265-2019 - page 7

7
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứBảy16-11-2019
NHÓMPV
C
hiều 15-11, TAND TP Nha
Trang (Khánh Hòa) tuyên
án bốn bị cáo trong đó có vợ
chồng ông Trần Vũ Hải trong vụ
án trốn thuế liên quan đến việc
chuyển nhượng nhà đất tại 78/40
Tuệ Tĩnh, TP Nha Trang.
Bà Hạnh chủ mưu,
khởi xướng
Theo đó bà Nguyễn Thị Ngọc
Hạnh (quốc tịch Việt Nam và Na
Uy) và ông Ngô Văn Lắm (ngụ
phường Ngọc Hiệp, TPNha Trang,
em cùng mẹ khác cha với bà Hạnh)
mỗi bị cáo bị phạt 18 tháng cải tạo
không giam giữ, phạt bổ sung mỗi
người 50 triệu đồng.
Ông Trần Vũ Hải và vợ là bà Ngô
Tuyết Phương (cùng ngụ Hà Nội)
mỗi người bị phạt 12 tháng cải tạo
không giam giữ, phạt bổ sung mỗi
người 20 triệu đồng. Bản án buộc
ông Lắm có trách nhiệm nộp bồi
thường 280 triệu đồng là số tiền
trốn thuế. Trong trường hợp ông
Lắm không thực hiện, ba bị cáo
còn lại phải bồi thường.
HĐXX xác định năm 2016 bà
Hạnh chuyển nhượng nhà đất trên
(do ông Lắm đứng tên hộ) cho vợ
chồng ông Hải với giá hơn 16 tỉ
đồng. Tuy nhiên, hai bên lập hợp
đồng chuyển nhượng trị giá chỉ 1,8
tỉ đồng để sử dụng kê khai trốn thuế
thu nhập cá nhân.
Trong khi đó, vợ chồng ông Hải
sử dụng bản sao của bản hợp đồng
chuyển nhượng nhà đất trị giá 12
tỉ đồng để làm hồ sơ thế chấp ngân
hàng. Tòa kết luận: Trong quá trình
giao dịch, chuyển nhượng nhà đất
tại 78/40 Tuệ Tĩnh, bốn bị cáo trên
đã có hành vi trốn thuế thu nhập cá
nhân hơn 280 triệu đồng.
Bản án sơ thẩm cũng xác định:
Trong vụ án này, bà Hạnh có vai trò
chủ mưu, khởi xướng; ông Lắm là
người thực hiện việc trốn thuế; còn
vợ chồng ông Hải là những người
giúp sức. Tòa cho rằng đây là vụ án
có đồng phạm giản đơn.
Luật sư: Đề nghị tuyên
vô tội!
Phần tranh luận, các luật sư (LS)
bào chữa cho vợ chồng ông Trần
Vũ Hải đề nghị tòa tuyên thân chủ
Tòa tuyên án vợ chồng
ông Trần Vũ Hải
HĐXX đã tuyên phạt bốn bị cáo tổng cộng 60 tháng cải tạo không giamgiữ cùng về tội trốn thuế.
Ông Trần VũHải. Ảnh: TH
mình vô tội. Theo các LS, vụ án đã
vi phạm nghiêm trọng về vấn đề
giám định. Cụ thể, CQĐT đã hai
lần trưng cầu giám định về thuế
nhưng cả hai lần giám định viên
đều bỏ sót việc xác định người
phải kê khai nộp thuế, trốn thuế.
Tại phiên tòa, giám định viên
thừa nhận việc này và xác định
người phải kê khai nộp thuế trong
giao dịch chuyển nhượng nhà đất
trên là ông Lắm. Ông Lắm là người
đứng tên hộ sở hữu bất động sản
trên cho chị cùng mẹ khác cha của
mình là bà Hạnh.
Các LS cho rằng “giám định bổ
sung” tại tòa đã trái ngược với kết
luận điều tra và lời luận tội của đại
diệnVKS cho rằng bà Hạnh là người
chủ mưu trốn thuế. Trong khi đó, bà
Hạnh khai tại thời điểm giao dịch
chuyển nhượng nhà đất bà chỉ có
duy nhất ngôi nhà này. Nếu bà Hạnh
chỉ có một ngôi nhà duy nhất, theo
quy định bà không phải nộp thuế
thu nhập cá nhân. Tuy nhiên, vấn
đề này chưa được CQĐT làm rõ và
không thể khắc phục tại phiên tòa.
Nhiều LS dẫn lại nội dung trình
bày của nguyên đơn dân sự trong
vụ án này là Chi cục Thuế TP Nha
Trang. Theo đó, trong phần thẩm
vấn, đại diện cơ quan này cho rằng
đã áp dụng giá đất do UBND tỉnh
Khánh Hòa ban hành để tính thuế
đối với giao dịch chuyển nhượng
bất động sản trên và đã thu đủ thuế.
Các LS cho rằng không có hành vi
trốn thuế và đề nghị tòa tuyên bố
vợ chồng ông Hải cũng như các bị
cáo khác không phạm tội.
Các LS cũng cho rằng quá trình
truy tố vụ án trên có nhiều vi phạm
nghiêm trọng về tố tụng. Các LS
viện dẫn kết luận nội dung của cáo
trạng: Trong quá trình giao dịch,
chuyển nhượng nhà đất 78/40 Tuệ
Tĩnh, bốn bị cáo trên đã có hành vi
trốn thuế thu nhập cá nhân hơn 280
triệu đồng.
Các LS cho rằng nội dung kết
luận như vậy là sơ sài, vi phạm
Điều 243 BLTTHS 2015 và hướng
dẫn trình bày cáo trạng theo mẫu
của VKSNDTối cao ban hành theo
Quyết định số 15 ngày 9-1-2018,
tức là không nêu rõ hành vi cụ thể
của từng bị cáo.•
Bản án buộc ông Lắm
có trách nhiệm nộp bồi
thường 280 triệu đồng
là số tiền trốn thuế, nếu
ông Lắm không thực
hiện, ba bị cáo còn lại
phải bồi thường.
Có yếu tố nước ngoài?
Tại phần tranh luận, một số LS bào chữa đề nghị tòa trả hồ sơ vụ án để
xác định lại thẩm quyền giải quyết vụ án. Theo các LS, trong vụ án này,
bị cáo Hạnh có quốc tịch Việt Nam và Na Uy. Các LS đề nghị xác định vụ
án này có yếu tố nước ngoài hay không. Nếu có yếu tố nước ngoài, việc
điều tra, truy tố, xét xử thuộc thẩmquyền cấp tỉnh. Ngược lại, nếu không
có yếu tố nước ngoài thì đối với vụ án ít nghiêm trọng, việc điều tra, truy
tố phải thuộc thẩm quyền cấp huyện.
Đề nghị truy tố cựu chủ tịch
gây thiệt hại gần 10.000 tỉ
Ngày 15-11, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã hoàn tất kết
luận điều tra, chuyển hồ sơ qua VKS đề nghị truy tố 12 bị
can trong vụ sai phạm xảy ra tại Ngân hàng TMCP Đông
Á (DongABank). Đây là giai đoạn hai của vụ án sai phạm
xảy ra tại DongABank.
Trước đó ông Bình (cựu chủ tịch Hội đồng tín dụng,
tổng giám đốc DongAbank) bị TAND Cấp cao tại
TP.HCM tuyên phạt tù chung thân về các tội cố ý làm trái
quy định của Nhà nước về kinh tế gây hậu quả nghiêm
trọng và lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản.
Còn trong vụ án này, ông Bình bị đề nghị truy tố về
các tội vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt
động khác liên quan đến ngân hàng và lạm dụng chức vụ,
quyền hạn chiếm đoạt tài sản.
Các đồng phạm với ông Bình bị đề nghị truy tố về tội vi
phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác
liên quan đến hoạt động ngân hàng.
Theo kết luận điều tra, ông Bình đã chỉ đạo các hoạt
động tín dụng, ngân quỹ, đầu tư tại DongABank, lạm
dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản, vi phạm quy
định Luật Kế toán, Luật Các tổ chức tín dụng và điều lệ
của DongABank, gây thiệt hại 9.642 tỉ đồng.
CQĐT xác định ông Bình là chủ mưu, chỉ đạo cấp dưới
cho nhóm khách hàng Hiệp Phú Gia, Đồng Tiến, M&C và
Tân Vạn Hưng vay tiền gây thiệt hại lần lượt là trên 3.326
tỉ, 393 tỉ, 3.949 tỉ và 1.010 tỉ đồng.
Ông Bình có hành vi chiếm đoạt tài sản thông qua chỉ
đạo thuộc cấp xuất quỹ sai nguyên tắc 75 tỉ đồng nhằm trả
nợ các khoản vay cá nhân và sử dụng vào mục đích riêng.
Cạnh đó, ông Bình còn chỉ đạo cấp dưới cho hai tổ chức,
năm cá nhân thuộc nhóm Công ty TNHH Hiệp Gia Phú vay
11 khoản, tổng số tiền 1.820 tỉ đồng và xuất quỹ chi 78 tỉ
đồng để sử dụng, 1.735 tỉ đồng mua năm tài sản của nhóm
TTC và 163 tỉ đồng sử dụng cho mục đích khác.
Sau đó ông chỉ đạo cấp dưới lập chứng từ thu khống
1.349 tỉ đồng trả nợ cho 30 khoản vay liên quan đến việc
mua năm tài sản của nhóm TTC, đầu tư dự án Richland
Hill… gây thiệt hại 886 tỉ đồng.
HOÀNG YẾN
Chuyển hồ sơ vụ đòi đền cánh tay
lên tòa cấp trên
Ngày 15-11, TAND huyện Bình Chánh (TP.HCM) xử
sơ thẩm lần hai vụ tranh chấp bồi thường tai nạn lao động
giữa nguyên đơn là ông Trần Xuân Trì và bị đơn là Công
ty Ninh Phát.
Tại tòa, đại diện ủy quyền của ông Trì yêu cầu bồi
thường 141 triệu đồng do tai nạn lao động và 234 triệu
đồng tiền lương vì Công ty Ninh Phát đơn
phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật.
Phía Công ty Ninh Phát không đồng ý vì
cho rằng ông Trì bị tai nạn lao động là do
tự sửa máy. Hai bên chỉ có hợp đồng khoán
việc, ông Trì không phải là nhân viên của
công ty.
Trong khi đó, luật sư của nguyên đơn
cho rằng căn cứ vào các bảng chấm công,
chấm lương, đủ cơ sở để khẳng định ông
Trì là nhân viên của công ty.
Đại diện VKS nêu quan điểm việc có hay không hợp đồng
lao động giữa hai bên để có căn cứ giải quyết bồi thường
là rất quan trọng. Ngoài ra cần sự đối chất giữa bà Ngô Thị
Thức (nhân viên, con dâu giám đốc công ty) và ông Trì.
Tuy nhiên, bà Thức hiện đang học tập và sinh sống tại
nước ngoài, không thể liên lạc để triệu tập dự tòa nên
HĐXX quyết định chuyển vụ án lên tòa cấp trên.
Theo hồ sơ, tháng 9-2013, ông Trì vào làm nhân viên kỹ
thuật, sửa chữa và bảo trì máy tại Công ty Ninh Phát. Hai
bên không ký hợp đồng lao động, ông Trì được trả lương
mỗi tháng 6 triệu đồng.
Ngày 5-2-2016, công ty tổ chức tất niên và cho công
nhân nghỉ tết. Do có máy móc cần sửa, ông Nguyễn
Quang Vinh (con bà Phạm Thị Định, giám đốc công ty)
yêu cầu ông Trì cùng một số công nhân ở lại làm thêm
một ngày. Ông Trì đồng ý và bị tai nạn lao động phải cưa
cánh tay phải, suy giảm khả năng lao động đến 65%.
Ông Trì cho biết được công ty đóng viện phí 14 triệu
đồng. Tháng 8-2016, ông bị đuổi việc. Ông xin công ty
hỗ trợ thêm 40 triệu đồng nhưng bị từ chối. Vì vậy, ông
khởi kiện yêu cầu bồi thường hơn 200
triệu đồng.
Xử sơ thẩm hồi tháng 10-2017, TAND
huyện Bình Chánh đã bác yêu cầu của
nguyên đơn. Ông Trì kháng cáo. Ngày 29-
6-2018, TAND TP.HCM xử phúc thẩm, hủy
toàn bộ bản án sơ thẩm.
MINH CHUNG - MINH TÂM
Ông Trần Xuân Trì tại tòa sáng 15-11.
Ảnh: MINHCHUNG
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook