý phê duyệt. Thậm chí
nhưMa LâmDiamond Town
chỉ làmột dự ánma, nằmcách
trụ sở UBND huyện và trụ sở
Công an huyện Hàm Thuận
Bắc chỉ 200 m.
Công an tỉnh Bình Thuận
cho biết chưa có văn bản nào
liên quan đến chủ trương chấp
thuận đầu tư, xây dựng dự
án Ma Lâm Diamond Town
của Công ty Hưng Thịnh
Phát. Do đó việc rao bán,
phân lô đất nền của công
ty này là không đúng thực
tế và không đúng quy định
của pháp luật về kinh doanh
BĐS, nhà ở.•
hàng chục người gửi đơn tố
cáo giámđốc Công tyCPĐầu
tư và phát triển địa ốc Hưng
Thịnh Phát có trụ sở trên
đường Lê Văn Việt, phường
Tăng Nhơn Phú A, quận 9,
TP.HCM và chi nhánh tại
PhanThiết có hành vi lừa đảo.
Đây là những khách hàng
đã đặt cọc, nộp 50% giá tiền
Các dự án của công
ty này từ Phan Thiết
đến HàmThuận
Nam, HàmThuận
Bắc đều là đất nông
nghiệp chưa chuyển
mục đích sang đất ở.
mua đất, thậm chí có người
nộp đến 95% tiền mua đất tại
nhiều dự án của công ty này.
Trong đó khách hàng đặt cọc
ít nhất hơn 400 triệu đồng và
có nhiều khách đã nộp gần 5
tỉ đồng cho công ty.
Tuy nhiên, gần một năm
trôi qua mà khách vẫn không
được giao đất, công ty cũng
không trả lại tiền hay lãi suất
như đã cam kết. Nhiều người
đi tìm hiểu mới tá hỏa phát
hiện các dự án của công ty
này từ Phan Thiết đến Hàm
Thuận Nam, HàmThuận Bắc
đều là đất nông nghiệp chưa
chuyển mục đích sang đất ở.
Được biết ngoài việc kéo
PHƯƠNGNAM
L
iên quan đến việc khách
hàng kéo đến Chi nhánh
Công ty CP Đầu tư và
phát triển địa ốc Hưng Thịnh
Phát (Trương Hán Siêu, TP
Phan Thiết, Bình Thuận),
ngày 13-11, một nguồn tin
cho biết cơ quan điều tra
(CQĐT) đã vào cuộc. Các
khách hàng này đến để yêu
cầu công ty phải trả lại tiền
mua đất cho họ do quá lâu
không giao sản phẩm.
Phong tỏa tài khoản
do có đơn tố cáo
Thượng tá LêVănBửu, Phó
Thủ trưởng Cơ quan CSĐT
Công an tỉnhBìnhThuận, mới
đây đã ký văn bản gửi Ngân
hàng TMCPSài Gòn Thương
Tín. Theo đó, CQĐT đề nghị
ngân hàng này tạm thời phong
tỏa tài khoản của ông Nguyễn
Hữu Kha, giám đốc Công ty
CP Đầu tư và phát triển địa
ốc Hưng Thịnh Phát.
Theo CQĐT, trước đó bà
Công ty HưngThịnh Phát bị tố là
“Alibaba thứ hai” khi bán ra hàng
trămnền đất ảo để trục lợi tiền tỉ.
Phong tỏa tài khoản giám
đốc địa ốc Hưng Thịnh Phát
ÔngNguyễnChíThắng,ngườiđạidiệnpháp
luật của chi nhánh Công ty HưngThịnh Phát,
cho biết hiện tài khoản của giámđốc công ty
đã bị phong tỏa, thậm chí các nền đất cũng
đã bị ngăn chặn mua bán, chuyển nhượng.
Công ty cam kết khi giải tỏa tài khoản sẽ
thanh toán lại tiền mua đất cho khách hàng.
Trong một thông báo khẩn của công ty có
nội dung sẽ thanh toán từngđợt và có thư xin
lỗi. Tuy nhiên, một số khách hàng cho biết từ
tháng 3-2019 đến nay, ông Kha đã nhiều lần
hứa nhưng đều sai hẹn và cũng chưa có đợt
thanh toán nào cho họ. Do đó, tất cả khách
hàng đồng lòng làm đơn tố cáo gửi CQĐT.
SởTN&MTđề xuất chưa thực hiệnphábỏ
110nhà liênkế xây lụi
Liên quan đến dự án khu nhà ở cao tầng tại phường Phú
Mỹ, quận 7 (TP.HCM), chánh Thanh tra Sở TN&MT đã
ban hành quyết định xử phạt chủ đầu tư (CĐT) - Công
ty CP Đầu tư bất động sản Hưng Lộc Phát về hành vi vi
phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai. Tổng số tiền phạt
là 23 triệu đồng kèm biện pháp khắc phục hậu quả là buộc
khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm. 
Theo sở này, toàn bộ dự án rộng hơn 52.000
m
2
 của Công ty Hưng Lộc Phát chỉ có gần 2.300 m
2
 đất ở,
hơn 40.000 m
2
 đất trồng cây hằng năm, gần 4.600 m
2
 đất
chưa được cấp giấy chứng nhận và hơn 7.300 m
2
đất
công. CĐT chưa được cơ quan nhà nước cho phép chuyển
mục đích sử dụng đất mà đã xây dựng 110 căn nhà liên
kế (hoàn thiện phần thô) trên đất này. Sử dụng đất không
đúng mục đích là hành vi bị Luật Đất đai nghiêm cấm.
Ngày 4-10, CĐT Hưng Lộc Phát đã nộp đủ số tiền phạt. Tuy
nhiên, công ty chưa thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả,
không khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm. Thay
vào đó, công ty có đơn gửi UBND TP và Sở TN&MT kiến
nghị không áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả như trên. 
Lý do là công ty cho rằng nếu khắc phục hậu quả bằng
biện pháp đập bỏ hoàn toàn 110 căn nhà đã xây dựng
xong là chưa phù hợp, không cần thiết và gây lãng phí rất
lớn đối với nguồn lực xã hội. 
Hơn nữa công ty xây dựng đúng theo quy hoạch 1/500
được phê duyệt, đã liên hệ, báo cáo cơ quan có chức năng
để quản lý theo quy định. Hồ sơ xin chuyển mục đích sử
dụng đất của dự án nộp từ ngày 4-6-2018, đến nay là hơn
14 tháng và Sở TN&MT đã trình TP hai lần.
Từ kiến nghị của CĐT, mới đây Sở TN&MT có báo cáo
gửi TP với nội dung: CĐT đã hoàn tất thủ tục về đầu tư dự
án, đã được phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500,
Sở Xây dựng xác định thuộc trường hợp xây dựng không
phải xin phép, đủ điều kiện khởi công xây dựng theo quy
hoạch. Sở đã trình UBND TP xem xét việc giao đất, chuyển
mục đích sử dụng đất theo quy định nhưng đến nay TP vẫn
chưa có quyết định giao đất, cho thuê, chuyển mục đích
sử dụng đất. Hiện vụ việc này đang được Thanh tra TP, Sở
Xây dựng thực hiện kiểm tra và chưa có kết luận xử lý. 
Do đó, Sở TN&MT kiến nghị UBND TP tạm thời chưa
thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả theo quyết định xử
phạt nói trên.
KIM PHỤNG 
Khách hàng giăng băng rôn trên ô tô đến đậu trước trụ sở công ty tại quận 9. Ảnh: P.NAM
Lãi suất trái phiếu doanh nghiệp
bất động sản cao ngất ngưởng
Một báo cáo mới đây của Công ty Chứng khoán SSI
cho thấy tính riêng tháng 10 đã có 17.071 tỉ đồng trái
phiếu doanh nghiệp được phát hành nhưng chủ thể phát
hành nhiều không phải là các ngân hàng thương mại mà
thuộc về các công ty bất động sản (BĐS) với 9.349 tỉ
đồng trái phiếu được phát hành.
Trong đó, riêng Công ty TNHH Vinametric, chủ sở
hữu khách sạn Saigon Prince Hotel, phát hành tổng cộng
3.705 tỉ đồng, kỳ hạn hai năm, lãi suất thả nổi (kỳ đầu
10,5%/năm, các kỳ sau bằng lãi suất tham chiếu +3,65%/
năm), kỳ trả lãi sáu tháng. 
Đứng thứ hai là Công ty BĐS Sài Gòn Vina (Land
Saigon) phát hành 1.850 tỉ đồng trái phiếu kỳ hạn ba năm,
lãi suất cố định 11%/năm. 
Đáng lưu ý, tại báo cáo tài chính quý III-2019, Land
Saigon ghi nhận lỗ 14,2 tỉ đồng, hệ số nợ/tổng tài sản lên
tới 69%. Dòng tiền hoạt động kinh doanh âm nên việc
phát hành thêm lượng lớn trái phiếu là khá rủi ro.
Dẫn đầu thị trường về phát hành trái phiếu có lãi suất
cao nhất là Công ty Đầu tư thương mại Hồng Hoàng với
mức lãi 20%/năm, cao hơn cả 14% của Công ty BĐS
Phát Đạt.
PHƯƠNG MINH
1...,4,5,6,7,8,9,10,11,12,13 15,16,17,18,19,20
Powered by FlippingBook