001-2020 - page 2

2
Thời sự -
Thứ Tư 1-1-2020
THỦ TƯỚNG NGUYỄN XUÂN PHÚC:
Khơi thông mọi nguồn lực, tạo
Thủ tướng đưa ra thông điệpmạnhmẽ: “Không đánh đổi môi trường, văn hóa và vănminh xã hội lấy kinh tế”.
ĐỨCMINH
N
gày 31-12-2019, kết
thúc một ngày rưỡi hội
nghị trực tuyến Chính
phủ với các địa phương, Thủ
tướng Nguyễn Xuân Phúc đã
có những chỉ đạo quan trọng
nhằm thực hiện các nhiệm vụ
đặt ra trong năm 2020.
“Không đánh đổi
môi trường, văn hóa
và văn minh xã hội
lấy kinh tế”
Đánh giá về những kết quả
“toàn diện, vượt mức” đạt
được trong năm 2019, Thủ
tướngNguyễnXuân Phúc cho
rằng đây là sự phấn đấu của
cả hệ thống chính trị, của toàn
Đảng, toàn dân, toàn quân.
“Tại hội nghị này, qua báo
cáo của các địa phương và
các ngành, chúng ta thấy có
nhiều mô hình tốt, cách làm
tốt, kỷ luật tốt được thiết lập,
cả ở cấp địa phương và cơ sở.
Tôi nói vậy để thấy nếu địa
phương nào, cơ sở nào chưa
làm tốt việc của mình thì phải
làm tốt hơn” - Thủ tướng nói
và đề nghị “phải nâng thành
khát vọng phát triển của bộ,
ngànhmình,địaphươngmình”.
Cạnh đó, người đứng đầu
Chính phủ đã mở rộng thông
điệp “không đánh đổi môi
trường để lấy kinh tế” thành
“không đánh đổi môi trường,
văn hóa và văn minh xã hội
lấy kinh tế”.
“Đómới là kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa
đích thực của chúng ta” - Thủ
tướng nhấn mạnh và cho rằng
môi trường văn hóa bị ô nhiễm
cũng độc hại không kémmôi
trường không khí.
Theo Thủ tướng, nhấn
mạnh vấn đề kinh tế là đúng,
vì có thực mới vực được đạo.
“Nhưng cấp ủy, chính quyền,
đoàn thể, mặt trận cần quan
tâmhơn đếnmôi trường sống,
môi trường văn hóa và văn
minh xã hội. Có như vậy mới
bền vững, người dân mới yên
tâm” - Thủ tướng nói.
Thủ tướng Nguyễn Xuân
Phúc cho rằng những xuống
cấp về đạo đức thời gian qua
là đau lòng, vì thế chúng ta
phải chuyển hướngmạnhmẽ.
Kinh tế - xã hội phát triển
nhưng đạo đức xã hội tốt đẹp,
truyền thống, bản sắc dân
tộc phải được giữ gìn; hành
vi ứng xử của mọi công dân
phải văn minh và nhân văn.
Đẩy mạnh khởi nghiệp,
đổi mới sáng tạo
Cũng tại hội nghị,Thủ tướng
cho rằng Chính phủ cần tiếp
thu và cụ thể hóa bốn bài học,
năm nhiệm vụ như Tổng bí
thư, Chủ tịch nước đã đề cập
trong bài phát biểu trước đó.
Một là phải kế thừa, phát
huy những thành tựu to lớn
có ý nghĩa lịch sử hơn 30 năm
đổi mới và kết quả toàn diện
đạt được từ đầu nhiệm kỳ đến
nay. “Nếu dừng lại thì không
bao giờ thành công cả, phải
phát huy, nhân lên, mạnh mẽ
hơn” - Thủ tướng nhấn mạnh.
Hai là tăng cường sự đoàn
kết, thống nhất, nỗ lực phấn
đấu, chung sức, đồng lòng của
toànĐảng, toàndân, toànquân.
Nhắc lại câu nói của Bác Hồ
“phải giữ gìn đoàn kết như
giữ gìn con ngươi của mắt
mình”, Thủ tướng cho rằng
từ sự đoàn kết đó cần quyết
tâm“tiến công” vào công việc
đượcĐảng,Nhànướcgiaocho
từng cơ quan, đơn vị, cá nhân.
“Tôi xin nói thật là quyết
tâm này còn thấp trong một
bộ phận cán bộ. Khí thế,
trách nhiệm chưa cao. Anh
tâm huyết thì mới có sáng
tạo được, anh làm lờn vờn
thì không bao giờ có điều đó
được đâu!” - Thủ tướng lưu ý.
Ba là tranh thủ sự đồng
thuận, đồng tình, cổ vũ, giúp
đỡ, ủng hộ, động viên, góp ý
của cán bộ, đảng viên, các vị
lão thành cáchmạng, các tầng
lớp nhân dân, báo chí…để tạo
nên sức mạnh tổng hợp, đồng
tâm, nhất trí của cả hệ thống
chính trị và toàn xã hội. Thủ
tướng cho rằng: “Ai sống trên
dư luận, không lắng nghe thì
không được”.
Thứ tư là đẩy mạnh khởi
nghiệp, đổi mới sáng tạo trong
toàn xã hội, thúc đẩy kinh tế
tư nhân phát triển thực sự trở
thànhmột động lực quan trọng
của nền kinh tế, cùng với kinh
tế nhà nước và kinh tế tập thể
trở thành lực lượngnòng cốt để
nâng cao năng lực phát triển.
Thủ tướng lưu ý: “Chúng ta
tuyệt nhiên không chủ quan,
thỏa mãn với những kết quả,
thành tích đã đạt được vì đất
nước vẫn còn nhiều khó khăn,
thách thức trong quá trình phát
triển. Đề nghị các địa phương,
nhất là các địa phương đã
bước đầu có sự phát triển, các
ngành, các thành viên Chính
phủ không được chủ quan.
Đừng cho rằng mình đã có
nhiều thành thích, chưa đâu”.
Khơi thông mọi
nguồn lực
Cuốibàiphátbiểu,Thủtướng
đã có sáu chỉ đạo quan trọng.
Đángchúý,ôngyêucầucácbộ,
ngành,địaphươngkhôngngừng
đổi mới tư duy, hoàn thiện và
thực thi chính sách pháp luật,
tập trung tháo gỡ khó khăn,
vướng mắc, đáp ứng kịp thời
yêu cầu thực tiễn, tạomọi điều
kiện cho người dân và doanh
nghiệp làm ăn, phát triển.
Thủ tướng cũng yêu cầu
xóa bỏ những nghị định nào
đang kìm hãm sự phát triển,
chứ không nói chung chung là
“hệ thống pháp luật”. “Không
phải nói hệ thống pháp luật
ở đây là đổ hết cho Quốc hội
đâu. Phần lớn luật pháp là do
Chính phủ đề xuất. Có gì khó
khăn cần tháo gỡ thì bàn với
Quốchội” -Thủ tướngyêucầu.
Cạnh đó, người đứng đầu
Chính phủ cũng yêu cầu khơi
thông, huy động, sử dụng
hiệu quả mọi nguồn lực, giải
phóng mọi năng lực sản xuất,
tận dụng tốt các tiềm năng,
thế mạnh…, tạo điều kiện cho
người dân và doanh nghiệp
phát triển.
Đặc biệt, Thủ tướng nhấn
mạnh việc tăng cường kỷ luật,
kỷ cương và nâng cao hiệu lực,
hiệu quả chỉ đạo điều hành,
đẩy mạnh phân cấp gắn với
đề cao trách nhiệm và kiểm
soát quyền lực, nhất là đối
với người đứng đầu và có chế
tài xử nghiêm các vi phạm.
“Một số tỉnh, một số ngành,
bộ không giữ kỷ cương, kỷ
luật, không nghiêm” - Thủ
tướng nói và cho hay có tình
trạng văn bản “ngâm” vài
tháng không chịu trình ký,
không chịu đề xuất giải pháp,
hay né tránh, đẩy qua đẩy lại.
“Như thế là vi phạm rất
nghiêm trọng, ảnh hưởng
đến uy tín của Việt Nam chứ
không phải bình thường đâu…
Ở địa phương, sở này sở kia
vẫn đổ trách nhiệm cho nhau,
cái gì có lợi cho bộ, ngành
mình thì làm, còn không có
lợi thì không chịu làm” - Thủ
tướng nói và yêu xử lý nghiêm
những vi phạm này.
Thủ tướng cũng lưu ý việc
phát huy, đẩymạnh giá trị văn
hóa con người Việt Nam, tinh
thần tự hào, tự tôn dân tộc, ý
chí tự lực tự cường, khát vọng
vươn lêncủa cộngđồng, doanh
nghiệp và người dân để đất
nước vữngmạnh, hùng cường.
“Anh ở Tây Nam bộ, miền
núi phía bắc, miền Trung hay
Tây Nguyên thì anh đều phải
có khát vọng về tỉnhmình, địa
phương mình phát triển vươn
lên. Còn sáng cắp ô đi, tối cắp
về, không có khát vọng phát
triển trong từng cơ quan, đơn
vị, từng địa phương thì khó
thành công” - Thủ tướng nói.•
Thủ tướngNguyễnXuânPhúcnhắcnhở:“Tôi
cũnglưuýcácđồngchí,theochủtrươngcủaBan
bíthưvàThủtướng,khôngtranhthủdịptếtnày
để cấp dưới biếu quà cấp trên. Tất cả đồng chí
đều phải nêu gương. Các cấp không phải chạy
raHàNội đểmangquàbiếu, để xeùnùn tới các
nhàlãnhđạokhôngphảilàcáitốtmàngượclại”.
Trướcđó,Thủ tướngNguyễnXuânPhúc yêu
cầu các cấp, các ngành, cơ quan chức năng,
các địa phương không để thiếu hàng, kể cả
thịt heo và không được đẩy giá lên.
“Gần một tháng nữa là đến tết, chúng ta
phải đảmbảo lo chomọi nhà, mọi người đều
có tết”-Thủ tướng nói, đồng thời nhấnmạnh
tới chính sách cho người nghèo, đồng bào
dân tộc vùng sâu, vùng xa.
Ông cũng yêu cầu đảmbảo an ninh trật tự,
an toàn cho người dân trong dịp tết. Những
ổ nhóm, băng cướp cần cương quyết dẹp bỏ.
“Tôi đề nghị bộ trưởng Công an có chỉ đạo
quyết liệt để người dân an toàn hơn trong
dịp tết này” - Thủ tướng yêu cầu.
Dẹp các ổ nhóm, băng cướp để dân an tâm đón tết
Thủ tướngNguyễn Xuân Phúc: “Không đánh đổi môi trường, văn hóa và vănminh xã hội lấy kinh tế”. Ảnh: VGP
Năm2020: Phải dámnghĩ, dámlàm
“Khơi thông, huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực,
giải phóngmọi năng lực sản xuất, tận dụng tốt các tiềmnăng thế
mạnh, tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, phát triển mạnh
mẽ các ngành, lĩnh vực là động lực tăng trưởng”.
Phát biểu chỉ đạo này của Thủ tướng ngày 31-12-2019 với các
địa phương là điểmmấu chốt cho câu chuyện phát triển. Bài học
từ quá khứ đã chứng minh cho tư tưởng ấy.
Hẳnmọi người vẫn nhớ công cuộc đổi mới bắt đầu từ năm1986
đãmang lại cho đất nước những thay đổi quan trọng như thế nào
về kinh tế, xã hội và văn hóa. Nên nhớ rằng trước năm 1986, đất
nước lâmvào khó khăn, thiếuăn triềnmiên. Đổimới được hai năm,
tức năm 1988, Việt Nam vẫn phải nhập hơn 450.000 tấn gạo. Vậy
mà cũng chỉ hai năm sau, năm 1990, Việt Nam đã đủ gạo ăn, có
dự trữ và xuất khẩu. Từ đó đến nay, Việt Nam luôn trong tốp các
nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới.
Nhắc lại câu chuyện này để thấy: Một khi được khơi thông thì
mọi nguồn lực luôn được bật ra để đưa đất nước vươn xa. Dĩ nhiên,
tinh thần dámnghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vàmạnhmẽ
đổi mới, sáng tạo như Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nói làmột
đòi hỏi với cả bộ máy.
Đến nay, Việt Nam đã vươn lên trở thành nước thu nhập trung
bình. Quy mô kinh tế ngày càng mở rộng, chất lượng tăng trưởng
ngày càng nâng cao. Và bài học trong từng giai đoạn đã cho thấy:
Chỉ cần những cải cách được tiến hành thực chất thì đất nước sẽ
phát triển mạnh mẽ.
Từ đầu nhiệmkỳ đến nay, Chính phủ và cá nhân Thủ tướng luôn
thúc đẩy cải cách, đơn giản hóa thủ tục, cắt giảm điều kiện kinh
doanh…để nâng cao năng lực cạnh tranh và cải thiệnmôi trường
đầu tư, kinh doanh của đất nước. Chính phủ và Thủ tướng nhiều
lần yêu cầu phải xóa chồng chéo, xung đột pháp luật.
Chỉ cần một thông tư yêu cầu về bằng cấp, chứng chỉ đã làm
cho doanh nghiệp bí bách, chi phí tăng lên và hiệu quả kinh
doanh giảm. Chỉ cần một quy định được “cài cắm” nhằm bảo
vệ quyền lợi cục bộ của bộ, ngành cũng đặt doanh nghiệp,
người dân trước những rủi ro pháp lý. Chỉ một câu, một chữ,
một dấu phẩy… trong một văn bản quy phạm pháp luật đặt
sai vị trí cũng khiến người dân, doanh nghiệp đau đầu, chạy
đôn chạy đáo…
Bởi thế mà Thủ tướng nói “tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng
mắc” là có lý do của nó. Những khó khăn, vướng mắc chắc chắn
không phải không được nhìn ra nhưng để chặt đứt nó vẫn cầnmột
quyết tâmrất cao của toànhệ thống. Vì sự trì trệ, cục bộ dường như
vẫn cứ ẩn nấp đâu đó, kéo lùi những cải cách, đổi mới vì dân, vì
nước. Trong khi đó, trước yêu cầu phát triển thì cải cách phải được
tiến hành triệt để.
Người dân và doanh nghiệp bước vào nămmới 2020 với nhiều
kỳ vọng đổi mới từ thông điệp khơi thôngmọi nguồn lực, tập trung
tháo gỡ khó khăn của Thủ tướng. Mong rằng sự quyết liệt đó của
Thủ tướng sẽ được truyền đi một cách mạnh mẽ, thông suốt từ hệ
thống chính trị tới doanh nghiệp và mọi người dân!
CHÂN LUẬN
Góc nhìn
1 3,4,5,6,7,8,9,10,11,12,...16
Powered by FlippingBook