265-2019 - page 4

4
Thời sự -
ThứBảy16-11-2019
TÁ LÂM
S
áng 15-11, Văn phòng
Chính phủ đã tổ chức
hội nghị trực tuyến
toàn quốc sơ kết một năm
triển khai Quyết định số 28
của Thủ tướng về gửi, nhận
văn bản điện tử giữa các cơ
quan trong hệ thống hành
chính nhà nước.
Đừng lấy lý do hồ sơ
mật làm rào cản
Phát biểu tại hội nghị, ông
Mai Tiến Dũng, Bộ trưởng -
Chủ nhiệmVăn phòng Chính
phủ, đánh giá việc gửi, nhận
liên thông văn bản điện tử
giữa Văn phòng Chính phủ
và các bộ, ngành, địa phương
trong thời gian qua bước đầu
đã đạt được những kết quả
nhất định. Kết quả này góp
phần làm giảm chi phí và thời
gian, nhằm hướng đến nền
quản trị hành chính hiện đại,
thông minh và không giấy tờ.
các cấp thay đổi nhận thức,
đừng lấy lý do đó để gây rào
cản cho việc cải cách.
Ông Mai Tiến Dũng đề
nghị sau hội nghị này các
bộ, ngành, địa phương phải
thực hiện gửi, nhận văn bản
cải thiện việc lưu trữ điện tử
và đặc biệt là phải thay đổi
thói quen, phương thức xử
lý văn bản trên môi trường
mạng của cán bộ, công chức.
“Nếu các cơ quan hành
chính nhà nước làm không
tốt thì chúng ta không thể
đảmbảo các dịch vụ công cho
người dân và doanh nghiệp
được” - ông Dũng nói và cho
rằng đang đi đúng hướng và
đã thay đổi nhận thức rất lớn
đối với lãnh đạo và cán bộ
thực thi ở các bộ, ngành và
địa phương. Tư duy và cách
tiếp cận cũng đã được thay
đổi theo hướng minh bạch,
công khai, phục vụ cho người
dân và doanh nghiệp.
Liên quan đến nền tảng hạ
tầng, ông Mai Tiến Dũng đề
nghị các nhà mạng, các doanh
nghiệp tư nhân giỏi giúp cho
các bộ, ngành, địa phương
xây dựng nền tảng hạ tầng
trên cơ sở xã hội hóa. Ông
Dũng cũng đề nghị chuyển từ
phương thức mua đầu tư lập
dự án sang thuê các dịch vụ
của các nhà mạng có đầy đủ
năng lực, trách nhiệm trong
vấn đề thiết kế quy trình, kỹ
thuật và an toàn hệ thống.
“Tại hội nghị lần trước có
đồng chí lãnh đạo tỉnh nói
với tôi là bây giờ mua một
cái iPad rất khó. Tôi mới nói
rằng sao không thuê một cái
iPad” - ông Dũng ví von.•
Bộ trưởng, Chủ nhiệmVăn phòng Chính phủMai TiếnDũng: “Đừng lấy lý do hồ sơmật
để nói là rào cản để chúng ta không ứng dụng điện tử”. Ảnh: VGP
Tuy nhiên, theo ông Mai
Tiến Dũng, vẫn còn một số
bộ, ngành, địa phương làm
chưa tốt như chưa thực sự
quan tâm đến triển khai ứng
dụng chữ ký số chuyên dùng
và chưa nhận thức được tầm
quan trọng của việc gửi, nhận
văn bản điện tử có tích hợp
chữ ký số. Cùng đó là tỉ lệ
sử dụng chữ ký số trong gửi,
nhận văn bản điện tử tại một
số đơn vị còn hạn chế… dẫn
đến việc triển khai gửi, nhận
văn bản điện tử có tích hợp
chữ ký số chưa đồng bộ và
thống nhất.
Đặc biệt, việc phát hành
văn bản điện tử, hồ sơ điện
tử rất ít. “Chúng ta đừng đặt
vấn đề là do cơ quan nhiều
hồ sơ mật. Ở đây chúng tôi
chỉ muốn nói đến những văn
bản, hồ sơ không mật. Đừng
lấy lý do hồ sơ mật để nói là
rào cản để chúng ta không
ứng dụng điện tử” - ông
Dũng nói và đề nghị cán bộ
bốn cấp và ký số, không thực
hiện việc gửi điện tử kèm
theo văn bản giấy. “Một năm
thử nghiệm đủ rồi, giờ phải
chấm dứt dùng văn bản giấy,
phải làm quyết liệt, hiệu quả,
đích thực, thay đổi tư duy,
cách làm” - ông Dũng nói.
Phải thay đổi
thói quen
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng
cho hay sắp tới các cơ quan
vẫn tiếp tục thực hiện nhiều
giải pháp để đạt mục tiêu
Chính phủ đề ra, bao gồm
tiếp tục hoàn thiện thể chế,
đảm bảo về giá trị pháp lý
cho các văn bản điện tử. Bên
cạnh đó, các cơ quan cũng
TP.HCM: Đa số văn bản điện tử
gửi, nhận đều sử dụng chữ ký số
Trước đó, ở đầu cầu TP.HCM, phát biểu tại hội nghị, Phó
Chủ tịch UBNDTPTrầnVĩnhTuyến cho biết thực hiệnQuyết
định số 28, TP.HCMđã chỉ đạo quyết liệt xây dựng hệ thống
điện tử thông suốt, kết nối và liên thông văn bản điện tử,
dữ liệu điện tử bốn cấp.
Theo ông Tuyến, hiện nay TP đã tiến hành cập nhật mã
định danh của các đơn vị trên nền tảng tích hợp, chia sẻ
dữ liệu TP (LGSP) và phần mềm quản lý văn bản - hồ sơ
công việc tại các đơn vị. Từ đầu năm đến nay, TP đã thực
hiện gửi, nhận trên 1 triệu văn bản điện tử. “Đa số các văn
bản điện tử được gửi, nhận đều sử dụng chữ ký số chuyên
dùng”- ôngTuyến nói và cho biết thêmvào đầu quý I-2020,
TP sẽ ứng dụng chữ ký số đối với việc gửi, nhận văn bản
điện tử trên các thiết bị di động thông minh.
“Mộtnămthửnghiệm
đủ rồi, giờ phải
chấm dứt dùng văn
bản giấy, phải làm
quyết liệt, hiệu quả,
đích thực, thay đổi
tư duy, cách làm.”
Bộ trưởng, Chủ nhiệm
Văn phòng Chính phủ
Mai Tiến Dũng
Triển khai Quyết định số 28,
từ ngày 12-3 đến nay, tất cả 95
cơ quan trung ương và các địa
phươngđã hoàn thànhhai cấp
chính quyền thông qua trục
liên thông văn bản quốc gia.
Trong đó có hơn 230.000 văn
bản điện tử gửi và hơn 627.000
văn bản điện tử nhận từ các cơ
quan thông qua trục này.
Tiêu điểm
Ngày 15-11, Sở GTVT cho biết vừa có báo cáo gửi
UBND TP.HCM về vụ xe chở thùng container va vào đáy
dầm cầu đi bộ (trên đường song hành xa lộ Hà Nội, tại
khu vực Suối Tiên, quận Thủ Đức) khiến dầm cầu này rớt
đè bẹp thùng container vào sáng 13-11 (văn bản báo cáo
do Phó Giám đốc Võ Khánh Hưng ký, đề ngày 14-11).
Độ cao tĩnh không không đạt
Theo báo cáo, qua kiểm tra nhanh hồ sơ thiết kế bản
vẽ, kiểm tra cao độ hai mố, trụ cầu đi bộ tại nhịp xảy ra
sự cố cho thấy tĩnh không thực tế từ mặt đường đến đáy
dầm không đạt 4,75 m như thiết kế đã được duyệt.
Nguồn tin của
Pháp Luật TP.HCM
cho biết tại vị trí
cầu vượt đi bộ, nơi xảy ra sự cố, có chiều cao từ 4,42 m
đến 4,58 m, thấp hơn thiết kế 0,17-0,33 m.
Về biện pháp khắc phục, Sở GTVT cho biết đã yêu cầu
chủ đầu tư phối hợp với đơn vị tư vấn thiết kế, tư vấn
giám sát, nhà thầu thi công đo đạc, kiểm tra chính xác hệ
thống mốc tọa độ, trắc dọc của đường song hành, cao độ
mố, trụ cầu đi bộ, từ đó có giải pháp xử lý để đảm bảo
tĩnh không theo đúng thiết kế đã phê duyệt.
Cũng theo báo cáo, Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng
xa lộ Hà Nội (thuộc CII), đơn vị thi công, mới hoàn
thành việc lắp đặt hai dầm cầu đi bộ số 1 lúc 1 giờ sáng
13-11. Đến 4 giờ sáng cùng ngày thì xảy ra sự cố, vụ
việc không gây thiệt hại về người nhưng làm hư hỏng
một dầm cầu và một thùng container 40 feet.
Trăm dâu đổ đầu chủ đầu tư
Trao đổi với
Pháp Luật TP.HCM
về báo cáo trên của Sở
GTVT, một chuyên gia cầu đường cho rằng báo cáo còn
chung chung, không chỉ rõ tĩnh không thông xe của cầu đi
bộ không đạt chuẩn 4,75 m là do đâu. Cụ thể, cần làm rõ:
1/ Tĩnh không không đạt là do hệ trụ, mũ, gối đỡ dầm thấp
hơn so với thiết kế; hay 2/ Đáy dầm (chiều cao của dầm)
đúc dày hơn thiết kế nên mới làm hạ độ cao tĩnh không
xuống; hay 3/ Mặt đường có bị nâng lên không vì đây
cũng là nguyên nhân làm “thấp” tĩnh không.
Ngoài ba nguyên nhân kỹ thuật trên, vị chuyên gia còn
cho rằng nguyên nhân xảy ra sự cố còn nằm ở khâu tổ
chức lao lắp, cố định dầm vào hệ đà, mũ, trụ cầu rồi mới
cho lưu thông trở lại. “Khi lao lắp dầm xong thì phải cố
định dầm trên trụ, mũ chắc chắn; kiểm tra toàn bộ chiều
ngang, độ cao tĩnh không thực tế xong thì mới được
cho phép lưu thông trở lại dưới dạ cầu, đáy dầm. Khi
giữa dầm và trụ liên kết, cố định chắc chắn thì xe, thùng
container có va quẹt vào đáy dầm hoặc trụ cầu đi bộ thì
chỉ có xe hư, thùng container lật, móp chứ không thể rớt
cả cây dầm dài hơn 33 m như ở Suối Tiên” - vị chuyên
gia nói.
Từ phân tích trên, vị chuyên gia cho rằng trách nhiệm
trong vụ này không chỉ thuộc về chủ đầu tư, đơn vị thi
công, giám sát mà còn thuộc về Sở GTVT: Cơ quan quản
lý nhà nước về dự án này và là cơ quan có quyền quyết
định về tổ chức, giám sát giao thông qua khu vực công
trường đang thi công.
Trong ngày 13 và 14,
Pháp Luật TP.HCM
nhiều lần
gọi điện thoại cho lãnh đạo Sở GTVT, các phòng thuộc
sở… nhưng đều không nhận được trả lời. Có vị lãnh đạo
khi nhắn tin trao đổi về trách nhiệm của đơn vị mình thì
nhắn trở lại: “Cái này phải hỏi chủ đầu tư và đơn vị thực
hiện dự án - (Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng kỹ thuật
TP.HCM (CII) và Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng xa
lộ Hà Nội).
Theo một lãnh đạo Thanh tra Sở GTVT, 10 ngày trước
khi thực hiện lao lắp dầm vào sáng 13-11, Sở GTVT
không có thông báo nào về tổ chức giao thông, cấm lưu
thông qua khu vực công trường theo như quy định.
TỰ SANG - LƯU ĐỨC
BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ MAI TIẾN DŨNG:
Phải chấm dứt xài văn bản giấy
Phải thay đổi thói quen, phương thức xử lý văn bản trênmôi trườngmạng của cán bộ, công chức.
SởGTVTcó tráchnhiệmtrongvụdầmcầurớt, đè container?
Sở GTVT báo cáo dầm cầu vượt đi bộ bị rớt, đè thùng container là do tĩnh không thông xe thấp hơn so với thiết kế.
1,2,3 5,6,7,8,9,10,11,12,13,14,...16
Powered by FlippingBook