282-2019 - page 6

6
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứSáu6-12-2019
HOÀNGYẾN
C
hiều 5-12, TAND Cấp cao tại
TP.HCM tuyên án vụ ly hôn
giữa bà Lê Hoàng Diệp Thảo
và ông Đặng Lê Nguyên Vũ (Chủ
tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc
Tập đoàn Cà phê Trung Nguyên).
Sau khi HĐXX tuyên án, ông Vũ
ngồi im lặng hết gần cả phút mới trao
đổi với báo chí. Trước đó, khi đến
tòa, ông Vũ chia sẻ với cá nhân và
gia đình đây là chuyện đau đớn dù kết
quả có thế nào đi nữa và cái sợ lớn
nhất của ông là gặp mấy đứa nhỏ…
Mong muốn của người
trong cuộc và quan điểm
của VKS
Theo thông báo là 14 giờ, ông Vũ
cùng người nhà và các luật sư cómặt
trước 40 phút. Đúng 14 giờ, theo
điểm danh của thư ký, bà Thảo vẫn
chưa xuất hiện tại phiên tòa. Sau khi
điểm danh, thư ký phổ biến nội quy
phiên tòa. Đáng chú ý, thư ký thông
báo đây là vụ án được xử kín, tuyên
án công khai. HĐXX phúc thẩm chỉ
tiến hành tuyên án công khai phần
quyết định bản án. Nội dung và nhận
định của tòa là kín (không đọc công
khai) do trước đó vụ án được xử kín
theo yêu cầu của đương sự.
Sau khi nghe thư ký báo cáo, chủ
tọa thông báo bên nguyên đơn - bà
Thảo vắng mặt cùng một số người
liên quan. Tuy nhiên, việc này không
ảnh hưởng đến việc tuyên án.
Bản án sơ thẩm tuyên vào tháng
3 năm nay bị kháng cáo của cả hai
bên lẫn kháng nghị của VKS cùng
Tạm khép vụ ly hôn
vợ chồng Cà phê
Trung Nguyên
Đại diện VKSNDCấp cao tại TP.HCMđề nghị hủy án phần
chia tài sản vụ án ly hôn giữa bà Lê Hoàng DiệpThảo và ông
Đặng Lê Nguyên Vũ nhưng HĐXX tòa phúc thẩm lại tuyên
y án sơ thẩm.
Theo tòa, khối tài sản chung của hai đương sự sở
hữu (trừ bất động sản) là 7.502 tỉ đồng. HĐXX phân xử
ông Vũ có quyền sở hữu 60% khối tài sản này, tương
đương 4.501 tỉ đồng; bà Thảo sở hữu 40%, tương
đương 3.001 tỉ đồng.
Th e o HĐXX ,
ngoài cổ phần tại
Tập đoàn Trung
Nguyên, các công
ty thuộc tậpđoàn,
vợ chồng ông
Vũ - bà Thảo còn
sở hữu nhiều bất
động sản, tài sản
tại một số ngân
hànglênđếnhàng
ngàn tỉ đồng. Tòa
án xác định tổng
khối tài sản mà hai người sở hữu tại các công ty là
5.737 tỉ đồng.
Đối với khối tài sản đứng tên bà Thảo ở ba ngân
hàng là tiền, vàng, ngoại tệ có giá trị hơn 1.764 tỉ
đồng, tòa án cho rằng đương sự có nghĩa vụ đưa ra
chứng cứ. Nếu không đưa ra được chứng cứ thì tòa sẽ
sử dụng chứng cứ có trong hồ sơ hoặc chứng cứ thu
thập được. Nếu không bên nào chứng minh được tài
sản riêng thì tòa sẽ xử chia đôi. Do đó, bà Thảo phải
chịu trách nhiệm đối với 1.764 tỉ đồng.
Tòa nhận định Tập đoàn Cà phê Trung Nguyên có
được thành công như ngày nay nhờ khởi điểm từ
phần vốn của cha mẹ ông Vũ bán hai căn nhà. Sau đó
ông Vũ lấy tiền này để xây dựng công ty chế biến cà
phê rồi nhân rộng mô hình. Vì vậy, cấp sơ thẩm giao
ông Vũ quản lý tất cả cổ phần tại các công ty thuộc
Trung Nguyên. Ông Vũ trả lại bằng tiền mặt cho bà
Thảo tương đương số cổ phần bà nắm giữ.
Án phúc thẩm tuyên:
Ông Đặng Lê Nguyên
Vũ có trách nhiệm thanh
toán chênh lệch tài sản
cho bà Lê Hoàng Diệp
Thảo gần 1.224 tỉ đồng
kể từ ngày bà Thảo có
đơn thi hành án…
Nhận định của tòa về “khởi nguồn” của Trung Nguyên
Sinhviên luật đánhgiávề cáchgiảngdạy liênquanđếnbảnán
Sáng 5-12, Trường ĐH quốc tế Hồng Bàng tổ chức hội
thảo sử dụng bản án của tòa án cho giảng dạy, đào tạo
luật. PGS-TS Nguyễn Thị Hoài Phương (Phó Viện trưởng
Viện Kinh doanh và Quản lý, Trường ĐH quốc tế Hồng
Bàng) nhấn mạnh tầm quan trọng của việc sử dụng bản án
trong giảng dạy luật.
PGS-TS Nguyễn Thị Hoài Phương cho đây là nhân tố
tất yếu để đào tạo ra những sinh viên có đủ kiến thức và
kỹ năng hành nghề sau khi ra trường. Qua đó đáp ứng
được yêu cầu ngày càng khắt khe của nhà tuyển dụng.
Thực tiễn giảng dạy luật cho thấy các bản án đã có hiệu
lực pháp luật của tòa án chứa đựng nguồn thông tin, dữ
liệu dồi dào, hấp dẫn, mang tính thời sự cao gắn liền với
thực tiễn.
Đồng tình, PGS-TS Phan Nhật Thanh (Trường ĐH Luật
TP.HCM) cho biết phương pháp giảng dạy qua án khởi
nguồn từ ĐH Harvard (Mỹ) từ lâu. Việc sử dụng bản án
trong giảng dạy luật là một phương pháp tốt để hệ thống
hóa kiến thức lý luận của người học thông qua các vụ án
cụ thể. Người học sẽ phải giải thích và làm sáng tỏ các
tình tiết của vụ án và tranh luận các vấn đề liên quan đến
các nguyên tắc pháp lý. Nhiều trường đào tạo luật ở Việt
Nam hiện nay đã áp dụng phương pháp này và mang lại
những hiệu quả thiết thực.
Tại hội thảo, các đại biểu đã chỉ ra những bất cập,
khó khăn trong việc sử dụng bản án trong giảng dạy.
Chẳng hạn, khó tiếp cận bản án của tòa án các cấp do
không phải bản án nào cũng được công khai. Ngoài ra,
công cụ tìm kiếm các bản án trên Cổng thông tin điện tử
của TAND Tối cao còn thiếu hiệu quả. Việc áp dụng bản
án hiện nay còn diễn ra nhỏ lẻ, chủ yếu dựa vào sự cố
gắng của từng giảng viên…
Sinh viên Nguyễn Khánh Linh (Trường ĐH quốc tế
Hồng Bàng) đánh giá phương pháp giảng dạy chủ yếu
trên slide máy chiếu làm mất đi nhiều tính chủ động, tích
cực, sự hứng thú trong học tập của sinh viên. Ngoài ra,
nhiều sinh viên còn thụ động, ít có sự phản biện...
Từ đó nhiều người tham dự hội thảo cho rằng cần tăng
cường các lớp đào tạo giảng viên về việc sử dụng bản án
để giảng dạy, đào tạo luật và có các cơ chế phù hợp để
giúp các giảng viên được thu thập các bản án mới nhất,
mang tính thực tiễn cao. Điều này cần sự phối hợp giữa
các trường đại học, các cơ sở đào tạo ngành luật với
TAND các cấp. Cạnh đó, cần đổi mới phương thức giảng
dạy cũng như phương thức đánh giá học viên. Việc đưa
một phần bản án với các tình huống thực tế trong đánh giá
học viên luật là cần thiết...
MINH CHUNG
cấp. Cụ thể, bà Thảo mong muốn
hủy án sơ thẩm. Bà Thảo cho rằng
là một người vợ, người mẹ, bà chỉ
muốn nỗ lực cứu ôngVũ, cứu Trung
Nguyên và cứu một gia đình. 
Trong khi ông Vũ chỉ có kháng
cáo án sơ thẩm về tỉ lệ chia tài
sản là 7/3, không phải 6/4 như án
sơ thẩm đã tuyên. Đối với việc ly
hôn và con cái, ông Vũ không có
kháng cáo. Hiện nay ông Vũ chia
sẻ mong muốn vụ án sớm kết thúc.
Phía bị đơn cũng đưa ra quan điểm
không đồng tình với việc nguyên
đơn đưa lý do trên để yêu cầu hủy
án sơ thẩm…
Trước đó, cuối phần tranh luận,
ông Vũ đề nghị HĐXX ghi nhận
sự tự nguyện của ông để lại tài
sản của mình tại Công ty TNHH
Trung Nguyên International - TNI
tại Singapore cho bà Thảo. Còn bà
Thảo cho rằng giá trị của TNI “chỉ
bằng cái móng tay” so với tài sản
của tập đoàn…
Đại diện VKS tại phiên xử phúc
thẩm đề nghị HĐXX hủy một phần
bản án về tài sản, giao về cho cấp
sơ thẩm xét xử lại. Tài sản chung
vợ chồng này trước đó TAND
TP.HCM đã tiến hành chia, cụ thể
là tài sản trong Tập đoàn Trung
Nguyên và các bất động sản…
Tòa bác kháng cáo của
bà Thảo lẫn ông Vũ
HĐXXphúc thẩmđãbáckhángcáo
của nguyên đơn - bà Lê Hoàng Diệp
Thảo và bị đơn - ôngĐặngLêNguyên
Vũ.Đồng thời tòa chấpnhậnmột phần
kháng nghị củaVKS trước đó.
Cụthể,tòatuyênxửcôngnhậnthuận
tình lyhôngiữabàThảovàôngVũ.Về
cấpdưỡng, tòacôngnhậnsự thuận tình
của bà Thảo là nuôi bốn đứa con, ông
Vũ cấp dưỡng 2,5 tỉ đồng mỗi cháu/
năm, từ năm 2013 đến khi mỗi cháu
học xong đại học. 
Vềtàisản,tòatuyênyánsơthẩm.Bản
án sơ thẩmghi giaochoôngVũ sởhữu
toànbộcổphầntạicáccôngtytrongTập
đoàn Trung Nguyên và các bất động
sản. Cụ thể, ông Vũ được sở hữu toàn
bộsốcổphầncủaôngvàbàThảotrong
côngtythuộcTậpđoànTrungNguyên,
tương đương với số tiền trị giá là hơn
5.700 tỉ đồng. 
ÔngVũcótráchnhiệmliênhệvớiSở
KếhoạchvàĐầutưtỉnhĐắkNông,tỉnh
Bình Dương, tỉnh Bắc Ninh, tỉnh Đắk
LắkvàTP.HCMđểlàmthủtụcthayđổi
giấy phép kinh doanh theo quy định. 
Về bất động sản, tòa sơ thẩm tuyên
giao cho ông Vũ sở hữu tất cả sáu tài
sản nhà và đất mà ông Vũ đang quản
lý và sử dụng có giá trị 350 tỉ đồng tại
quận Bình Thạnh, Phú Nhuận, Tân
Bình (TP.HCM), Nha Trang và Buôn
Ma Thuột (Đắk Lắk). Ông Vũ liên hệ
với cơ quan nhà nước có thẩm quyền
tạiđịaphươngnơicótàisảnlàmthủtục
chuyểnđổiquyềnsởhữutheoquyđịnh
của pháp luật.
Còn với bà Thảo, cấp sơ thẩm giao
cho sở hữu khối tài sản gồm tám bất
động sản với tổng trị giá gần 376 tỉ
đồng tại các quận 2, 3, 9 (TP.HCM)
và Đà Nẵng. Bà Thảo liên hệ với cơ
quan nhà nước có thẩm quyền tại địa
phương nơi có tài sản để làm thủ tục
chuyển đổi quyền sở hữu. Đồng thời
giao cho bà Thảo sở hữu số tài sản và
tiền, vàng cùng các loại ngoại tệ đang
nằm trong các ngân hàng, tổng cộng
là 1.764 tỉ đồng.
Ông Vũ có trách nhiệm thanh toán
chênh lệch tài sản cho bà Thảo gần
1.224 tỉ đồng kể từ ngày bà Thảo có
đơn thi hành án…
Ngoài ra, tòa phúc thẩm ghi nhận
sự tự nguyện của ông để lại tài sản của
mìnhtạiCôngtyTNHHTrungNguyên
International - TNI tại Singapore cho
bà Thảo.•
Bà Lê HoàngDiệp Thảo và ôngĐặng Lê Nguyên Vũ. Ảnh: HOÀNGGIANG
ÔngĐặng Lê Nguyên Vũ ngồi
trầmngâmsau khi tòa tuyên án.
Ảnh: HOÀNGGIANG
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook