282-2019 - page 9

9
Tiêu điểm
75.000 lượt xe/ngày là con số
thốngkêtrungbìnhhiệnnaycủa
VEC E. Trong khi cao tốc được
thiết kế chỉ dành cho 59.000
lượt phương tiện/ngày. Theo
đó, năm2015VEC E đã phục vụ
gần 10 triệu lượt phương tiện;
năm 2018 phục vụ gần 15 triệu
lượt, tăng 50%so với năm2015.
Chỉ riêngquý I-2019, đường cao
tốc đã phục vụ hơn 4 triệu lượt
xe, tăng hơn khoảng 14%so với
cùng kỳ năm 2018.
Mở rộng cao tốc TP.HCM -
Long Thành - Dầu Giây lên 8 làn xe
Cao tốc TP.HCM - LongThành - Dầu Giây thường xuyên bị rơi vào cảnh kẹt xe nghiêm trọng, thậm chí chỉ cần
một vụ va chạm là cả tuyến cao tốc, khu vực lân cận đều “thất thủ”.
ĐÀOTRANG
B
ộ GTVT vừa giao Tổng
Công tyĐầu tư phát triển
và quản lý hạ tầng giao
thông Cửu Long nghiên cứu
mở rộng cao tốc TP.HCM -
Long Thành - Dầu Giây lên
6-8 làn xe. Theo bộ, với quy
mô bốn làn xe hiện nay, tuyến
cao tốc này đang quá tải. Vì
vậy cần nghiên cứu, đề xuất
phương án đầu tưmở rộng đáp
ứng nhu cầu vận tải, phục vụ
phát triển kinh tế - xã hội và
đảm bảo an toàn giao thông.
Cao tốc hay thấp tốc
Theo ghi nhận của PV, đầu
đường nút giao An Phú dẫn
vào cao tốc vào những ngày
cuối tuần luôn xảy ra ùn tắc.
Xe tải, ô tô, xe container luôn
trong tình trạng xếp hàng dài
để vào đường dẫn. Tuy nhiên,
chỉ di chuyển vài kilomet thì
một lượng lớn xe container
sẽ chuyển làn về hướng Khu
công nghệ cao, cảng Phú Hữu,
khiến cả trục đường luôn bị ùn
ứ nghiêm trọng.
Chưa hết, điểm kẹt xe đáng
sợ nhất trên cao tốc này là nút
giao với quốc lộ (QL) 51. Theo
anhNguyễnVănHùng, một tài
xế ở TP.HCM, cao tốc này giờ
cũng là nỗi ám ảnh của các tài
xế. Đoạn đường dài chưa quá
20 km nhưng nhiều khi phải
mất cả giờ mới đi qua được.
Các tài xế vẫn thường rỉ tai
nhau là đi cao tốc phải né dịp
cuối tuần, kẻo bò mãi cũng
không về đến nhà. “Có lần
tôi chở khách đi Long Khánh
để dự tiệc cưới, xe khởi hành
sớm nhưng tới đường dẫn về
QL51 thì bị kẹt lại, tới nơi đám
cưới đã gần tàn tiệc. Bây giờ
nếu có khách đi Đồng Nai,
Bình Thuận, Vũng Tàu, tôi
Có thời điểm kẹt xe
kéo dài gần 10 giờ,
buộc VEC E phải
tạm thời đóng nhánh
lên đường cao tốc từ
QL51 để giải quyết
và xử lý việc ùn ứ.
Kiến nghị mở rộng lên 12 làn xe
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai TrầnVănVĩnh khẳng định
việc mở rộng đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây
là hết sức cần thiết nhằm giải t a áp lực giao thông. Trong
tương lai, đây sẽ là tuyến đường trọng điểm kết nối Cảng
hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất và Cảng hàng không quốc
tế Long Thành. “Trước đó địa phương cũng đã kiến nghị Bộ
GTVT nghiên cứu cho mở rộng đường cao tốc TP.HCM - Long
Thành - Dầu Giây, đoạn từ TP.HCM - Long Thành lên 12 làn xe”
- ông Vĩnh cho biết thêm.
Ông Nguyễn Viết Tân, Giám đốc VEC E, cho biết đường cao
tốc TP.HCM - LongThành - Dầu Giây đang trong tình trạng quá
tải, trên tuyến đường luôn có lực lượng tuần tra, cũng như bố
trí các phương tiện cứu hộ tại các vị trí trọng điểm nhằm xử lý
sự cốmột cách nhanh nhất. Ngoài tình trạng ùn tắc giao thông
đang trở nên căng thẳng thì nguy cơ tai nạn, các sự cố giao
thông cũng luôn xảy ra.
VŨ HỘI
Ùn tắc nghiêmtrọng ở nút giao An Phú dẫn vào cao tốc TP.HCM - Long Thành - DầuGiây
những ngày cuối tuần. Ảnh: ĐÀOTRANG
phải đi sớm hơn vài tiếng để
trừ hao” - anh Hùng than thở.
Mới đây xảy ra một vụ tai
nạn liên hoàn trên cao tốc này.
Vụ tai nạn đã khiến cao tốc kẹt
xe nghiêm trọng, để thoát khỏi
cảnh kẹt xe, một số tài xế đã
tháo dỡ lan can để quay đầu
xe ngay trên cao tốc bất chấp
sự nguy hiểmmà không có sự
chỉ dẫn của CSGT.
TheođạidiệnCôngtycổphần
Dich vu ky thuât đường cao
tốc Việt Nam (VEC E), trong
ba tháng đầu năm 2019, cao
tốc đã xảy ra 22 vụ ùn ứ giao
thông. Trong đó có 16 vụ ùn ứ
xảy ra trên đoạn thuộc hướng
Long Thành - TP.HCM. VEC
E cũng cho biết tình trạng ùn
ứ ngày càng nghiêm trọng
hơn, đặc biệt là khu vực cầu
Long Thành, nút giao QL51
hướng về TP.HCMvào các dịp
lễ, tết, dịp hè, ngày cuối tuần.
Thậm chí có thời điểm kẹt xe
kéo dài gần 10 giờ, buộc VEC
E phải tạm thời đóng nhánh
lên đường cao tốc từ QL51 để
giải quyết và xử lý việc ùn ứ.
Nghiên cứu mở rộng
cao tốc
Trao đổi với PV, ông Trần
Văn Thi, Tổng giám đốc Tổng
Công ty Đầu tư phát triển và
quản lý hạ tầng giao thông
Cửu Long, cho biết đơn vị
mới nhận được nhiệm vụ từ
Bộ GTVT. Cao tốc TP.HCM -
Long Thành - Dầu Giây hiện
đang quá tải do mới chỉ khai
thác bốn làn. Tuy nhiên, theo
quy hoạch được Thủ tướng
phê duyệt, cao tốc sẽ được
khai thác 6-8 làn, đầu tư năm
2020. Năm2020 đã cận kề nên
việc mở rộng cao tốc ngay lúc
này là cấp thiết. “Với nhiệm
vụ mà Bộ GTVT giao, đơn
vị sẽ khẩn trương triển khai
lập báo cáo nghiên cứu tiền
khả thi mở rộng tuyến cao tốc
này” - ông Thi nhấn mạnh.
Ông Thi thông tin thêm:
Theo quy định, công ty sẽ
nghiên cứu, thẩm định, trình,
phê duyệt báo cáo nghiên
cứu tiền khả thi dự án và dự
kiến đưa vào kế hoạch đầu
tư công trung hạn giai đoạn
2021-2025.
Còn theo Phó Tổng giám
đốc Tổng Công ty Đầu tư phát
triển đường cao tốc Việt Nam
(VEC) Nguyễn Quốc Bình,
trước đó VEC đã nghiên cứu,
đề xuất, xây dựng kế hoạch
chi tiết về việc mở rộng cao
tốc TP.HCM - Long Thành -
Dầu Giây. Ông Bình cho rằng
nếu để VEC tiếp tục nghiên
cứu, triển khai là điều thuận
lợi nhất. Bởi hiện nay VEC
đang tiến hành thu phí để
hoàn trả nhưng nếu đơn vị
khác vào nghiên cứu, đầu tư
thì phương án tài chính, hoàn
vốn sẽ phức tạp hơn nhiều.
Nói về tình trạng kẹt xe,
ông Bình cho biết trong thời
gian ngắn lưu lượng cao tốc
đã tăng rất nhanh, hiện nay
đã tiệm cận mãn tải (tính tiệm
cận theo giờ và giờ cao điểm).
Sắp tới sân bay Long Thành
được hoàn thiện thì trước năm
2025, việc mở rộng tuyến cao
tốc TP.HCM - Long Thành -
Dầu Giây là cấp thiết.
TS Phạm Văn Hùng, Phó
Phân viện trưởng Phân viện
Khoa học công nghệ GTVT
phía nam, cho biết kẹt xe cục
bộ ở cao tốc là một dấu hiệu
thực tế mà đơn vị quản lý cao
tốc cần nhìn nhận lại. Đơn vị
quản lý phải xem lại thiết kế
dự phòng cao tốc này có còn
phù hợp với quy hoạch và năng
lực thông xe hay không. Cụ
thể, phải đánh giá năng lực
thông xe ở đầu vào và đầu ra
hiện nay. Đó là nút giao bằng
có còn phù hợp hay không
và khi đã xảy ra quá tải thì
buộc phải xây thêm cầu, thêm
đường và phân luồng tuyến.
Tương tự, TS Võ Kim
Cương, nguyên Phó Kiến trúc
sư trưởng TP.HCM, cho biết
song song với việc xây dựng
các nút giao kết nối vào cao
tốc thì việc mở rộng cao tốc
ngay lúc này là cấp thiết để
chấm dứt kẹt xe trên cao tốc.
Ngay từ bây giờ Nhà nước
phải điều tra lại lượng xe, nhu
cầu xe, các nút thắt, điều phối
để xây dựng thêm cầu, đường
trước khi sân bay Long Thành
đi vào hoạt động.•
Sở GTVT vừa có báo cáo, kiến nghị với UBND
TP.HCM về việc kiểm tra đường nối gây mất an toàn giao
thông (ATGT) tại quận Thủ Đức.
Để bảo đảm ATGT, giảm nguy cơ xảy ra tai nạn, đặc
biệt là các va chạm giữa xe máy với xe sơmi rơmoóc, các
đơn vị kiểm tra đã đề xuất hai phương án điều chỉnh giao
thông tại ba vị trí cầu vượt ống cấp nước D2000 (kết nối
giữa đường Nguyễn Văn Bá và tuyến xa lộ Hà Nội) như
sau:
Phương án 1
: Chỉ cho phép xe sơmi rơmoóc lưu thông
hai chiều tại vị trí số 2 (cầu vượt ống cấp nước D2000
Tổng kho Thủ Đức); không cho phép xe sơmi rơmoóc lưu
thông tại vị trí số 1 và vị trí số 3. Phương án này được Ban
ATGT TP, Công an TP, Phòng CSGT đường bộ - đường
sắt, Trung tâm Quản lý hạ tầng giao thông đường bộ,
Thanh tra Sở GTVT, Phòng Quản lý khai thác hạ tầng giao
thông đường bộ thống nhất.
Phương án 2
: Cho phép xe sơmi rơmoóc lưu thông hai
chiều tại vị trí số 2 (cầu vượt ống cấp nước D2000 Tổng
kho Thủ Đức) và vị trí số 3 (cầu vượt ống cấp nước D2000
Xi măng Hà Tiên); không cho phép xe sơmi rơmoóc lưu
thông tại vị trí số 1. Phương án này được UBND quận Thủ
Đức, Công an quận Thủ Đức thống nhất.
Ngoài ra, các đơn vị dự họp thống nhất bổ sung hệ
thống biển báo, đèn chớp vàng, bổ sung đoạn dải phân
cách biên trên tuyến xa lộ Hà Nội. Đồng thời sơn gờ giảm
tốc để cảnh báo phương tiện chú ý giảm tốc độ khi lưu
thông. Dịch chuyển dải phân cách biên nhằm tăng thêm
một làn xe cho phần đường hỗn hợp. Đề nghị quận Thủ
Đức sớm giải quyết tình trạng lấn chiếm lòng đường mua
bán gây mất trật tự ATGT tại vị trí số 2.
Sở GTVT sẽ phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan
triển khai phương án điều chỉnh tổ chức giao thông tại ba
vị trí cầu vượt ống cấp nước D2000 để kết nối giữa đường
Nguyễn Văn Bá và tuyến xa lộ Hà Nội (đoạn từ đường số
1 đến cầu Rạch Chiếc).
Sau khi triển khai, sở sẽ tiếp tục theo dõi tình hình giao
thông để có điều chỉnh kịp thời nhằm bảo đảm trật tự
ATGT và hạn chế thấp nhất ảnh hưởng đến hoạt động kinh
doanh vận tải của các cảng, các doanh nghiệp. Sở GTVT
trình phương án nêu trên để UBND TP xem xét, chỉ đạo.
KIM PHỤNG
2phươngángỡ vướnggiao thôngđườngnối raxa lộHàNội
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook