282-2019 - page 10

10
Bạn đọc -
ThứSáu6-12-2019
TRÚCPHƯƠNG
P
hản ánh đến
Pháp Luật
TP.HCM,
anh Trần Tấn
Tài bày tỏ bức xúc khi
lối thoát hiểm của nhà mình
bị chặn kín bởi một bức
tường xây dựng trên lối đi
công cộng.
Anh Tài cho biết anh có
sở hữu một ngôi nhà tại hẻm
434 Bình Quới, phường 28,
quận Bình Thạnh. Ngôi nhà
được anh cho thuê với hơn
bảy nhân khẩu đang sinh
sống tại đây.
“Nhà có chiều dài hơn 30
m, bên hông nhà lại giáp với
hẻm 434/46/17, vì vậy từ
nhiều đời chủ cũ, ngôi nhà
đã có mở thêm một cửa phụ
thông ra hẻm này để làm lối
thoát hiểm. Trước nay việc sử
dụng lối đi này vẫn diễn ra
bình thường” - anh Tài nói.
Tuy nhiên, vào ngày 30-10,
lối thoát hiểm của nhà anh
bị một nhóm người đến xây
tường chặn kín. Sự việc đã
được anh Tài trình báo đến
UBNDphường 28 trong cùng
ngày nhưng việc xây dựng
bức tường vẫn được diễn ra.
Theo ghi nhận của phóng
viên, bức tườngđược xâydựng
tại vị trí cuối hẻm 434/46/17,
cao trên 3 m, chặn kín hoàn
toàn cửa thoát hiểm nhà anh
Tài. Bức tường hiện đã được
phủ sơn bên ngoài. Cánh cửa
thoát hiểm nhà anh Tài trước
đây mở ra được, nay phải bị
đóng kín vì sát bên là bức
tường chắn ngang.
“Tôi hoàn toàn không
được biết về việc xây dựng
bức tường. Nhưng đây là
lối đi chung và là lối thoát
hiểm của nhà tôi, họ không
thể xây tường chắn lại. Như
vậy là rất nguy hiểm cho gia
đình tôi khi có hỏa hoạn xảy
ra” - anh Tài nói.
Trao đổi cùng
Pháp Luật
TP.HCM,
ông Nguyễn Hoài
Anh, Phó Chủ tịch UBND
phường 28, cho biết vào ngày
19-11, UBND phường 28 đã
lập biên bản vi phạm hành
chính đối với hành vi xây
dựng tường chắn lối đi công
cộng tại hẻm 434/46/17 theo
quy định tại điểm b khoản 3
Điều 12 Nghị định 46/2016.
Tuy nhiên, phường không
xác định được đối tượng vi
phạm hành chính, xây dựng
bức tường trên.
Đến ngày 20-11, UBND
phường 28 đã ban hành quyết
định xử phạt vi phạm hành
chính đối với hành vi trên,
buộc tháo dỡ công trình trái
phép và khôi phục lại tình
trạng ban đầu.
“Sau 10 ngày kể từ ngày
niêm yết quyết định xử phạt
tại địaphương,UBNDphường
sẽ ban hành quyết định cưỡng
chế tháo dỡ bức tường” - ông
Anh cho biết.
Đến ngày 4-12, ông Anh
thông tin thêm: Ông đang
trình quyết định cưỡng chế
tháo dỡ bức tường trên đến
chủ tịch UBND phường. Sau
10 ngày kể từ ngày có quyết
định cưỡng chế tháo dỡ, lực
lượng chức năng sẽ cương
quyết tháo dỡ bức tường trên. •
Mức phạt cho
hành vi xây
tường chặn lối
đi chung
Khoản 3 Điều 12 Nghị
định 46/2016 quy định:
Hành vi vi phạm dựng
cổng chào hoặc các vật
che chắn khác trái quy
định trong phạm vi đất
dành cho đường bộ gây
ảnh hưởng đến trật tự, an
toàngiao thôngđườngbộ
sẽ bị xử phạt. Với cá nhân
thựchiệnhànhvi này,mức
phạttiềnlàtừ500.000đồng
đến1triệuđồng;mứcphạt
tiền từ 1triệu đồng đến
2triệuđồngđốivớitổchức
thực hiện.
Bức xúc vì lối thoát hiểm
bị bịt kín
Cánh cửa thông ra hẻmcủa nhà anh Tài bị bịt kín. Ảnh: TRÚC PHƯƠNG
Sau 10 ngày kể từ
ngày có quyết định
cưỡng chế tháo dỡ,
lực lượng chức năng
sẽ cương quyết tháo
dỡ bức tường trên.
Bức tườngxâydựng trái phép trên lối đi công cộng, chặnkín lối thoát hiểm
củanhàngười khác.
Bộ NN&PTNT vừa ban hành Thông tư 23/2019 hướng
dẫn một số điều của Luật Chăn nuôi về hoạt động chăn nuôi.
Điều 5 của Thông tư 23/2019 có nêu khoảng cách từ
trang trại chăn nuôi đến các khu vực khác. Cụ thể:
Đối với trang trại chăn nuôi quy mô nhỏ: Khoảng cách
từ trang trại đến khu tập trung xử lý chất thải sinh hoạt,
công nghiệp, khu dân cư tối thiểu là 100 m; đến trường
học, bệnh viện, chợ, nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho
cộng đồng dân cư tối thiểu là 150 m.
Đối với trang trại chăn nuôi quy mô vừa: Khoảng cách
từ trang trại đến khu tập trung xử lý chất thải sinh hoạt,
công nghiệp, khu dân cư tối thiểu là 200 m; đến trường
học, bệnh viện, chợ tối thiểu là 300 m.
Đối với trang trại chăn nuôi quy mô lớn: Khoảng cách
từ trang trại đến khu tập trung xử lý chất thải sinh hoạt,
công nghiệp, khu dân cư tối thiểu là 400 m; đến trường
học, bệnh viện, chợ, nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho
cộng đồng dân cư tối thiểu là 500 m.
Khoảng cách giữa hai trang trại chăn nuôi của hai chủ
thể khác nhau tối thiểu là 50 m. Thông tư 23/2019 có hiệu
lực từ ngày 15-1-2020.
TRÚC PHƯƠNG
Lý do là sát ngay cánh cửa là bức tường ai đómới vừa xây trên
lối đi chung, chắn cửa thoát hiểmnhà anh. Ảnh: TRÚC PHƯƠNG
Trang trại chăn nuôi lớn phải cách nguồn nước ít nhất 500 m
Khoảng cáchan toàn từ trang trại chănnuôi quymô lớnđến trườnghọc, bệnhviện, chợ, nguồncung cấpnước sinhhoạt chocộngđồngdâncư tối thiểu là 500m.
UBNDhuyệnHócMôn
phảnhồi về dựánkhu
dân cưAnThịnh
Báo
Pháp Luật TP.HCM
nhận được đơn của các hộ
dân đang sống trong khu dân cư (KDC) An Thịnh (xã
Bà Điểm, huyện Hóc Môn) về việc chủ đầu tư (CĐT)
là Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng An Thịnh
kiểm soát cư dân rất chặt làm hạn chế một số quyền
tự do của người dân nơi đây, dẫn đến ảnh hưởng tới
sinh hoạt. Đồng thời mặc dù cư dân đã vào ở nhưng
đến nay cơ sở hạ tầng còn chưa hoàn thiện.
Theo đơn phản ánh, các hộ dân ở đây cho biết họ
mua đất của CĐT bằng hình thức hợp đồng góp vốn
(người dân đóng tiền cho CĐT để được chia đất nền).
Tuy nhiên, điều khiến các cư dân ở đây bức xúc là
mặc dù đây là dự án KDC hình thành mới, đã có cư
dân vào sinh sống nhưng rất nhiều năm nay luôn phải
sống trong tình trạng đường đi bằng đất, điện sinh
hoạt lúc có lúc không, chưa có nước sạch. Đã có hơn
30 hộ dân về đây sinh sống.
Bên cạnh đó, CĐT còn ban hành những thông báo
có nội dung mang tính hạn chế quyền tự do đi lại,
sinh hoạt như cấm cư dân nơi đây tụ tập, tổ chức tiệc
tùng, hiếu hỷ trong KDC dự án, hạn chế cho người
thân của các gia đình vào trong KDC…
Liên quan đến những vấn đề nêu trên, trao đổi với
Pháp Luật TP.HCM
, ông Nguyễn Đình Trung, Tổng
giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng An
Thịnh, cho biết cuối năm 2017 Sở Xây dựng có quyết
định điều chỉnh quy hoạch với thời hạn hoàn thành
xây dựng dự án là đến cuối năm 2020.
Điều đó có nghĩa dự án vẫn đang trong thời gian
triển khai và đang đảm bảo đúng tiến độ khi phần cơ
sở hạ tầng đã hoàn thành được 80% khối lượng công
việc, phần còn lại sẽ sớm hoàn thiện trước khi hết
thời hạn.
Liên quan đến việc quản lý chặt cư dân, ông Trung
cho biết bản chất dự án vẫn là công trường đang thi
công nhưng cư dân đã tự ý dọn về ở khi chưa được
sự cho phép của CĐT. Những trường hợp các hộ dân
đang ở thuộc trường hợp đã ký các bản cam kết tuân
thủ nội quy công trường trước khi dọn về ở.
Cạnh đó, dự án đang trong giai đoạn thi công, ngổn
ngang vật tư, thiết bị và nhiều đơn vị nhà thầu mà
CĐT phải quản lý, do đó CĐT buộc phải tuân thủ an
toàn lao động, vệ sinh môi trường, kiểm soát an ninh
trật tự, con người, tài sản ra vào cổng. Vậy nên CĐT
không cho phép tổ chức tụ tập tiệc tùng, hiếu hỷ ngay
trong công trường để đảm bảo an ninh trật tự và tài
sản của công trường.
Sau khi nhận được phản ánh của cư dân và phản
ánh của
Pháp Luật TP.HCM,
UBND huyện Hóc
Môn đã có công văn trả lời báo với nội dung như
sau: UBND huyện giao Phòng Quản lý đô thị tham
mưu văn bản để yêu cầu Công ty An Thịnh đẩy
nhanh tiến độ dự án, đảm bảo đúng theo quyết định
được phê duyệt.
Cạnh đó, UBND huyện cũng giao đội thanh tra địa
bàn và xã Bà Điểm phối hợp giám sát chặt chẽ để
không phát sinh xây dựng sai phép. Đồng thời giao
cho UBND xã Bà Điểm tổ chức đối thoại giữa cư dân
và CĐT để giải quyết tình trạng trên.
“Việc CĐT cho phép người dân vào ở trong dự án
khi chưa hoàn thành các công trình hạ tầng kỹ thuật,
hạ tầng tiến độ ghi trong dự án đã được phê duyệt,
bảo đảm kết nối với hệ thống hạ tầng chung của khu
vực là chưa thực hiện đúng quy định của pháp luật” -
công văn trả lời của UBND huyện Hóc Môn cho biết.
HỮU ĐĂNG
1,2,3,4,5,6,7,8,9 11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook