277-2019 - page 16

16
Quốc tế -
ThứBảy30-11-2019
Đàm phán COC với Trung Quốc:
Phải cảnh giác!
VĨ CƯỜNG
P
hát biểu tại Diễn đànAn
ninh quốc tế Halifax ở
Canada, Chỉ huy Bộ tư
lệnh Ấn Độ Dương - Thái
Bình Dương Mỹ Philip S.
Davidson hôm 24-11 đã lên
tiếng chỉ trích việc Trung
Quốc (TQ) nhiều năm qua
không ngừng cải tạo, quân
sự hóa các thực thể chiếm
đóng trái phép ở biển Đông,
theo hãng tin
Reuters
.
Liênquan tớiBộquy tắcứng
xử trên biển Đông (COC) mà
các nước ASEAN đang đàm
phán với TQ, ông Davidson
cảnh báo khối này cần phải
đảmbảo rằngnếuđạt đượcmột
bộ quy tắc như vậy sẽ không
làmhạn chế quyền tự do hàng
hải, khả năng hoạt động trên
biển, hoạt động thương mại
và chương trình tập trận của
các nước trong khu vực. Ông
Davidson tuyên bố Mỹ cùng
các đồng minh và đối tác sẽ
hỗ trợ quyền tự do hàng hải
ở biển Đông.
TQ muốn dùng COC
ngănquốc tếcan thiệp?
Tờ
TheNikkei
dẫn nguồn tin
nội bộ chính phủNhật Bản tiết
lộ dự thảo COC mới nhất đã
xuất hiện những nội dung hạn
chế các quốc gia thành viên
phát triển hàng hải và diễn tập
quân sự chung với các công ty
và quốc gia bên ngoài khu vực.
Những công ty hay quốc gia
này có thể bị yêu cầu phải có
được sự chấp thuận của TQ
mới được tiến hành hợp tác
quân sự với các nướcASEAN.
“Mục tiêu của TQ là trói
buộc ASEAN vào những
quy định có lợi cho Bắc Kinh
và loại bỏ hoặc hạn chế ảnh
hưởng từ bên ngoài về biển
Đông” - một quan chức Nhật
cảnh báo.
Được biết thông tin trùng
khớp với những nội dung được
một số quan chức ngoại giao
Philippines công bố hồi tháng
9-2019.Theo đó,TQcóba yêu
cầu cơ bản về COC: Không
chịu ảnh hưởng từ Công ước
Liên Hiệp Quốc về Luật Biển
(UNCLOS); các cuộc tập trận
quân sự chung với các nước
bên ngoài khu vực phải được
sự đồng ý trước của tất cả bên
ký COC; không hợp tác khai
thác tài nguyên với các nước
bên ngoài khu vực.
Nhiều nhà quan sát khẳng
địnhASEAN không thể chấp
nhận các điều kiện này, vì
chúng sẽ vô hiệu hóa phán
quyết của Tòa trọng tài năm
2016. Các điều kiện này cũng
sẽ xóa bỏ ảnh hưởng của Mỹ
và đồng minh với khu vực.
Bên cạnh đó, nguồn tin này
cũng cho biết dự thảo COC
không nói rõ liệu bộ quy tắc
này có tính ràng buộc pháp lý
hay không, cũng như có bất kỳ
cơ chế nào nhằm ngăn chặn
tranh chấp. Dự thảo cũng đề
xuất các quốc gia thành viên
cấm phát triển hàng hải và
diễn tập quân sự chung với
các công ty và quốc gia bên
ngoài khu vực.
Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết từ ngày 26 đến 28-
11, Thứ trưởng Ngoại giao Lê Hoài Trung đã có cuộc gặp
với người đồng cấp TQ La Chiếu Huy tại Bắc Kinh bàn về
nhiều vấn đề trong quan hệ song phương.
Về các bất đồng ở biển Đông, hai bên đã trao đổi
thẳng thắn về vấn đề này và nhất trí thực hiện nghiêm
túc nhận thức, kiểm soát và xử lý thỏa đáng bất đồng.
Thứ trưởng Lê Hoài Trung nêu rõ lập trường của Việt
Nam về vấn đề trên biển, phù hợp với luật pháp quốc
tế và UNCLOS.
ImageSatInternational-công
ty chuyên cung cấpảnh vệ tinh
mới đây đã công bố hình ảnh
cho thấyTQđã sử dụng khinh
khí cầu để do thám đá Vành
Khăn thuộc quần đảo Trường
Sa của Việt Nam. Hiện chưa rõ
Bắc Kinh đã thu thập thông
tin gì từ các khinh khí cầu này.
Tiêu điểm
Không chỉ đe dọa
an ninh khu vực với
yêu sách chủ quyền
vô lý mà hành động
của Bắc Kinh trên
thực địa cũng đi
ngược lại luật pháp
quốc tế vì luật quốc
tế nghiêm cấm sử
dụng vũ lực lẫn đe
dọa dùng vũ lực.
“Khôngnước nàođược
đơn phương làm luật
ở biển Đông”
Đánh giá về lập trường của
TQ, GS luật quốc tế Atsuko
Kanehara thuộc ĐH Sophia
(Nhật Bản) khẳng định Bắc
Kinh“muốnđơnphươngcưỡng
ép thay đổi luật pháp quốc tế” .
“Về mặt nguyên tắc, luật
quốc tế được tạo ra dựa trên sự
đồng ý của các quốc gia có chủ
quyền.Từngnước khôngđược
phép đơn phương viết ra luật
quốc tế” - bà giải thích, nhấn
mạnh rằng Bắc Kinh “đã đơn
phương” đòi hỏi “quyền lịch
sử trên biển”.
Dù bà Kanehara thừa nhận
cómột số trường hợp luật quốc
tế cho phép mỗi nước được
hành động đơn phương như
việc xác định giới hạn phạm
vi quyền tài phán đối với lãnh
hải, vùng đặc quyền kinh tế và
thềm lục địa. Tuy nhiên, việc
này “phải dựa trên các điều
luật liên quan”. Do đó, vị GS
người Nhật tuyên bố yêu sách
chủquyềnđơnphương củaTQ
không dựa trên luật pháp quốc
tế là “đáng lên án”.
Không chỉ đe dọa an ninh
khu vực với yêu sách chủ
quyền vô lýmà hành động của
BắcKinh trên thực địa cũng đi
ngược lại luật pháp quốc tế vì
luật quốc tế nghiêm cấm sử
dụng vũ lực lẫn đe dọa dùng
vũ lực. Bà dẫn chứng các tàu
hải cảnh TQ thường xuyên
đi vào vùng đặc quyền kinh
tế và lãnh hải của các nước
xung quanh nhằmkhẳng định
cái gọi là “chủ quyền hàng hải
chính đáng”.
“Không thể phủ nhận chiến
lược Bắc Kinh sử dụng các
tàu hải cảnh, tàu quân sự và
lực lượng dân quân biển đã
đe dọa nghiêm trọng với các
nước láng giềng” - GSAtsuko
Kanehara cho biết.
GSKanehara cũng cho biết
Nhật Bản dù đang kỳ vọng
COCsớmđược ápdụngnhưng
văn kiện này “phải đủmạnh để
buộc Bắc Kinh tuân thủ luật
pháp quốc tế”. “Chúng ta cần
phải xây dựngmột vòng pháp
lýmạnhmẽmang tính bao vây
mà TQ không thể nào thoát ra
được” - GSAtsuko Kanehara
đề xuất. Chuyên gia này cũng
thừa nhận dù cách làmnày “có
thể không có kết quả ngay lập
tức”nhưngnếukhôngkiênđịnh
trong thời giandài sẽ khôngđạt
được mục tiêu đề ra.•
• Indonesia:
Tổng thống Indonesia Joko
Widodo ngày 28-11 (giờ địa phương) tuyên bố
đã yêu cầu các cơ quan chính phủ loại bỏ hai bậc
công chức và thay thế bằng trí tuệ nhân tạo (AI)
trong năm 2020, theo hãng tin
AFP
. Tuy nhiên,
ông không tiết lộ vị trí nào sẽ bị loại bỏ và cách
ứng dụng AI trong kế hoạch này.
Nga:
Hãng tin
RT
hôm 29-11cho biết Tổng
cục An ninh Liên bang Nga (FSB) đã bắt giữ
một phụ nữ tại bán đảo Crimea do tình nghi là
gián điệp của Ukraine. Người này bị bắt tại TP
Sevastopol, được cho là đang cố gắng thu thập
các bí mật quân sự để cung cấp cho Kiev. Hiện
Ukraine chưa đưa ra tuyên bố chính thức về vụ
việc.
• Pháp:
Theo
Reuters
, Tổng thống Pháp
Emmanuel Macron hôm 28-11 đã cảnh báo Thổ
Nhĩ Kỳ rằng họ đang mất đi các đồng minh.
Đồng thời ông cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ là “người
lừa đảo” khi thực hiện các hoạt động quân sự
chống lại người Kurd ở miền Bắc Syria. Ngoại
trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu đã nhanh
chóng chỉ trích cuộc gặp mặt trước đó của ông
Marcon với các đại diện của người Kurd.
• Afghanistan:
Tổng thống Mỹ Donald Trump
ngày 28-11 (giờ địa phương) đã có chuyến thăm
bất ngờ căn cứ không quân Mỹ Bagram nhân
dịp lễ Tạ ơn
(ảnh)
. Được biết đây là lần công du
Afghanistan của ông chủ Nhà Trắng kể từ khi
nhậm chức.
PHẠM KỲ
Thế giới 24 giờ
Lực lượng hải quân TQ tập trận trên biểnĐông hồi tháng 9-2016. Ảnh: REUTERS
Trung Quốc đang bộc lộ ý đồ sử dụng Bộ quy tắc ứng xử trên biểnĐông nhưmột công cụ để đạt được
lợi ích sai trái trên biểnĐông bên cạnh ý định đơn phương “viết lại” trật tự khu vực.
Cựu thủ tướng 101 tuổi của Nhật Bản qua đời
Hãng tin
Reuters
cho biết cựu thủ tướng
Yasuhiro Nakasone
(ảnh)
nhiệm kỳ 1982-1987 đã
qua đời vào sáng 29-11,
hưởng thọ 101 tuổi. Ông
Nakasone được đánh giá
là lãnh đạo có nhiều đóng
góp lớn trong việc xây
dựng quan hệ của Nhật
Bản với Mỹ, Hàn Quốc
và TQ.
Cựu thủ tướng Nakasone cũng
đã tiến hành nhiều cải cách hành
chính, thuế khóa và tư nhân hóa
nhiều doanh nghiệp nhà nước chủ
chốt, trong đó có tập đoàn đường
sắt quốc gia. Sau khi rời chính
trường vào năm 2003, ông tiếp tục
tham gia vận động cải cách hiến
pháp nước này và một số hoạt động
xã hội khác.
Thủ tướng Nhật Bản đương
nhiệm Shinzo Abe cũng đã có
những tuyên bố ca ngợi thành tựu
và bày tỏ nỗi buồn sâu sắc trước sự
ra đi của cựu thủ tướng Yasuhiro
Nakasone.
PHẠM KỲ
1...,6,7,8,9,10,11,12,13,14,15 16
Powered by FlippingBook