272-2019 - page 7

7
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứHai 25-11-2019
Luật & đời
(Tiếp theo trang 1)
VŨMẾN
N
gày 22-11, TANDCấp cao
tại TP.HCM đã tuyên hủy
một bản án hành chính sơ
thẩmcủaTANDtỉnhBàRịa-Vũng
Tàu vì giải quyết chưa đảm bảo
căn cứ pháp lý.
Theo cấp phúc thẩm, TAND
tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu xử chấp
nhận yêu cầu của người khởi
kiện là chưa đủ căn cứ, làm ảnh
hưởng đến quyền lợi hợp pháp
của người liên quan nên cần hủy
án, giao hồ sơ về giải quyết lại.
Tòa phúc thẩmcho rằng để giải
quyết triệt để vụ án, tòa sơ thẩm
cầnhướngdẫnđươngsựkhởi kiện
vụ án dân sự tranh chấp quyền sử
dụng đất để xác định ai là người
có quyền sử dụng hợp pháp.
Trước đó, xử sơ thẩm, TAND
tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã chấp
nhận yêu cầu khởi kiện của bà
Lê Thị Thanh Thủy, tuyên hủy
Công văn 977 ngày 28-8-2017
của chủ tịch UBND huyện Tân
Thành (nay là thị xã Phú Mỹ).
Người liên quan là ông Trần
Xuân Kiên kháng cáo, đề nghị
tòa phúc thẩm không chấp nhận
khởi kiện của bà Thủy.
Bà Thủy kiện UBND thị xã
Phú Mỹ, yêu cầu hủy giấy chủ
quyền đất đã cấp cho ông Kiên
và giấy chủ quyền đất đã cấp cho
ông Nguyễn Văn Thuận.
Nhận định khi hủy án, TAND
Cấp cao tại TP.HCM cho rằng
TAND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu
chưa làm rõ việc cấp chủ quyền
đất cho ông Thuận, ông Kiên có
ảnhhưởngnhư thế nàođếnquyền
lợi hợp pháp của bàThủy đối với
phầnđấtmà ôngThuận, ôngKiên
được cấp chủ quyền. Bà Thủy có
đủ điều kiện được cấp chủ quyền
hay không. Bởi lẽ ông Thuận
được cấp chủ quyền đất năm
2001, sau đó chuyển nhượng lại
cho ông Kiên, đến năm 2003 bà
Thủy mới nhận chuyển nhượng
đất (của người có đất liền kề đất
với ông Thuận).
Theo hợp đồng thì bàThủy chỉ
nhận chuyển nhượng ba thửa đất,
tổng diện tích là 14.000 m
2
. Xét
về thời gian và diện tích chuyển
nhượng, vấn đề đặt ra ở đây là
cần làm rõ quyền lợi hợp pháp
của bà Thủy bị xâm phạm gì khi
ông Thuận được cấp chủ quyền.
Theo khoản 2 Điều 3 Luật Tố
tụng hành chính 2015, bà Thủy
chỉ có quyền yêu cầu hủy quyết
định hành chính trong trường hợp
quyết địnhhànhchínhbị kiệnphải
có nội dung làm phát sinh, thay
đổi, hạn chế, chấmdứt quyền, lợi
ích hợp pháp của bà Thủy hoặc
có nội dung làm phát sinh nghĩa
vụ, ảnh hưởng đến quyền, lợi ích
hợp pháp của bà Thủy.
Trong trường hợp này, cần phải
làmrõ bàThủy có đủ điều kiện để
được công nhận quyền sử dụng
đối với phầnđấtmàUBNDhuyện
Tân Thành (cũ) đã cấp cho ông
Thuận hay không thì mới có thể
xác định bà Thủy có quyền khởi
kiệnyêu cầuhủygiấy chứngnhận
quyền sửdụng đất đã cấp cho ông
Thuận hay không.
Ngoài ra, ôngKiênnhậnchuyển
nhượng đất từ ôngThuận là ngay
tình, đúng pháp luật nên chỉ thông
quavụándân sự tranhchấpquyền
sửdụngđấtmớiđảmbảogiảiquyết
triệt để vụ án, đảmbảo quyền lợi
hợp pháp cho ông Kiên. Vấn đề
này nằmngoài phạmvi giải quyết
vụ án hành chính.•
Tòa nhầm án dân
sự với hành chính?
Theo tòa phúc thẩm, lẽ ra TAND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu
phải hướng dẫn đương sự khởi kiện vụ án dân sự tranh
chấp quyền sử dụng đất mới đúng.
Theo khoản 2Điều 3
Luật Tố tụng hành
chính 2015, bàThủy
chỉ có quyền yêu cầu
hủy quyết định hành
chính quyết định ấy
có nội dung làmphát
sinh, thay đổi, hạn chế,
chấmdứt quyền, lợi ích
hợp pháp của bà…
Trong kết luận điều tra bổ sung của Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Sơn
La về vụ gian lận điểm thi, ngoài tám bị can là cựu cán bộ ngành giáo dục và công
an trước đây, có một bị can mới là bà Lò Thị Trường. Bà Trường là phụ huynh của
một trong 44 thí sinh được nâng điểm, bị đề nghị truy tố về tội đưa hối lộ.
Theo kết luận điều tra, để nâng điểm cho con trai đậu vào Học viện An ninh
nhân dân, bà Trường đã hứa hẹn, thỏa thuận và đưa trước cho Lò Văn Huynh
(cựu trưởng Phòng Khảo thí và quản lý giáo dục, Sở GD&ĐT tỉnh Sơn La) 300
triệu đồng.
Điều đáng nói, để có thể cáo buộc hành vi phạm tội của bị can này, Cơ quan An
ninh điều tra đã tốn không ít thời gian.
Ban đầu, dù Huynh liên tục khai đã nhận tiền từ bà Trường để nâng điểm cho
con bà nhưng bà này một mực phủ nhận. Phải đến phiên tòa sơ thẩm hồi tháng 10
vừa qua, khi bị chủ tọa và đại diện VKS liên tục truy vấn, bà Trường mới chịu thừa
nhận việc đưa tiền. Kết quả, tòa trả hồ sơ để điều tra bổ sung, sau đó thì bà phụ
huynh mới bị khởi tố.
Tuy nhiên, sang giai đoạn phúc cung, bà Trường lại thay đổi lời khai. Bị can này
chỉ thừa nhận cung cấp thông tin của con trai cho Lò Văn Huynh để “nhờ xem
điểm” chứ không phải “nhờ nâng điểm” như trước đây; bà nói bà cũng không
hứa hẹn, thỏa thuận hay đưa tiền cho Huynh.
Dù vậy, CQĐT khẳng định có đủ cơ sở để đề nghị truy tố bà Trường về tội đưa
hối lộ và bị can Huynh về tội nhận hối lộ.
Tính tới thời điểm hiện tại, trong số phụ huynh của 44 thí sinh được nâng điểm,
bà Trường là người duy nhất bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đưa hối lộ.
Điều này khiến dư luận đặt ra câu hỏi với những phụ huynh và đối tượng trung
gian còn lại thì sao?
Hồ sơ vụ án cũng như diễn biến tại tòa cho thấy hàng loạt bị can thừa nhận đã
cầm nhiều tỉ đồng từ phụ huynh và đối tượng trung gian để nâng điểm cho thí sinh.
Các bị can còn chủ động nộp số tiền này cho CQĐT.
Vậy nhưng những người được cho là đưa tiền khi làm việc với cơ quan công an,
thậm chí là đối chất mặt đối mặt với các bị can tại tòa đều phủ nhận sạch trơn.
Điển hình, Nguyễn Thị Hồng Nga (cựu chuyên viên Phòng Khảo thí) khai đã
nhận của ông Trần Văn Điện (một trong 18 người trung gian) hơn 1 tỉ đồng để
nâng điểm cho bốn thí sinh. Nga còn khai rành rọt tiền được đựng trong túi như
thế nào, đưa ra sao, mệnh giá bao nhiêu…Ngược lại, khi HĐXX gọi lên đối chất,
ông Điện phủ nhận tất cả, chỉ thừa nhận nhờ Nga “xem điểm” chứ không nhờ việc
gì khác, không có chuyện thỏa thuận tiền bạc.
Tương tự, Cầm Thị Bun Sọn, cựu phó trưởng Phòng Chính trị-Tư tưởng, khai
nhận của bà Hoàng Thị Thành (Chủ tịch Hội Nông dân huyện Quỳnh Nhai) 440
triệu đồng để nâng điểm cho con. Bà Sọn khai rõ số tiền này được đưa làm hai
lần, hiện đã giao nộp cho CQĐT. Nhưng cũng giống với những người được cho là
đưa tiền, bà Thành cương quyết phủ nhận.
Sự mâu thuẫn trên dẫn tới một nghịch lý: Nếu không phải tiền do phụ huynh và
đối tượng trung gian đưa, tại sao các bị can lại nộp cho CQĐT, chẳng lẽ họ tự bỏ
tiền túi rồi “đổ oan” cho những người này? Và còn một điều cực kỳ quan trọng
này nữa: Họ thừa hiểu khi họ khai như vậy, giao nộp tiền như vậy, họ còn đối diện
với việc bị xử thêm tội nhận hối lộ, môi giới hối lộ với hình phạt rất nghiêm khắc…
Một trường hợp khác, đó là giữa Lò Văn Huynh và ông Nguyễn Minh Khoa
(nguyên phó trưởng Phòng PA03, Công an tỉnh Sơn La). Suốt quá trình điều tra
cũng như xét xử sơ thẩm, Huynh đều khai nhận của ông Khoa hơn 1 tỉ đồng để
nâng điểm cho hai thí sinh và đã nộp số tiền này cho CQĐT, dĩ nhiên ông Khoa
phủ nhận. Đến nay Huynh bất ngờ thay đổi lời khai rằng không hề nhận tiền của
ông Khoa, 1 tỉ đồng kia là do gia đình bị can bán đất và tiết kiệm mà có.
Nếu đúng là tiền “trong sạch” từ việc bán đất và tiết kiệm, tại sao Huynh lại
phải nộp cho CQĐT, bị can không khai ngay từ đầu mà hơn một năm sau mới
khai? Phải chăng sự thay đổi lời khai này có sự “ăn rơ” với lời khai của ông Khoa
nhằm né tội nhận hối lộ?
Hơn một năm đã trôi qua, tiến trình xử lý vụ án vẫn diễn ra chậm chạp với kết
quả không đáp ứng sự mong mỏi của dư luận. Không phải quá đáng khi dư luận
đặt vấn đề vụ án này Bộ Công an cần điều tra để đảm bảo khách quan, toàn diện,
nhằm xử lý đúng người, đúng tội, mang lại niềm tin cho nhân dân.
TUYẾN PHAN
Bị can Lò VănHuynh bất ngờ thay đổi
lời khai về số tiền 1 tỉ đồng nhận từ ông
NguyễnMinh Khoa. Ảnh: TUYẾNPHAN
Chỉ 1phụhuynhđưahối lộ
vụnângđiểm, tinnổi không?!
Sát hại vợ cũ vì chuyện đăng ảnh trên Facebook
TAND tỉnh Phú Yên vừa tuyên phạt Phạm
Lê Đức Duy (SN 1990, trú huyện Tuy An, Phú
Yên) tù chung thân về tội giết người, 18 tháng
tù về tội cố ý gây thương tích, tổng hợp hình
phạt chung là tù chung thân.
Theo tòa, năm 2012, Duy kết hôn với chị
Phan Thị Thu Ngân và có chung với nhau hai
người con. Do mâu thuẫn vợ chồng, hai người
đã ly hôn từ tháng 4. Sau khi ly hôn, Duy
thấy chị Ngân thường xuyên đăng ảnh trên
Facebook nên ghen tức, cho rằng vợ cũ chỉ
lo làm đẹp, không chăm con cái. Do đó Duy
nhiều lần dùng hung khí đe dọa, đánh vợ cũ.
Chị Ngân đã làm đơn tố cáo đến công an.
Sáng 4-7, Công an thị trấn Chí Thạnh
(huyện Tuy An) và Hội Phụ nữ thị trấn đã mời
hai người đến hòa giải. Tại đây Duy yêu cầu
chị Ngân không được đăng ảnh lên Facebook
nữa thì sẽ để cho chị yên rồi bỏ về.
Chiều cùng ngày, Duy điều khiển mô tô đến
tiệm spa của chị Ngân ở thị trấn Chí Thạnh để
“xử” vợ cũ. Khi đi Duy cầm theo một cây gậy
ba khúc và bốn con dao Thái Lan. Đến nơi Duy
giật bung chốt cửa tiệm, xông vào thì được chị
Phan Thị Thu Hiền (em ruột chị Ngân) can
ngăn. Duy xô ngã chị Hiền rồi dùng gậy tấn
công liên tiếp vào người chị Ngân và nói: “Tao
đâu có làm gì, sao mày báo công an?”.
Chị Ngân nói đừng đánh nữa và bỏ chạy
nhưng Duy rút dao đuổi theo. Chị Hiền nắm
áo Duy kéo lại thì bị Duy dùng dao tấn công.
Sau đó Duy tiếp tục đuổi theo và tấn công chị
Ngân khiến nạn nhân tử vong. Gây án xong,
Duy đến công an đầu thú.
HỒ LƯU
Đến nay, bà Lò Thị Trường là phụ huynh
duy nhất trong vụ gian lận điểmthi tại
Sơn La bị truy cứu trách nhiệmhình sự
về tội đưa hối lộ. Ảnh: TUYẾNPHAN
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook