272-2019 - page 13

13
Đời sống xã hội -
ThứHai 25-11-2019
Chủ tịch Hội Gây mê hồi sức
lo ngại thuốc Bupicavaine Ba Lan
Bộ Y tế chưa quyết định dừng thuốc Bupicavaine Ba Lan, khi không có loại thay thế yên tâmhơn thì
vẫn phải dùng thuốc này.
NGHĨANHÂN-ANHIỀN
B
áo
Pháp Luật TP.HCM
phỏngvấnPGS-TSCông
Quyết Thắng, Chủ tịch
Hội Gâymê hồi sứcViệt Nam,
về các lo ngại liên quan đến
thuốc Bupicavaine Ba Lan, bị
nghi ngờ là nguyên nhân dẫn
tới tử vong hai sản phụ ở Đà
Nẵng hồi giữa tháng 10-2019.
Từng có kiến nghị,
cảnh báo
.
Phóng viên:
Các sự cố liên
quan đến thuốc têBupicavaine
WPWcủa Ba Lan đang gây lo
ngại, nhất là sản phụ được chỉ
địnhgâytêngoàimàngcứng.Về
vấnđềnày,HộiGâymêhồi sức
Việt Nam có nhận được nhiều
phản ánh không, thưa ông?
+ PGS-TS
Công Quyết
Thắng:
Chúng tôi nghe phản
ánh nhiều. Như hồi năm2018,
anhemgâymêhồi sứckhuvực
đồng bằng sôngCửuLong cho
biết có gặp sự cố với thuốc này,
đã kiến nghị và Sở Y tế Cần
Thơ đã dừng sử dụng.
Cá nhân tôi thì đang phụ
trách gâymê hồi sức của Bệnh
viện (BV) Saint Paul thuộc Sở
Y tế Hà Nội thì cũng có kiến
nghị và sau đó Cục Quản lý
dược thông báo dừng sử dụng
một lô thuốc như vậy. Hà Nội,
CầnThơdừngmột số lô thuốc,
chứng tỏ thuốc có vấn đề…
. Tại sao lại chỉ dừng theo
lô mà không phải dừng luôn
thuốc đó trên toàn quốc,
thưa ông?
+ Cái đó lại phải hỏi Cục
Quản lý dược. Còn với anh em
chúng tôi, làmnhững lô thuốc
như thế này, chúng tôi sợ lắm!
. Cá nhân ông đã bao giờ sử
dụngthuốccủaBaLannàychưa?
+ Có rồi chứ! Tự tôi cũng
phải sử dụng để tự trải nghiệm
nhưng phải chuẩn bị và dùng
rất cẩn trọng. Tôi cũng chưa
gặp bất thường lần nào với
loại thuốc này dù anh em
phản ánh khá nhiều...
Kết luận phải đợi
Bộ Y tế
. Hôm vừa rồi, liên quan
đến nghi vấn này, PGS có
nói với báo chí “sốc phản vệ
100% do thuốc”. Vậy liệu có
thể phán đoán sự liên quan
của Bupicavaine Ba Lan với
các sự cố chết người ở Đà
Nẵng không?
+ Tất cả loại thuốc, của
bất kỳ nhà sản xuất nào cũng
có thể gây ra sốc phản vệ.
Vì thuốc là hóa chất nhưng
trường hợp nào bị thì còn tùy
cơ địa. Ngay cả khi xảy ra rồi
thì quá trình đánh giá để kết
luận là sốc phản vệ cũng rất
khó khăn, phức tạp.
Vềcáchiện tượngbất thường
liên quan đến Bupicavaine Ba
Lan thì giới gây mê hồi sức
chúng tôi cảm nhận là có gì
đó lạ so với các thuốc cùng
loại trước đây vẫn hay dùng.
Loại thuốc này của Ba Lan
vào BV khoảng hai năm nay
và thấy hiện tượng lạ như vậy
chứ trước đây, cũng loại thuốc
đấy nhưng sử dụng của hãng
có bản quyền hoặc của Pháp
thì không có vấn đề gì.
Nhưng ngay cả như vậy
thì kết luận có phải do thuốc
không vẫn phải đợi Bộ Y tế.
. Tức là hiện tại sẽ có
những BV tiếp tục phải dùng
Bupicavaine của Ba Lan?
Có cách nào để an toàn hơn
không?
+ Đúng rồi. Bộ Y tế chưa
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn thămhỏi sản phụ bị sự cố sau khi gây tê ngoài màng cứng.
Ảnh: TÂMAN
quyết định dừng loại thuốc đó,
khi không có loại thay thế yên
tâmhơn thì vẫn phải dùng thôi.
Về tai biến trong gây tê
thì thời gian qua xảy ra khá
nhiều. Hội Gây mê hồi sức
nhận nhiệm vụ với Vụ Bảo
vệ bà mẹ, trẻ sơ sinh của Bộ
Y tế là sẽ hoàn thiện các quy
trình gây tê tủy sống, gây tê
ngoài màng cứng và cấp cứu
đường thở khó, các loại cấp
cứu cho bệnh nhân sản khoa.
Đồng thời mở các lớp đào tạo
nâng cao cho anh em, cùng
thống nhất để hoàn thiện các
quy trình giúp tránh sai sót
về chuyên môn. Nội dung thì
chủ yếu bổ sung thêm quy
trình theo dõi diễn biến lâm
sàng bệnh nhân, kèm theo
phác đồ ứng phó khi có bất
thường.
. Xin cám ơn PGS.•
Thuốc tê Pháp được nhiều nơi lựa chọn
Theodanh sáchCụcQuản lý dược côngbố kèmtheoCông
văn 19760 ngày 22-11, hiện có 181 BV, sở y tế các tỉnh/thành
đang sửdụng thuốc gây tê chứa Bupivacainemà khôngphải
do hãng dược Polfa Ba Lan sản xuất. Đây là số thuốc trúng
thầu năm 2018-2019, là nguồn cung chủ yếu cho các cơ sở
y tế có sử dụng thuốc gây tê loại này.
Danh sách công bố cho thấy nguồn sản xuất thuốc rất đa
dạng, cónhữngnhà sảnxuất châuÂunhưPháp,Ý, Đức - được
xếpvàonhóm1uy tínnhất. Ngoài ra, cũng cónhữngnhà sản
xuất đến từ Ấn Độ, Hàn Quốc, Indonesia cũng như một số
công ty dược Việt Nam. Các nhà sản xuất này được xếp vào
nhóm2, nhóm3, thậmchí là nhóm5 - uy tín thấpnhất.Tất cả
đều đủ điều kiện để đăng ký lưu hành ở thị trườngViệt Nam.
Tuy nhiên, danh sách công bố cho thấy tỉ lệ trúng thầu
với các nhà sản xuất của Pháp vẫn là cao nhất, chiếm 102
trên tổng số 181 BV, sở y tế trên cả nước.
Hiện không rõ Bupivacaine của nhà sản xuất Polfa Ba Lan
- cũng thuộc nhóm 1 các nhà sản xuất uy tín nhưng đang
bị nghi ngờ chất lượng - trúng thầu ở bao nhiêu BV, sở y tế.
Nhưng con số trúng thầu thuốc của Pháp theo danh sách
này cho thấy dược phẩm Pháp vẫn giữ thị trường khá tốt.
Và theo Công văn 19760 của Cục Quản lý dược, nếu thấy
cần phải thay ngay thuốc Ba Lan, các cơ sở y tế có thể chủ
động mua trực tiếp, chỉ định thầu hoặc chỉ định thầu rút
gọn thuốc khác, theo danh sách trúng thầu này, thay vì thủ
tục đấu thầu rộng rãi vốn cần nhiều thời gian.
thôi. Nếu mình ở lại thì mình chỉ phát triển
cho riêng mình, các bạn trẻ sẽ không có cơ
hội học hỏi. Ai rồi cũng già, rồi sẽ chết đi
mà chẳng lẽ không làm được gì cho chính
đất nước mình...”.
Sau lần gặp gỡ đó, năm 2013, ông quyết
định trở về VN để giảng dạy và thực hiện tiếp
những nghiên cứu đang dang dở.
Một gia đình “đẹp tuyệt vời”
Một điều đặc biệt khi nhắc về PGS-TSThuận
mà ai cũng biết là ông có một gia đình “đẹp
tuyệt vời”. Bởi người đồng hành trong cuộc
sống và công việc từ thời ĐH đến nay không
ai khác chính là vợ ông, TS Bùi Hồng Thủy.
Được biết hai người quen nhau từ khi học
ĐH năm thứ hai vì học chung ngành, chung
trường nhưng TS Thủy dưới hai khóa. Họ yêu
nhau tám năm thì cưới và cùng đi du học rồi
làm việc cùng nhau ở Nhật, Hàn Quốc cho
đến khi cùng trở về VN.
Hiện TS Thủy cũng là giảng viên tại Khoa
công nghệ sinh học củaTrường
ĐH Quốc tế. Do đó, TS Thủy
được “đặc cách” làmviệc chung
phòng với PGSThuận để cùng
hỗ trợ công việc.
Đặc biệt, vợ chồng ông có
hai người con và đều thành
thạo năm thứ tiếng (Hoa, Hàn,
Nhật, Anh, Việt). Hiện người
con lớn đã tốt nghiệp ĐH và
đi làm về lĩnh vực thời trang.
Người con thứ hai đang học
tại Trường ĐH Quốc tế và
cũng theo kỹ thuật sinh học nhưng để hướng
đến làm bác sĩ.
PGS Thuận cho hay hai người cùng làm
chung lĩnh vực, cùng đammê nên hỗ trợ nhau
rất nhiều. Khi đi công tác cũng rất thuận lợi
vì luôn được đảm bảo công việc cho cả hai
và luôn “dư một lương” để lo cho gia đình.
Điều ông thấy trở ngại nhất chính là việc
thay đổi nơi làm việc khiến con cái bị ảnh
hưởng. Nhưng ông quan niệm “dù đi đâu thì
cũng phải đưa gia đình theo, khoảng cách gia
đình phải gần nhất”. Do đó khi hai con còn
nhỏ, mỗi lần vợ chồng ông đi công tác ở quốc
gia nào cũng đều đưa con theo.
“Chồng báo cáo thì vợ giữ
con và ngược lại. Nên nhiều
người hay nói là “đi đâu mà
thấy xe nôi là biết có thầy
Thuận rồi”. Đến khi con lên
cấp II, chúng tôi thay phiên
nhau ở nhà lo cho con mỗi khi
người kia đi công tác. Nhờ đó
hai con đi đâu cũng thích nghi
nhanh, nói các ngoại ngữ như
người bản địa, riêng tiếngViệt
phải đến khi về VN chúng
mới thành thạo hẳn” - PGS
Thuận tự hào nói.
TS Thủy cho biết dù làm chung lĩnh vực,
chung một nơi và cùng đam mê nghiên cứu
nhưng vợ chồng bà luôn tôn trọng sự độc lập
và khoảng riêng của nhau trong công việc. Dù
ngày nào PGS Thuận cũng về nhà rất khuya
và cuối tuần lại xuống thăm trại bò nhưng
miễn thấy vui, khỏe là bà luôn ủng hộ.•
“Nếu mình ở lại thì
mình chỉ phát triển
cho riêng mình. Ai
rồi cũng già, rồi sẽ
chết đi mà chẳng lẽ
không làm được gì
cho chính đất nước
mình...”
GS
Nguyễn Văn Thuận
PGS-TSNguyễn Văn Thuận cùng các học viên cao học. Ảnh: PHẠMANH
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16
Powered by FlippingBook