270-2019 - page 8

8
Tiêu điểm
Đô thị -
ThứSáu22-11-2019
“Binh đoàn” sà lan khai thác cát lậu dàn hàng trên biển CầnGiờ. Ảnh: THUTRINH - NGUYỄNYÊN
Tái diễn nạn sa tặc lộng hànhtrên
Chỉ trong 3 giờ đồng hồ, PV đã
ghi nhận có hơn 50 trường hợp
khai thác cát trái phép trên biển.
THUTRINH-NGUYỄNYÊN
S
a tặc (những người khai
thác cát trái phép) đã
trở thành nỗi ám ảnh
của người dân thị trấn Cần
Thạnh, xã Long Hòa, huyện
Cần Giờ, TP.HCM trong suốt
thời gian qua. Mặc dù TP đã
đưa ra nhiều biện pháp siết
chặt quản lý nhưng hoạt động
của sa tặc chỉ dừng lại ít hôm
rồi lại bùng phát như một đại
công trường.
Khai thác tận diệt
ngày đêm
17 giờ ngày 19-11, PV
Pháp Luật TP.HCM
có mặt tại
bờ biển thị trấn Cần Thạnh,
huyện CầnGiờ. Người dân nơi
đây chỉ cho chúng tôi những
chiếc sà lan trên biển và cho
biết đó là tàu của sa tặc, họ
ngang nhiên hoạt động bao
lâu nay. Quan sát bằng mắt
thường cũng có thể thấy trên
biển lúc ấy có khoảng 20 sà
lan đang hoạt động.
11 giờ trưa 20-11, chúng
tôi ghi nhận có khoảng năm
chiếc sà lan của sa tặc di
chuyển từ hướng Vũng Tàu
tới khu vực trước cửa biển
Cần Giờ (phía thị trấn Cần
Thạnh). Lúc này các tàu di
chuyển cách xa nhau với vận
tốc chậm. Được sự hỗ trợ của
ngư dân, chúng tôi tiếp cận số
sà lan này ở khoảng cách gần
và chứng kiến toàn bộ cảnh
khai thác tận diệt nguồn cát
ở vùng biển Cần Giờ.
Khoảng 13 giờ 49 phút,
trên biển có đến khoảng 20
sà lan cùng xuất hiện. Trong
đó hai sà lan được xác định
đi từ hướng cửa biển Long
Hòa vào. Số sà lan còn lại từ
hướng TPVũng Tàu chạy đến.
Ít phút sau chúng tôi tiến
gần hơn với “binh đoàn” sà lan
khai thác cát lậu. Theo quan
sát, trong vòng vài kilomet
có đến hàng chục sà lan dàn
hàng kéo dài trên biển. Mỗi sà
lan khai thác cát có chiều dài
lên đến hơn 50 m, chở theo
nhiều máy bơm công suất lớn
và di chuyển theo đội hình từ
bốn đến năm chiếc.
Tàu chúng tôi tiếp cận một
sà lan lớn số hiệu HD-2455
đang hành nghề giữa biển.
Hai bên mạn sà lan được đặt
nhiều máy bơm nối kín với
khoảng 24 vòi hút lớn. Mỗi
vòi hút có đường kính lên đến
30 cm, thọc sâu xuống lòng
biển để hút cát. Trên boong
“Cứ mỗi đêm, ngoài
khơi sà lan giăng ra
30-40 chiếc hút cát
ầm ầm, một chiếc cả
chục vòi hút cát thì
biển nào chịu nổi!”
Hômnay, tại trụ sở Bộ chỉ huy
Bộ đội biên phòngTP sẽ diễn ra
Hội nghị công tácphối hợpkiểm
tra, xử lý khai thác, vận chuyển
cát trái phép trên vùng biển
Cần Giờ và vùng giáp ranh giữa
TP với các tỉnh. Hội nghị sẽ do
Chủ tịchTP.HCMNguyễnThành
Phong chủ trì.
Năm 2019, tại vùng biển Cần
Giờ,cácđơnvịtrựctiếppháthiện
và xử lý15vụvới 31phương tiện
khai thác, vận chuyển cát trái
phép,xửphạthànhchínhgần500
triệuđồng, tịch thu4.900m
3
cát.
Khó khăn chồng khó khăn
Theo báo cáo của huyện Cần Giờ, việc khai thác cát trái phép
phần lớn chỉ xảy ra trên vùng biển Cần Giờ bằng phương tiện
lớn. Khi phát hiện, bắt giữphương tiện vi phạmthì các đơn vị có
nơi neo đậu chuyên dụng để tập kết các phương tiện vi phạm.
Tuy nhiên, đơn vị không có phương tiện vận chuyển tang vật
từ phương tiện lên vị trí tạm giữ và cũng không có kho bãi để
giữ tang vật vi phạm nên phải đi thuê.
Ngoài ra, hình thức xử phạt cho các hành vi mua bán, vận
chuyển, tàng trữ, tiêu thụ khoáng sản không có nguồn gốc
hợp pháp được xử phạt với mức phạt rất thấp, không đủ răn
đe. Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài
nguyên nước và khoáng sản đối với hành vi khai thác cát trái
phép chỉ là tịch thu tất cả phương tiện vi phạm có khối lượng
tang vật từ 50 m
3
trở lên.
Từ đó Cần Giờ xác định nhiệm vụ trọng tâm sắp tới sẽ phối
hợp triển khai thực hiện đề án“Phòng, chống khai thác cát trái
phép trên vùng biển Cần Giờ, khu vực giáp ranh giữa TP với
các tỉnh”với các TP, huyện, thị xã trong cụm A2. Song song đó,
huyện sẽ liên hệ và chia sẻ thông tin giữa địa phương với các
lực lượng chức năng giáp ranh trong đấu tranh, ngăn chặn tình
trạng khai thác cát trái phép.
có một số người đứng máy,
nước xả lênh láng từ mạn tàu
xuống biển. Ngay sau nó là
một sà lan khá cũ không có
số hiệu cũng đang thả neo,
đưa hàng chục vòi hút lớn
xuống biển.
Cách bờ khoảng năm hải lý,
các sà lan này tập trung thành
những nhóm nhỏ, quần thảo
nhiều khu vực. Lúc này trên
biển có tổng cộng khoảng 30
sà lan đang cùng khai thác.
Trong khi đó, hướng cửa biển
Long Hòa có một tốp khoảng
10 sà lan hoạt động. Chiều
ngược lại từ phía Vũng Tàu,
nhiều sà lan nối đuôi nhau
trực chỉ biển Cần Giờ.
Các tàu âm thầm chia nhau
khu vực hoạt động như có thỏa
thuận trước. Trung bình mỗi
sà lan dùng khoảng 25 vòi
hút công suất lớn, cố định
cho hướng xả nước vào giữa
boong. Qua quan sát, hầu hết
các sà lan này đều không thấy
số hiệu. Một số sà lan có số
chủ yếu mang mã Hải Phòng,
Hải Dương…
14 giờ 45 phút, một tốp
khác gồm năm sà lan dùng
hàng trăm vòi hút công suất
lớn cắm sâu xuống lòng biển.
Máy móc hoạt động hết công
suất. Lúc này gió to, sóng
biển lớn nhưng hoạt động
khai thác cát lậu vẫn không
hề bị gián đoạn.
14 giờ 53 phút, sà lan dài
số hiệu HP-4099 trong nhóm
trên có khoảng 30 vòi hút ở
hai bên mạn vừa hoàn thành
việc thả ống xuống lòng biển.
Trong vài giây sau, hàng chục
vòi nước lớn màu đục được
hút lên boong kéo theo hàng
chục mét khối cát từ lòng biển.
6 phút sau, PV tiếp cận sà
lan HD-2157. Trên mạn có
bốn người chịu trách nhiệm
trực máy bơm. Khi tàu chúng
tôi xuất hiện ở khoảng cách
gần, nhóm người này dừng
làm việc và đứng quan sát
với vẻ dè chừng.
Trước hoạt động khai thác
cát trái phép của hàng chục
sà lan trên biển, một ngư dân
dùng điện thoại liên lạc với tổ
trưởng tổ tự quản (chịu trách
nhiệm thông tin về sa tặc cho
lực lượng biên phòng Cần
Thạnh - PV) nhưng người
này không nghe máy. Trong
khi đó một ngư dân cho biết
đã nhiều lần đi biển gặp tình
trạng tương tự đã thông tin
cho đội biên phòng nhưng
không được phản hồi.
“Mình thấy thì gọi báo tin
nhưng người ta không ra vì
nghĩ ngư dân tung tin giả,
nhiều lần như vậy nên không
muốn gọi nữa” - một người
dân nói.
Theo người dân địa phương,
đa số các sà lan khai thác cát
lậu tại khu vực cửa biển Cần
Giờ đều đến từ các tỉnh phía
bắc. Sau khi khai thác xong,
nhóm tàu này rút ống, di
chuyển về phía Vũng Tàu để
tập kết cát. Sau vài giờ, nhóm
tàu lại trở ra hoạt động tiếp.
Người dân cũng cho hay tình
trạng này đã diễn ra từ rất lâu.
Thậm chí nhiều lần số lượng
sà lan còn lên đến hàng trăm
chiếc cùng hoạt động. Mỗi
sà lan có khả năng hoạt động
liên tục lên đến 15 tiếng, mỗi
giờ có thể khai thác hàng trăm
mét khối cát.
Chỉ sau 3 giờ đồng hồ (từ
13 giờ đến 16 giờ), chúng tôi
đã phát hiện hơn 50 trường
hợp khai thác cát trái phép
trên biển.
Ngư dân và nỗi lo
bỏ nghề
Anh Phạm Văn A. (ngụ xã
Long Hòa, huyện Cần Giờ)
cho biết có lúc hàng loạt
sà lan hút kéo nhau về đây
khai thác cát khiến cả vùng
biển bị náo động. Người dân
không dám ra xua đuổi vì sợ
bị hành hung, trả thù. Nhiều
lần người dân phản ánh lên
các ngành chức năng, tuy
nhiên khi ngành chức năng
kiểm tra được vài hôm thì
đâu lại vào đấy. Đến nay các
hộ dân đi biển đều sợ nạn
sa tặc. Anh A. cũng cho hay
mặc dù nhiều lần phản ánh
tình trạng này với các đồn
biên phòng nhưng chỉ nhận
được sự im lặng, không giải
quyết được vấn đề gì.
Trong khi đó, ngư dân
Nguyễn T. (thị trấn Cần
Thạnh) lo lắng: “Nước càng
thấp, hút cát càng nhiều”.
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook