270-2019 - page 9

9
iển Cần Giờ
Một sà lan với rất nhiều vòi hút
công suất lớn cắmsâu xuống
lòng biển. Ảnh: THUTRINH -
NGUYỄNYÊN
Anh nói quá trình khai thác
cát trái phép đã gây thiệt
hại rất nhiều cho người dân
nơi đây. Việc khai thác cát
cả ngày lẫn đêm, hậu quả
tạo ra các hố sâu 20-30 m
khiến dòng chảy thay đổi
và tận diệt nguồn sinh sản
của tôm, cá. “Cứ mỗi đêm
ngoài khơi sà lan giăng ra
30-40 chiếc hút cát ầm ầm,
một chiếc cả chục vòi hút
cát thì biển nào chịu nổi!
Đa phần sà lan sẽ đưa cát về
cảng Gò Găng, Phước Hòa.
Sau khi hút xong, sáng sớm
sà lan sẽ tập trung hút cát lên
bờ” - ngư dân Nguyễn T. nói.
Chạy thuyền dọc theo
đường bờ biển, anh T. kể
khoảng 30 năm về trước có
một đường cồn dài 4-5 hải
lý có khu nước cạn sát, nước
dữ lắm, ghe mà chạy ngang
qua đường cồn ấy sẽ bị mắc
cạn. Nhưng giờ thì khác rồi,
ghe không mắc cồn được nữa,
chưa kể sóng dữ dội hơn vì
cồn đã hụt xuống do lượng
cát đã bị hút đi rất nhiều.
Ngư dân TH bế đứa con
trên tay, nhìn về phía biển
với đôi mắt lo lắng. “Bây
giờ cá mắm ở biển đã không
còn như xưa. Có những hôm
đi ra tới biển đành để thuyền
trống mà về. Dân ở đây nhiều
người đã bỏ nghề nhưng bỏ
rồi không biết làm gì kiếm
sống nuôi gia đình. Ban ngày
vừa lo cơm áo gạo tiền, vừa lo
canh sa tặc chắc tôi cũng nghỉ
sớm” - anh H. buồn bã nói.
Có lực lượng
cảnh giới?
Trao đổi với PV, Thiếu tá
Nguyễn Tất Hùng, Phó Đồn
trưởng Đồn biên phòng Cần
Thạnh, cho biết năm 2019 tình
hình hoạt động khai thác, vận
chuyển khoáng sản trái phép
trên địa bàn giảm rõ rệt. Tuy
nhiên, tình trạng khai thác
cát vẫn diễn ra, chưa chấm
dứt hẳn. Các đối tượng hoạt
động với nhiều phương thức,
thủ đoạn, gây khó khăn cho
các lực lượng chức năng
trong công tác phát hiện, đấu
tranh, xử lý.
Theo ông Hùng, các đối
tượng này hoạt động chủ yếu
vào ban đêm, khu vực hoạt
động là những nơi giáp ranh
giữa địa bàn vùng biển của
TP.HCMvà tỉnh Bà Rịa-Vũng
Tàu, do vậy quá trình phát
hiện, bắt giữ rất khó khăn.
Phương tiện hoạt động chủ
yếu là sà lan trọng tải lớn, gắn
máy bơm cát chuyên dụng, khi
lực lượng chức năng đến hiện
trường thì họ đã chạy sang
biển Bà Rịa-Vũng Tàu, tẩu
tán tang vật, hợp thức hóa số
cát khai thác trái phép bằng
hóa đơn, chứng từ của các
mỏ cát được phép khai thác.
Ông Hùng cũng cho biết
thêm việc phát hiện, xử lý
và bắt quả tang các trường
hợp vi phạm còn gặp khó
khăn do thời tiết diễn biến
bất thường, nhất là vào ban
đêm, mùa gió chướng, sóng
to, gió lớn. Các đối tượng này
thường lợi dụng đêm tối, thời
tiết xấu để qua khu vực biển
Cần Giờ khai thác cát và còn
bố trí lực lượng cảnh giới nên
khi gặp lực lượng tuần tra thì
họ chạy về phía các tỉnh lân
cận, do đó việc truy bắt gặp
nhiều khó khăn.
Các phương tiện khai thác
trộm cát vào ban đêm thường
tắt đèn nên việc phát hiện gặp
nhiều khó khăn. Lực lượng tuần
tra chỉ phát hiện khi phương
tiện tuần tra đi gần cách vài
chục mét. “Trong khi phương
tiện của đơn vị có công suất
nhỏ, không đảm bảo an toàn
để thực hiện nhiệm vụ tuần
tra biển” - Thiếu tá Hùng
thông tin.
Còn theoBan chỉ huyBộ đội
biên phòngTP.HCM, thời gian
qua TP và các tỉnh lân cận có
nhu cầu sử dụng cát xây dựng,
cát san lấp rất lớn. Tuy nhiên,
nguồn cung cấp từ các mỏ cát
cấp phép là rất ít. Đặc biệt, lợi
nhuận khai thác cát trái phép
rất cao nên các đối tượng sử
dụng mọi phương thức, thủ
đoạn tinh vi, có hành vi manh
động để khai thác, vận chuyển
cát trái phép và đối phó với
lực lượng chức năng.•
“Hiện công an huyện đã mời ông Phạm Trường Thọ,
nguyên cán bộ Phòng TN&MT huyện và Đỗ Thanh Tân
(tự xưng công an địa phương) lên làm việc để thu thập
hồ sơ, đối chiếu với các clip chứng cứ phía báo cung
cấp”. Ông Dương Hồng Thắng, Chủ tịch UBND huyện
Hóc Môn, trao đổi như trên với PV
Pháp Luật TP.HCM.
Triệu tập người liên quan
Ngoài ra ông Thắng cho biết Công an huyện Hóc Môn
cũng mời những người liên quan đến đường dây bảo kê
xây nhà trái phép này, như các đối tượng là “cò” có móc
nối với Thọ, Tân, đến cung cấp thêm các thông tin.
Về ông Phạm Trường Thọ, UBND huyện Hóc Môn
cho hay trước đây ông Thọ làm ở Phòng TN&MT huyện
nhưng chỉ là cán bộ bình thường,
làm trong khoảng thời gian từ năm
2012 đến 2014 thì bị cho nghỉ việc.
Ngoài ra, với công tác xử lý vi
phạm trật tự xây dựng trên địa bàn
huyện, ông Thắng giải thích: “Đầu
tiên Thanh tra Sở Xây dựng TP ra
quyết định cưỡng chế xong, đúng
nguyên tắc thì đơn vị này tổ chức
cưỡng chế và họ cũng phải bố trí
kinh phí cho công tác này nữa. Tuy nhiên, có nhiều
trường hợp Thanh tra sở chưa bố trí kinh phí thì địa
phương, như các xã, phải bố trí kinh phí để tổ chức
cưỡng chế”.
Trước đó, trong văn bản trả lời
Pháp Luật TP.HCM
,
huyện Hóc Môn cho rằng việc kiểm tra, xử lý công trình
theo giấy phép thuộc thẩm quyền của Thanh tra Sở Xây
dựng. “Việc chậm thực hiện các thủ tục xử lý là trách
nhiệm của Thanh tra Sở Xây dựng đã không kịp thời xử
lý vi phạm và áp dụng các biện pháp ngăn chặn” - văn
Các bài viết trong loạt bài
“Đủ kiểu xây nhà trái phép ở Hóc Môn”.
Trước đây Thọ làm ở Phòng
TN&MT huyện nhưng chỉ
là cán bộ bình thường, làm
trong khoảng thời gian từ
năm 2012 đến 2014 thì bị
cho nghỉ việc.
Thành lập các tổ công tác để xử lý
Côngan triệu tậpngười bảokê
xâynhà trái phép
Công an huyệnHócMôn (TP.HCM) đãmời những người liên quan tới việc bảo kê xây nhà
trái phép trên địa bàn huyện lên làmviệc.
Liênquanđến các công trình vi phạm
ở Hóc Môn, ông Nguyễn BáThành, Phó
Giámđốc Sở Xây dựngTP.HCM, cho hay
sở này đã giao Thanh tra sở và Phòng
cấp phép xây dựng rà soát lại các quy
trình, thủ tục cấpgiấyphép xâydựngđể
hướng dẫn cho huyện Hóc Môn trong
trường hợp có vướng mắc.
“Thực hiệnChỉ thị 23 của BanThường
vụ Thành ủy, sở cũng đã lên lịch họp
giao ban trực tuyến với chủ tịch 24
quận, huyện về việc lập lại trật tự xây
dựng trênđịa bànTPmỗi thángmột lần
để kịp thời giải quyết các vấn đề phát
sinh” - ông Thành nói.
Cũng theo ông Thành, Sở Xây dựng
cũng đã trìnhTP đề án thí điểmđưa lực
lượng thanh tra xây dựng về lại quận,
huyện, lập thành đội trật tự xây dựng
đô thị thuộc UBND các quận, huyện.
Hiện nay TP đang trình Ban Thường vụ
Thành ủy thông qua để trình xin ý kiến
Thủ tướng Chính phủ. Trong thời gian
chờ Thủ tướng chấp thuận, TP có chủ
trương thành lập các tổ công tác để xử
lý trật tự xây dựng tại các quận, huyện
để xử lý vi phạm.
bản của UBND huyện Hóc Môn nêu rõ.
Về quy chế phối hợp xử lý vi phạm trật tự xây dựng
giữa UBND xã và Thanh tra Sở Xây dựng, ông Thắng
nêu rõ địa phương đã phối hợp đầy đủ theo quy chế phối
hợp của TP. Để chứng minh, ông Thắng cung cấp những
văn bản phối hợp giữa xã với thanh tra địa bàn huyện
trong thời gian qua.
Sở Xây dựng TP khẳng định đúng quy trình
Trao đổi với
Pháp Luật TP.HCM
, chiều 21-11, đại diện
Thanh tra Sở Xây dựng cho biết việc xử lý công trình
xây dựng sai phép là thẩm quyền của Thanh tra sở. Đối
với các công trình vi phạm tại Hóc Môn, Thanh tra sở
cũng cho rằng khi phát hiện vi phạm, đơn vị này cũng
đã lập hồ sơ, xử lý đúng trình tự, thủ
tục theo quy định.
Lãnh đạo Thanh tra sở nêu: Đây
là công trình sai phép nên theo Nghị
định 139/2017 về xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực xây dựng,
khi phát hiện Thanh tra sở lập biên
bản đình chỉ thi công trong thời gian
60 ngày để chủ đầu tư bổ sung giấy
phép xây dựng. Trong trường hợp
hết thời hạn này mà chủ đầu tư không bổ sung được giấy
phép xây dựng thì sẽ ban hành thông báo tự nguyện tháo
dỡ (15 ngày). Nếu chủ đầu tư không tự nguyện tháo dỡ
thì cơ quan chức năng sẽ ban hành quyết định cưỡng
chế.
“Đối với năm công trình xây dựng sai giấy phép xây
dựng tại Hóc Môn như báo phản ánh, Thanh tra Sở Xây
dựng đã ban hành năm quyết định xử phạt vi phạm hành
chính và năm quyết định cưỡng chế công trình khi chủ
đầu tư không xuất trình được các giấy tờ theo quy định
và cũng không tự tháo dỡ. Do vậy, Thanh tra sở thực
hiện đầy đủ trách nhiệm theo thẩm quyền” - lãnh đạo
Thanh tra Sở Xây dựng khẳng định.
Liên quan đến trách nhiệm tổ chức thực hiện cưỡng
chế công trình vi phạm, Thanh tra sở này cho biết theo
quy định tại Quyết định 58/2013 của UBND TP là thuộc
trách nhiệm của chủ tịch UBND xã, kể cả trường hợp
quyết định cưỡng chế là do Thanh tra Sở Xây dựng ban
hành.
Thanh tra Sở Xây dựng cũng thông tin thêm, theo Kế
hoạch số 3333/2019 của UBND TP về tăng cường hiệu
lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về trật tự xây
dựng trên địa bàn TP, TP cũng đã giao UBND quận,
huyện rà soát, tổ chức thực hiện dứt
điểm các quyết định xử lý vi phạm
hành chính thuộc thẩm quyền của
quận, huyện, thẩm quyền của chánh
Thanh tra Sở Xây dựng và chủ tịch
UBND TP. Đồng thời tổ chức xử lý
nghiêm các đơn vị, tổ chức, cá nhân
cố tình không chấp hành. Cùng với
đó, UBND quận, huyện chịu trách
nhiệm chính trong công tác lập, phê
duyệt phương án và tổ chức cưỡng
chế công trình vi phạm và kiên
quyết tháo dỡ.
K.CƯỜNG - V.HOA - T.SANG
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook