303-2019 - page 3

3
TP.HCMkiếnnghị
thực hiệnđề án
điều tiết ngânsách
Ngày 30-12, tại hội nghị trực tuyến giữa
Chính phủ và các địa phương, Chủ tịch UBND
TP.HCM Nguyễn Thành Phong đã nêu năm kiến
nghị của TP.
“Nhằm bảo đảm cho TP cùng các địa phương có
đủ nguồn lực, điều kiện phát triển bền vững, TP chủ
động đề xuất Chính phủ cho thực hiện đề án xây dựng
tỉ lệ điều tiết các khoản thu phân chia giữa ngân sách
trung ương và ngân sách TP cùng các địa phương giai
đoạn 2021-2025. Kiến nghị Chính phủ quan tâm, ủng
hộ, tạo điều kiện để góp phần tạo nên một nguồn lực
tương xứng, một động lực mạnh mẽ hơn cho sự phát
triển của TP cũng như các địa phương trong cả nước”
- ông Phong nêu kiến nghị.
Một kiến nghị quan trọng khác, theo chủ tịch
TP.HCM, trong định hướng phát triển kinh tế quốc
gia, việc xây dựng trung tâm tài chính mang tầm vóc
khu vực và quốc tế là vô cùng cần thiết và là xu thế
phát triển tất yếu. Trong điều kiện thực tế, TP.HCM
là trung tâm tài chính lớn nhất của cả nước. “Đầu
tàu” kinh tế của cả
nước, sẵn sàng tiên
phong đi trước thực
hiện những nhiệm vụ
mới vì cả nước, cùng
cả nước.
Do đó, TP.HCM
kiến nghị Chính phủ
xem xét đưa nội dung
xây dựng trung tâm tài
chính quốc gia xứng
tầm khu vực và quốc
tế đặt tại TP.HCM vào
chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội 2021-
2030 của quốc gia.
Cũng theo ông
Phong, ngày 18-10-
2019, Thường trực
Chính phủ đã họp và
thông qua nghị quyết
cho phép TP.HCM
thực hiện cơ chế, quy
trình đặc thù để rút
ngắn thời gian thực
hiện bồi thường, hỗ trợ
tái định cư và bàn giao
mặt bằng dự án khó
thu hồi đất trên địa bàn
TP. Tuy nhiên, đến nay
nghị quyết này chưa
được ban hành. “Kiến
nghị Chính phủ sớm
ban hành nghị quyết để
TP sớm triển khai có
hiệu quả công tác trên”
- ông Phong nói.
Cuối cùng, ông
Phong kiến nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ TN&MT và
các bộ, ngành liên quan sớm ban hành hướng dẫn về
phương án sử dụng đất khi cổ phần hóa DNNN để
các địa phương thuận lợi khi triển khai thực hiện.
ĐỨC MINH
phương tăng trưởng rất nhanh
và trở nên giàu có, cũng có
khả năng có địa phương tụt
lại hoặc giậm chân tại chỗ”
- Thủ tướng cảnh báo.
Phân cấp,
phân quyền mạnh hơn
Tại hội nghị, Thủ tướng đề
nghị các đại biểu tập trung vào
thảo luận chín nhóm vấn đề.
Các bộ, ngành, địa phương
đặt ra các mục tiêu cao, cùng
thiết kế đưa kế hoạch, mục tiêu
“về đích sớm”, đạt được nhiều
thành tích ấn tượng, toàn diện
trên mọi mặt trong năm 2020.
Người đứng dầu Chính phủ
cũnglưuýcácbộtrưởng,trưởng
ngành cần tháo gỡ những rào
cản vềmôi trường kinh doanh,
sửa đổi ngay những bất cập về
cơ chế, chính sách, pháp luật,
nhất là những chỉ số còn thấp
như giải quyết phá sản, khởi
nghiệp kinh doanh, nộp thuế,
bảo vệ nhà đầu tư…và những
chỉtiêutụthạngtrongnăm2018.
“Nếu vướng mắc pháp luật
thì phải chỉ ra điều nào, khoản
nào, không được nói chung
và đề xuất sửa đổi” - người
đứng đầu Chính phủ yêu cầu.
Cạnh đó các bộ, ngành phải
làm sao để khơi thông hơn
nữa các đột phá chiến lược
cả về thể chế, cơ sở hạ tầng,
nguồn nhân lực, thúc đẩy sự
chủ động, quyết liệt, sáng tạo,
hành động của các cấp, các
ngành trong năm 2020. Phát
huy tinh thần dám nghĩ, dám
làm, dám quyết định, dám
chịu trách nhiệm, đồng thời
kiểmsoát, chấmdứt tình trạng
nhũng nhiễu, chi phí không
chính thức, thamnhũng vặt…
Ông cũng cho rằng cần có
đột phá về cơ chế phân cấp,
phânquyềnvàgiao tráchnhiệm
cho địa phương để thúc đẩy
tinh thần hành động quyết
liệt, sự năng động, sáng tạo
trong thực thi các chủ trương,
chính sách, giải pháp được
ban hành từ trung ương.
Ngoài ra, Thủ tướng cũng
đề nghị các đại biểu đề xuất
các biện pháp chăm lo đời
sống, nâng cao hơn nữa động
lực làm việc của cán bộ, công
chức các ngành, các cấp và địa
phương, quyết liệt cải cách
hành chính. Đồng thời cần tinh
giản biên chế, tiết kiệm chi
thường xuyên, bổ sung nguồn
lực để cải cách tiền lương cho
cán bộ, công chức trong năm
2020. Đặc biệt cần thực hiện
tốt Chỉ thị 35 về chọn người
có đức, có tài.
Thủ tướng dẫn lại lời Hưng
Đạo vương Trần Quốc Tuấn:
“Chimhồnghộcmuốnbay cao
phải nhờ ở sáu trụ cánh. Nếu
không có sáu trụ cánh ấy thì
cũng chim thường thôi. Dân
tộc ta là con cháu Lạc Hồng,
có khát vọng không ngừng
vươn cao, bay xa. Tôi đề nghị
tất cả chúng ta cùng thảo luận
để trả lời câu hỏi để đưa kinh
tế - xã hội Việt Namvươn cao,
chúng ta cần những trụ cánh
gì?” - người đứng đầu Chính
phủ nêu vấn đề trước khi kết
thúc bài phát biểu khai mạc.•
ĐỨCMINH
N
gày 30-12, Thủ tướng
Nguyễn Xuân Phúc
chủ trì hội nghị trực
tuyến Chính phủ với các
địa phương để đánh giá về
những kết quả kinh tế - xã hội
đạt được trong năm 2019 và
bàn việc thực hiện kế hoạch,
nhiệm vụ năm 2020.
Năm 2019:
Tăng trưởng nhanh
hàng đầu khu vực
Phátbiểukhaimạc,Thủtướng
NguyễnXuânPhúckhẳngđịnh
những thành quả kinh tế - xã
hội đạt được trong năm 2019
đã chứng minh với ý chí, nỗ
lực, tinh thần đoàn kết cùng
với quyết tâm lớn, “chúng ta
đã đạt được nhiều thành quả,
trong đó có những mục tiêu
tưởng chừng rất khó khăn”.
Theo người đứng đầuChính
phủ, năm 2018 quy mô nền
kinh tế Việt Nam đạt gần 250
tỉ USD, lớn gấp 9,3 lần so với
thời điểmbắt đầu đổi mới năm
1986 và gấp gần 1,3 lần năm
2015. Nếu tăng trưởng năm
2016 đạt 6,21% thì năm 2019
đạt tăng trưởng 7,02%, đưa
quy mô nền kinh tế năm 2019
đạt hơn 262 tỉ USD.
“Tôi xin khẳng định điều
này cho thấy quy mô kinh tế
càng lớn thì đạt được thêm
1 điểm % tăng trưởng là rất
khó khăn” - Thủ tướng nói
và cho biết năm 2019 Việt
Nam không chỉ đạt được tăng
trưởng nhanh hàng đầu khu
vực cũng như trên thế giới,
mà còn duy trì được nền tảng
kinh tế vĩ mô ổn định, lạm
phát chỉ 2,79%…
Tuy nhiên, theo Thủ tướng
Nguyễn Xuân Phúc, có một
thực tế không vui là một quốc
gia thịnh vượng không có
nghĩa là mọi người, mọi địa
phương, mọi vùng miền đều
thịnh vượng. “Nền kinh tếViệt
Nam trong thập niên tới sẽ
thay đổi rất lớn, có nhiều địa
Chủ tịchUBNDTP.HCMNguyễn Thành Phong phát biểu,
nêu kiến nghị tại buổi họp trực tuyến với Chính phủ sáng
30-12. Ảnh: HOÀNGGIANG
Thủ tướng:
Dám nghĩ, dám làm
để “về đích sớm”
Thời sự -
ThứBa31-12-2019
Thủ tướngNguyễnXuânPhúc cho biết năm2019 kinh tếViệt Namtăng
trưởng 7,02%, đưa quymô nền kinh tế năm2019 đạt hơn 262 tỉ USD.
“Dân tộc ta là con
cháu Lạc Hồng, có
khát vọng không
ngừng vươn cao,
bay xa.”
Thủ tướng
Nguyễn Xuân Phúc
Năm 2020, giải
quyết dứt điểm
khiếu nại, khiếu
kiện kéo dài
Ông Nguyễn Thành
Phongchohayngaytừđầu
năm 2019, tình hình kinh
tế - xã hội củaTP. HCM tiếp
tục tăng trưởng ổn định,
đạt được những kết quả
mang tính toàn diện.Theo
đó,năm2019lànămTPđột
phácải cáchhànhchínhvà
thựchiệnNghịquyết54của
Quốc hội, đạt được nhiều
kết quả tích cực. Sự hài
lòng của người dân được
nâng cao, chất lượng đời
sốngcủangười dânkhông
ngừngđượcnânglên;diện
mạo đô thị ngày càng văn
minh, hiện đại…Cùng với
đó, hoạt động thanh tra,
tiếp công dân, xử lý đơn,
giải quyết khiếunại, tố cáo
đượcđặcbiệtquantâm,có
nhiềuchuyểnbiếntíchcực,
nhấtlàcácvụkhiếukiệnkéo
dài, phức tạp…
“Năm 2020, TP sẽ tập
trung giải quyết dứt điểm
cácvụkhiếunại,khiếukiện
kéo dài; giữ vững ổn định
chính trị trênđịabàn”- ông
Phong nhấn mạnh.
Tạihộinghịtrựctuyến,PhóThủtướngVương
Đình Huệ cho biết phương châmhành động
của năm 2020 là
“Kỷ cương, liêm chính, hành
động, trách nhiệm, sáng tạo, hiệu quả”
với sáu
trọng tâm chỉ đạo, điều hành.
Trong đó đáng chú ý là Chính phủ sẽ ban
hành khuôn khổ thể chế quản lý thử nghiệm
(sandbox) đối với hoạt động công nghệ tài
chính (fintech) trong hoạt động ngân hàng,
thanh toán không dùng tiềnmặt. Chính phủ
sẽ có kế hoạch nâng xếp hạng môi trường
kinh doanh tăng 10 bậc, công bố Sách trắng
doanh nghiệp; khuyến khích phát triển và
tham gia của khu vực tư nhân trong đầu tư,
xây dựng các dự án lớn; phấn đấu có 1 triệu
doanh nghiệp vào năm 2020.
PhóThủ tướngVươngĐìnhHuệ khẳngđịnh
đây là các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm có
tính đột phá trong chỉ đạo, điều hành và giải
quyết kịp thời, hiệu quả các khó khăn, vướng
mắc hiện nay, đưa kinh tế - xã hội của đất
nước hoàn thành các chỉ tiêumà trung ương
và Quốc hội giao trong năm 2020.
THÀNH CHUNG
Năm 2020 sẽ có 1 triệu doanh nghiệp
Thủ tướngNguyễn Xuân Phúc
(bìa phải)
tại lễ khởi công cao tốc CamLộ - La Sơn, dự án đầu tiên trong
11 dự án thành phần của cao tốc Bắc-Namđược tổ chức sáng 16-9. Ảnh: chinhphu.vn
1,2 4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,...16
Powered by FlippingBook