303-2019 - page 7

7
Chiều 30-12, TAND tỉnh Phú Yên tuyên án vụ án tham
ô tài sản xảy ra tại tòa án tỉnh này. Bốn bị cáo bị tuyên
phạm tội tham ô tài sản đều là cựu cán bộ TAND tỉnh
Phú Yên.
Theo đó, tòa tuyên phạt Lê Văn Phước (cựu chánh án
tỉnh) 15 năm sáu tháng tù, Trương Công Lộc (phụ trách kế
toán) 17 năm tù, Huỳnh Thị Nhã Nhàn (thủ quỹ) 15 năm
tù, Ngô Thị Phương Thảo (kế toán viên) ba năm tù. Tòa
còn buộc các bị cáo liên đới trách nhiệm bồi thường thiệt
hại cho ngân sách nhà nước hơn 2,8 tỉ đồng.
Bản án sơ thẩm xác định từ năm 2010 đến tháng 8-2017,
bị cáo Phước cùng ba thuộc cấp là Lộc, Thảo và Nhàn
đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao thống nhất lập
khống chứng từ, sổ sách, chiếm đoạt hơn 2,8 tỉ đồng.
Hồ sơ vụ án và kết quả xét hỏi tại phiên tòa cho thấy
Lê Văn Phước thống nhất trong lãnh đạo TAND tỉnh Phú
Yên chủ trương xin hỗ trợ kinh phí ngân sách địa phương.
Phước chỉ đạo Lộc soạn thảo nhiều văn bản trình Phước
ký xin UBND tỉnh Phú Yên hỗ trợ kinh phí phục vụ chi
công tác tập huấn hội thẩm nhân dân, xét xử lưu động và
một số hoạt động khác của TAND tỉnh.
Sau khi được UBND tỉnh duyệt cấp kinh phí, ông
Phước chỉ đạo Lộc hạch toán cuối năm chứng từ chi công
tác tập huấn hội thẩm nhân dân, xét xử lưu động cùng
các hoạt động thường xuyên bằng nguồn ngân sách trung
ương giao. Còn nguồn kinh phí do ngân sách địa phương
cấp, ông Phước cùng các thuộc cấp chia nhau sử dụng cá
nhân rồi lập khống chứng từ, tài liệu để quyết toán.
Với thủ đoạn như vậy, ông Phước cùng ba thuộc cấp
đã chiếm đoạt ngân sách địa phương hơn 700 triệu đồng.
Ngoài ra, từ năm 2011 đến 2016, Phước cùng Lộc, Nhàn,
Thảo thống nhất lập khống chứng từ, sổ sách kế toán
chiếm đoạt gần 1 tỉ đồng tiền tạm ứng nguồn vốn ngân
sách trung ương.
Cũng theo bản án sơ thẩm, khi ông Vũ Xuân Hải,
Chánh Tòa Hình sự TAND tỉnh Phú Yên, nghỉ hưu từ
ngày 1-6-2013 nhưng Lộc không thông báo cho Kho bạc
Nhà nước tỉnh Phú Yên mà lập khống chứng từ để rút tiền
lương hằng tháng của ông Hải.
Từ tháng 6-2013 đến tháng 8-2017, Lộc đã liên tục lập
khống 51 chứng từ chi trả lương, ba chứng từ truy lãnh
lương, chiếm đoạt hơn 1,1 tỉ đồng. Lộc khai hằng tháng
Lộc trực tiếp rút tiền rồi chia cho Phước, Thảo. Ngoài ra,
sau khi đi Hàn Quốc tìm hiểu, học tập về phòng, chống
tham nhũng, Lê Văn Phước lập khống chứng từ thanh toán
để chiếm đoạt ngân sách nhà nước.
Tại phiên tòa diễn ra từ ngày 24-12, cựu chánh án
TAND tỉnh Phú Yên phủ nhận hầu hết các cáo buộc của
VKSND tỉnh. Bị cáo Phước cho rằng mình không có hành
vi tham ô tài sản, không chiếm đoạt các khoản tiền ngân
sách.
Bị cáo Phước thừa nhận có nhận một số khoản tiền
nhưng không biết đó là tiền tham ô. Ông Phước cho rằng
mình chỉ thiếu trách nhiệm kiểm tra, để cấp dưới lập
khống chứng từ chiếm đoạt ngân sách nhà nước. Bị cáo
Phước nói mình ký vào các chứng từ là do tin tưởng cấp
dưới…
Tuy nhiên, cả đại diện VKS và HĐXX đều cho rằng ông
Phước cố tình che giấu hành vi phạm tội.
TẤN LỘC
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứBa31-12-2019
TUYẾNPHAN
T
heo dự kiến, từ ngày 2 đến
15-1 tới, TAND TP Hà Nội sẽ
mở phiên sơ thẩm xét xử 21
bị cáo trong vụ án liên quan đến
Phan VănAnh Vũ (tức Vũ “nhôm”,
chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần
Xây dựng Bắc Nam 79) thâu tóm
đất vàng trên địa bàn TP Đà Nẵng.
Cả dàn lãnh đạo
vướng lao lý
HĐXX gồm năm người, do thẩm
phán Lưu Ngọc Cảnh ngồi ghế
chủ tọa. Đại diện VKS là ba kiểm
sát viên giữ quyền công tố tại tòa.
Vũ “nhôm” cùng 20 bị cáo khác
bị truy tố về hai tội danh vi phạm
quy định về quản lý, sử dụng tài
sản nhà nước gây thất thoát, lãng
phí và vi phạm các quy định về
quản lý đất đai.
Các bị cáo trong vụ án đa phần
từng là lãnh đạo, cán bộ UBND
và các sở, ban, ngành của TP Đà
Nẵng. Trong số này có bị cáo Trần
Văn Minh (chủ tịch UBND TP Đà
Nẵng giai đoạn 2006-2011), Văn
Hữu Chiến (chủ tịch UBND TPĐà
Nẵng giai đoạn 2011-2014). Ngoài
ra còn có Nguyễn Ngọc Tuấn (cựu
phó chủ tịch UBND TP Đà Nẵng),
Phan Xuân Ít (cựu phó chánh Văn
phòngUBNDTPĐàNẵng), Nguyễn
Điểu (cựu giám đốc Sở TN&MT
TP Đà Nẵng)...
Trong số 21 bị cáo thì có bảy
người bị truy tố về cả hai tội danh
nêu trên, trong đó có Vũ “nhôm” và
hai cựu chủ tịchUBNDTPĐàNẵng.
Bảy bị cáo tiếp theo bị truy tố về
tội vi phạm quy định về quản lý,
sử dụng tài sản nhà nước gây thất
thoát, lãng phí, trong đó có Nguyễn
Thanh Sang (cựu phó giám đốc Sở
Tài chính TP Đà Nẵng), Nguyễn
Thị Thu Hà (cựu phó giám đốc Sở
Tài chính)…
Bảy bị cáo còn lại bị truy tố về
tội vi phạm các quy định về quản
lý đất đai, trong đó có Nguyễn
Điểu (cựu giám đốc Sở TN&MT
TP Đà Nẵng), Trần Văn Toán (cựu
phó giám đốc Sở TN&MT TP Đà
Nẵng), Đào Tấn Bằng (cựu phó
chánh văn phòng UBND TP Đà
Nẵng)…
Cáo trạng đánh giá đây là vụ án
đặc biệt nghiêm trọng, được dư
luận xã hội quan tâm. Các bị cáo
đều là những người từng giữ vị trí
lãnh đạo chủ chốt của UBND TP
Đà Nẵng, thực hiện chức năng quản
lý nhà nước và bộ máy hành chính
của TP, lãnh đạo và tổ chức thực
hiện các biện pháp phát triển kinh
tế-xã hội trên địa bàn TP.
Gây thiệt hại
hơn 22.000 tỉ đồng
Theo cáo trạng của VKSND Tối
cao, vì những động cơ khác nhau,
bị cáo Trần Văn Minh cùng các
đồng phạm đã vi phạm pháp luật
nghiêm trọng, cố ý làm trái các quy
định về quản lý, sử dụng tài sản nhà
nước, các quy định về quản lý đất
đai trong thời gian dài từ năm 2006
đến năm 2014.
Những sai phạm này giúp Phan
Từ trái qua: Cựu chủ tịchUBNDTPĐàNẵng VănHữu Chiến, Vũ “nhôm” và Trần VănMinh. Ảnh: TP
Văn Anh Vũ thu lợi bất chính đặc
biệt lớn thông qua việc nhận nhiều
đất dự án, mua nhà thuộc sở hữu
nhà nước, tạo dư luận bức xúc, gây
hậu quả đặc biệt nghiêm trọng cho
ngân sách nhà nước.
Trong đó, hai cựu chủ tịch UBND
TP Đà Nẵng Trần Văn Minh và
Văn Hữu Chiến có nhiều hành vi
vi phạm chế độ quản lý, sử dụng
tài sản nhà nước, vi phạm các quy
định về quản lý đất đai.
Chẳng hạn hai bị cáo ký ban hành
nhiều văn bản và chỉ đạo cấp dưới
thực hiện việc giao đất, thu hồi,
cho thuê, cho phép chuyển quyền
sử dụng đất, cho phép chuyển mục
đích sử dụng đất và chuyển nhượng
nhà, đất công sản trên địa bàn TP
Đà Nẵng cho Vũ “nhôm” trái quy
định của pháp luật. Chỉ đạo cho
giảm giá, giảm hệ số sinh lợi, cho
phép chuyển đổi tên người nhận
quyền sử dụng đất trái quy định
của pháp luật.
Đặc biệt, tại một số dự án bất
động sản, bị cáo Trần Văn Minh chỉ
đạo cấp dưới xây dựng các văn bản
pháp lý, nhanh chóng hoàn thành
hồ sơ, thủ tục để giúp Vũ “nhôm”
nhận chuyển nhượng không qua
đấu giá quyền sử dụng đất. Đáng
nói là giá chuyển quyền sử dụng
đất thấp hơn giá do UBND TP Đà
Nẵng quy định.
Cơ quan tố tụng xác định hai cựu
chủ tịch UBNTPĐà Nẵng cùng các
đồng phạm tạo điều kiện cho Vũ
“nhôm” trực tiếp được nhận chuyển
giao tài sản, quyền quản lý, khai thác
đối với 22 nhà, đất công sản và bảy
dự án đất. Trên cơ sở đó, các bị cáo
tạo cơ hội cho Vũ có quyền quyết
định việc chuyển nhượng, khai thác,
sử dụng… nhằm trục lợi.
Các hành vi này đã gây thiệt hại
cho Nhà nước hơn 22.000 tỉ đồng.
Riêng ở dự án 29 ha khu đô thị quốc
tế Đa Phước, số tiền Nhà nước bị
thiệt hại là trên 11.000 tỉ đồng.•
Cáo trạng đánh giá đây
là vụ án đặc biệt nghiêm
trọng, được dư luận xã
hội quan tâm, nhiều bị
cáo từng giữ vị trí lãnh
đạo chủ chốt của UBND
TP Đà Nẵng.
BịcáoLêVănPhước
(trái)
vàbabịcáođangnghetòatuyênán.Ảnh:TL
Cựu chánhán tỉnhPhúYênbị phạt 15năm6 tháng tù
2 cựu chủ tịch TP Đà Nẵng
sắp hầu tòa cùng Vũ “nhôm”
Vũ “nhôm” cùng hai cựu chủ tịchUBNDTPĐà Nẵng và các đồng phạmđã gây thiệt hại cho Nhà nước
hơn 22.000 tỉ đồng.
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook