270-2019 - page 10

10
Quảng cáo
Hồ sơ gửi về địa chỉ văn phòng: số 04
Trần Quang Diệu, P.13, Q.3,Tp.HCM.
Liên hệ: Mr Phú 0868677353
Sđt: 028 39315339 - số máy lẻ 302
Email:tuyendung@thinhtrigroup.com
Web: thinhtrigroup.com
Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đang
giải quyết đơn khiếu nại, yêu cầu bồi thường oan sai của
ông
NguyễnHuyChi
,
sinhnăm:1936
;Cưngụtạisố:1358
Quốc lộ 14, phường Tiến Thành, thị xã Đồng Xoài, tỉnh
Bình Phước. Ông Chi đang ở đâu đề nghị liên hệ với Viện
kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, số 120 Nam
Kỳ Khởi Nghĩa, phườngBếnNghé, Quận 1 trong thời gian
sớmnhất đểđượcgiải quyết theoquyđịnh củapháp luật.
VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TP. HỒ CHÍ MINH THÔNG BÁO
VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN THÀNH HƯNG CẦN TUYỂN
01 CÔNG CHỨNG VIÊN
Bạn đọc -
ThứSáu22-11-2019
TRÚCPHƯƠNG
N
gân hàng Nhà nước
vừa ban hành Thông
tư 18/2019 sửa đổi, bổ
sung các quy định về vay tiêu
dùng của công ty tài chính
(CTTC). Theo đó, các CTTC
chỉ được nhắc nợ khách hàng
vay tiêu dùng tối đa năm lần/
ngày. Bên cạnh đó, CTTC
không được nhắc nợ, đòi nợ,
gửi thông tin về việc thu hồi
nợ của khách hàng đối với
tổ chức, cá nhân không có
nghĩa vụ trả nợ.
Từ sáng đến chiều bị
nghe nhắc nợ
Chị Quách Tú Oanh (ngụ
quận Gò Vấp, TP.HCM) cho
biết vào tháng 4 năm nay,
chị có vay 20 triệu đồng của
CTTC F. để mua xe máy.
Thời hạn trả góp là 12 tháng.
Hằng tháng chị phải trả tiền
góp vào ngày 5.
Tuy nhiên, theo chị Oanh,
cứ khoảng ngày 20 của tháng
trước thì chị đã bị nhân viên
của Công ty F. gọi nhắc nợ
từ sáng đến tối. Những người
thân, bạn bè được chị Oanh
cung cấp số điện thoại cho
Công ty F. khi làm hợp đồng
vay cũng liên tục nhận được
các cuộc gọi yêu cầu nhắc
nhở chị Oanh trả nợ.
“Tôi luônđóng tiềnvayđúng
hạn nhưng có những ngày tôi
nhận gần chục cuộc gọi nhắc
nợ. Người thân, bạn bè của
tôi bị gọi nhắc nợ, họ đâm ra
cáu gắt với tôi. Họ trách tôi
đã hại họ vừa bị xấu hổ, vừa
ăn ngủ chẳng yên. Họ từ mặt
tôi. Thấy vậy, tôi đành phải
vay tiền của đồng nghiệp để
trả lại cho Công ty F. trước
hạn nhưng công ty này không
đồng ý. Gia đình tôi còn phải
chịu cảnh bị nhắc nợ dài dài”
- chị Oanh thở dài.
Cùng bức xúc này, anh
HuỳnhTrọngHoàng (ngụ tỉnh
Bến Tre) cho biết cách đây
một năm anh có vay khoảng
8 triệu đồng của CTTC H. để
mua máy vi tính. Hạn trả là
ngày 10 hằng tháng nhưng
anh luôn bị đòi nợ từ trước
đó 10 ngày.
“Sáng sớm họ đã gọi, trưa
chiều cũng gọi, làm như tôi
sắp trốn nợ đến nơi. Tôi gắt
lại thì họ dọa nếu tôi trả trễ
hạn sẽ bị xếpmục nợ xấu, phải
đóng phạt và không được xét
cho vay nữa. Tôi vay một lần
là tởn đến già” - anh Hoàng
lắc đầu nói.
Cần thêm chế tài cho
quy định mới
Theo chuyên gia tài chính
ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu,
Thông tư 18/2019 của Ngân
hàng Nhà nước đã có nhiều
Theo khoản 7Điều 1Thông tư 18/2019 của
NgânhàngNhà nước, các CTTCđược sửdụng
các biện pháp sau để đôn đốc, thu hồi nợ:
- Chỉ được nhắc nợ tối đa trong một ngày
là năm lần.
- Thời gian, hình thức nhắc nợ do các bên
thỏa thuận tronghợpđồng cho vay tiêudùng
nhưng phải trong khoảng thời gian từ 7 giờ
đến 21 giờ và không bao gồm biện pháp đe
dọa đối với khách hàng.
- Không nhắc nợ, đòi nợ, gửi thông tin về
việc thu hồi nợ của khách hàng đối với tổ
chức, cá nhân không có nghĩa vụ trả nợ cho
CTTC, trừ trường hợp có yêu cầu của cơ quan
nhà nước có thẩm quyền.
-Bảomậtthôngtinkháchhàngtheoquyđịnh.
Đồng thời CTTC phải cung cấp cho khách
hàng dự thảo hợp đồng, giải thích chính xác,
đầy đủ, trung thực các biện pháp thu hồi nợ
để khách hàng xemxét, quyết định trước khi
ký kết hợp đồng.
Thông tưnày cóhiệu lực vàongày 1-1-2020.
Chấm dứt nỗi ám ảnh không vay
vẫn bị đòi nợ
điểm tích cực khi bổ sung quy
định các CTTC chỉ được gọi
nhắc nợ khách hàng tối đa
năm lần/ngày, không được
nhắc nợ đến người thân của
khách hàng.
Bởi thực tế hiện nay không
ít CTTC đã dùng đòn khủng
bố đến khách hàng và người
thân của người đi vay tiền
để tạo sức ép cho người vay
chỉ vì mong muốn thu hồi nợ
đúng hạn. Việc người không
vay nợ liên tục bị “níu áo”
nhắc nợ đã gây nên bức xúc
và xâm phạm quyền riêng tư
của cá nhân.
Tuy nhiên, chuyên gia
Nguyễn Trí Hiếu cho rằng
đến thời điểm hiện nay, chưa
có quy định xử lý CTTC có
hành vi khủng bố nhắc nợ
khách hàng. Vì vậy, để quy
định mới được vận dụng vào
thực tiễn thì cần thêm các
biện pháp chế tài phù hợp,
tạo tính răn đe.
“Những công ty có hành
vi khủng bố nhắc nợ khách
hàng cần phải bị xử lý hành
chính, phạt tiền hoặc tạm
đình chỉ hoạt động, nặng
hơn là rút giấy phép kinh
doanh. Nếu CTTC tái phạm
nhiều lần hoặc gây hậu quả
nghiêm trọng đến khách hàng
thì cần bị xem xét xử lý hình
sự” - ông Hiếu đề xuất.
TS Bùi Quang Tín, Giám
đốc điều hành Trường Doanh
nhân BizLight, cũng cho rằng
việc bổ sung các quy định
mới như đã nêu trong thông
tư là tiến bộ. Bởi người vay
chính là người có nghĩa vụ
trả nợ nhưng một thời gian
dài các CTTC đã quấy rối cả
những người thân của người
vay tiền. Theo ông, trước quy
định mới, các CTTC cần siết
chặt cơ chế kiểm tra, đánh giá
năng lực chi trả của khách
hàng, đặc biệt là các hình thức
vay tín chấp chỉ dựa trên thu
nhập hằng tháng của khách
hàng như hiện nay. Các CTTC
cần tránh việc cho vay rồi lại
cuống cuồng đòi nợ.
Cũng theo ông Tín, hiện
tại chưa có quy định xử phạt
đối với các CTTC có hành vi
nhắn tin, gọi điện thoại nhắc
nợ đến các cá nhân không có
nghĩa vụ trả nợ. Do đó, các cơ
quan chức năng cần xây dựng
thêm chế tài xử phạt đối với
hành vi này để quy định mới
được vận dụng hữu hiệu trong
hoạt động vay tiêu dùng.•
Từ ngày 1-1-2020, các công ty tài chính phải chấmdứt kiểu đòi nợ người thân của con nợ.
“Tôi luôn đóng
tiền vay đúng hạn
nhưng có những
ngày tôi phải nhận
gần chục cuộc
gọi nhắc nợ” - chị
Quách Tú Oanh.
Các công ty tài chính chỉ được gọi nhắc nợ tối đa năm lần/ngày và không được đòi nợ người thân của
người vay tiền.
Tiêu điểm
7.022
cuộc gọi/đơn thư phản ánh,
khiếu nại người tiêu dùng gửi
đến Cục Quản lý cạnh tranh và
Bảo vệ người tiêu dùng trong
támthángđầunăm2019.Trong
đócóđếntrên40%trongsốnày
là các cuộc gọi/đơn thư phản
ánh, khiếunại vềCTTCgọi điện
thoại, nhắn tin với mục đích
quấy rối, đe dọa thu hồi nợ.
Góc ảnh
Hố ga không nắp đậy, nguy hiểm cho người đi đường
1
2
Tại góc ngã ba đại lộ Độc Lập rẽ
phải vào đường số 6
(ảnh 1)
và ngã ba
đường số 9 rẽ phải vào đường số 10
(ảnh 2)
trong Khu công nghiệp Sóng
Thần, thị xã Dĩ An, Bình Dương có hai
hố ga rất sâu không có nắp đậy.
Tình trạng này gây nguy hiểm cho
người đi đường, nhất là giờ tan tầm,
công nhân đi làm về đông đúc. Hiện
hai hố ga này chỉ được người dân che
chắn, cảnh báo rất sơ sài. Mong cơ
quan chức năng sớm khắc phục tình
trạng trên để đảm bảo an toàn cho
người đi đường.
THÁI HOÀNG
Nhắc nợ khách hàng phải đúng các quy định sau:
1,2,3,4,5,6,7,8,9 11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook