282-2019 - page 14

14
Đ Ồ N G H À N H C Ù N G
“Mỏ vàng”điềnkinhbắt đầukíchhoạt
Trưởng bộ môn điền kinh, ông Dương Đức Thủy, khẳng
định nếu các VĐV Việt Nam giành được khoảng 15 HCV,
chắc chắn điền kinh Việt Nam sẽ bảo vệ được ngôi nhất
của môn thể thao nữ hoàng tại SEA Games 30.
Sáng 6-12, hai tuyển thủ Phạm Thị Hồng Lệ (HCĐ
10.000 m SEA Games 2017) và Hà Văn Nhật sẽ dự tranh
nội dung đầu tiên của môn điền kinh là marathon. Tuy
nhiên, đây không phải là nội dung nhắm đến vàng của
điền kinh Việt Nam. Cũng theo ông Thủy thì “mỏ vàng”
của điền kinh tại SEA Games 30 tập trung từ ngày 7 đến
10-12 rơi vào những nội dung chủ lực. Cụ thể, vào ngày
7-12, các nội dung mũi nhọn cạnh tranh HCV tập trung
vào các nội dung nhảy ba bước nữ của Vũ Thị Mến,
đương kim vô địch SEA Games. Nội dung nhảy xa nam,
Nguyễn Tiến Trọng được kỳ vọng sẽ tiếp bước HCV 2017
Bùi Văn Đông nghỉ không thi đấu.
Cũng trong ngày thi đấu này, đương kim vô địch cự ly 200
m Lê Tú Chinh bảo vệ chiếc HCV đã giành được hai năm
trước tại Malaysia trước sự đe dọa của hai đối thủ gốc Mỹ
nhập tịch Philippines gồm Vage Mercado và Kristina Knott.
Theo thông tin chúng tôi có được, điền kinh Philippines
sẽ phân trách nhiệm cho Vage Mercado cạnh tranh cự ly
200 m, trong khi Kristina Knott sẽ đảm đương nhiệm vụ
giật “vàng” cự ly 100 m cùng tham vọng phá kỷ lục SEA
Games do Tú Chinh đang sở hữu.
Cùng dự tranh cự ly 200 m nam, VĐV thuộc biên chế
Bộ Công an Ngần Ngọc Nghĩa dự báo có khả năng cạnh
tranh huy chương.
Sáng sớm ngày thi đấu 8-12, VĐV Nguyễn Thị Thanh
Phúc tái xuất đường đua tìm lại ngôi “nữ hoàng đi bộ”. Sau
bốn năm rời xa đấu trường khu vực, bà mẹ một con Thanh
Phúc (mới phá kỷ lục quốc gia năm 2019) được kỳ vọng tái
lập thành tích HCV cô từng giành được tại Singapore 2015.
Cùng dự báo “nổ” vàng trong ngày 8-12, “ốc tiêu”
Nguyễn Thị Oanh dự báo sẽ thống trị đường chạy 10.000
m, nội dung hai năm trước điền kinh Việt Nam chỉ
giành đồng do Phạm Thị Hồng Lệ lập công. Đến buổi
thi chiều, VĐV người Bắc Giang Nguyễn Thị Oanh tiếp
tục cuộc chiến bảo vệ chiếc HCV SEA Games 1.500 m.
Tương tự, ngày 10-12, “ốc tiêu” vừa đổ sức bảo vệ HCV
5.000 m xong vào buổi thi sáng thì đến chiều Oanh lại
tiếp tục vắt sức ở nội dung 3.000 m vượt chướng ngại
vật. Trong ngày thi đấu thứ ba (8-12), điền kinh Việt
Nam hy vọng chiếc HCV 400 m nữ của Quách Thị Lan
và đương kim vô địch Nguyễn Thị Huyền.
Đến ngày 9-12, Nguyễn Văn Lai bước vào đường chạy
5.000 m bảo vệ chức vô địch anh giành được hai năm
trước. Tương tự là Dương Thị Việt Anh nội dung nhảy
cao, trong khi Nguyễn Thành Ngưng cũng là ứng viên
sáng giá nội dung 20 km đi bộ nam.
Trong ngày thi đấu cuối 10-12, điền kinh Việt Nam tập
trung HCV vào các VĐV Quách Thị Lan, Nguyễn Thị
Huyền (400 m rào nữ), 4 x 400 m tiếp sức đồng đội gồm:
Nguyễn Thị Huyền - Quách Thị Lan - Nguyễn Thị Oanh -
Hoàng Thị Ngọc. Cả hai nội dung này điền kinh Việt Nam
đang là những nhà vô địch.
MINH QUANG
NGÀY THI ĐẤU 5-12
Phá kỷ lục SEAGames, HuyHoàng
“bơi” thẳng đến Olympic 2020
Đoàn thể thaoViệt
Namtiếp tụcduy
trì vị trí thứhai trên
bảng tổng sắphuy
chương cùng với
chiếncông “vàng
10”,mở toang cánh
cửađếnOlympic
2020 của kình
ngưNguyễnHuy
Hoàng.
MINHQUANG
T
rên đường đua xanh, nếu
nữkìnhngưsốmộtNguyễn
Thị Ánh Viên chỉ chạm
tay được vào chiếc HCB cự
ly 50 m ngửa thì Nguyễn Huy
Hoàng ngày thứ hai liên tiếp
trở thành cái tên “hot” nhất
đấu trườngAquatics Center.
Không chỉ xuất sắc đoạt
chiếc HCV SEA Games 30
thứ hai, đồng thời phá kỷ lục
SEAGames do chính Hoàng
nắm giữ, thành tích 14’58”14
còn đưaHuyHoàng vượt luôn
chuẩnAOlympic cự ly 1.500
m tự do nam.
Với chiến tích VĐVĐông
Nam Á đầu tiên bơi hoàn
thành 1.500 m dưới 15 phút,
kình ngư người Quảng Bình
lần thứ hai đoạt vé dự tranh
Olympic Tokyo 2020, một
chiến tích vang dội chưa từng
có VĐV Việt Nam nào thực
hiện được. Trước đó kình ngư
người Quảng Bình đã giành
được chuẩnAOlympic cự ly
800 m tự do nam.
Trưởng đoàn thể thao Việt
Nam Trần Đức Phấn cho
biết: “Trước khi Nguyễn
Huy Hoàng đoạt HCV 1.500
m tự do, chuyên gia đã tiết
lộ cho tôi biết cậu ấy có thể
vượt chuẩn A Olympic. Và
đúng như thế, Hoàng đã đạt
được một cách thuyết phục và
cho thấy là một trong những
VĐV rất đặc biệt của bơi lội
Việt Nam. Trong tương lai,
chúng tôi sẽ đáp ứng và tạo
mọi điều kiện tốt nhất đầu
tư để Hoàng có thể chinh
phục những huy chương ở
các đấu trường cao hơn. Tôi
rất có niềm tin Hoàng sẽ làm
được việc gì đó tại Olympic
Tokyo 2020”.
Tiếp nối chiến công gây
“chấn động” của Huy Hoàng,
kình ngư16 tuổi từng làmmưa
làmgió giành 20HCVgiải trẻ
các nhóm tuổi Đông Nam Á
2019 Trần Hưng Nguyên lần
đầu tiên bước ra đấu trường
SEAGames đã khiến các đối
thủ sửng sốt khi đoạt luôn
chiếc HCV cự ly 200 m hỗn
hợp nam.
Tại đợt bơi chung kết,
Hưng Nguyên tuy thua kém
các đối thủ gồm cả đồng đội
Lê Nguyễn Paul ở 100 m đầu
nhưng khi vào 100 m cuối,
Nguyên bất ngờ tăng tốc
vượt lên chạm mức đầu tiên,
giành thành tích 2’02”56, đoạt
HCV. Đây cũng là thành tích
tốt nhất trong sự nghiệp của
VĐV người Cần Thơ.
• Môn đấu kiếm
, kiếm thủ
NguyễnTiếnNhậtđoạtvềchiếc
HCV thứ hai cho Việt Nam ở
nội dung kiếm ba cạnh. Tại
chung kết, Tiến Nhật giành
chiến thắng áp đảo Koj I-Jie
(Malaysia) tỉ số 15-5.
TrướcđóởmônPencaksilat,
võsĩTrầnThịThêmđãvượtqua
đương kimvô địchĐôngNam
ÁKause Jeni Elvis (Indonesia)
đoạt HCV hạng 55 kg nữ.
Kết thúc ngày thi đấu 5-12,
thể thao Việt Nam giành tổng
cộng 31 HCV, 35 HCB, 41
HCĐ, bảo vệ vững chắc vị
trí á quân trên bảng tổng sắp
huy chương.•
Kình ngưNguyễnHuy Hoàng hiện sở hữu 2HCV, hai kỷ lục SEAGames 30 cùng hai chiếc vé
thamdựOlympic Tokyo 2020. Ảnh: NGỌCDUNG
BÓNG ĐÁ NỮ, VIỆT NAM - PHILIPPINES: 2-0
Tái ngộ Thái Lan ở chung kết
Chơi trên chân suốt cả trận nhưng phải chờ đến hiệp
hai, Thái Thị Thảo và Tuyết Dung mới ghi hai bàn vào
lưới chủ nhà Philippines, giúp tuyển nữ Việt Nam vào
chung kết SEA Games 30.
Biết rất rõ cầu thủ Philippines có hình thể to cao, chủ
yếu đá bóng dài vượt tuyến và tranh thủ không chiến,
HLVMai Đức Chung đã dặn các học trò đeo bám thật
chặt các mũi nhọn như hình với bóng. Học trò ông Chung
nắm giữ hoàn toàn thế trận nhưng vẫn khó đột nhập sâu
vào vòng cấm vì đội hình phòng thủ số đông của đối thủ.
Những pha đánh biên thường bị đánh bật ra, hay
một vài cú
dứt điểm từ
xa của Tuyết
Dung, Bích
Thùy, Huỳnh
Như,… đều
thiếu lực và
độ chuẩn xác
để gây bối rối
cho thủ môn
Inna.
HLVMai
Đức Chung có điều chỉnh thấy rõ, cho tuyển nữ Việt Nam
hạn chế bóng bổng và chú trọng hơn đến các pha chuyền
sệt, phối hợp nhóm nhỏ, đánh vào sự xoay trở vụng về của
cầu thủ Philippines. Phương án này có tác dụng ở phút 60,
từ pha tấn công biên, Thái Thị Thảo có mặt đúng nơi, đúng
chỗ mở tỉ số cho đương kim vô địch Việt Nam.
Sân Binan có đông đảo khán giả Philippines gào thét
cổ vũ rất sung vẫn không thể giúp các cô gái chủ nhà
chơi hay hơn. Những pha lên bóng của họ không mấy
nguy hiểm và luôn bị hàng thủ Việt Nam lẫn thủ môn
Kim Thanh vô hiệu hóa.
Kiên nhẫn chờ thời đến phút 84, Tuyết Dung chớp
cơ hội, tăng tốc một mình một bóng sút vào góc xa thủ
môn Inna ấn định 2-0 cho tuyển nữ Việt Nam.
Thắng trận bán kết, các nữ tuyển thủ Việt Nam
vào chơi trận chung kết tái ngộ Thái Lan (thắng nữ
Myanmar 1-0) vào ngày 8-12.
Tại vòng bảng trong trận khai mạc, hai đội hòa nhau
1-1.
ĐĂNG HUY
Niềmvui của các nữ tuyển thủ Việt Namkhi
vượt qua chủ nhà Philippines vào chơi chung
kết. Ảnh: ANHPHƯƠNG
1...,4,5,6,7,8,9,10,11,12,13 15,16
Powered by FlippingBook